Đô đốc Mỹ nói Trung Quốc không ngừng gia tăng hành vi ‘bắt nạt’ láng giềng

Theo dõi VGT trên

Đô đốc John C Aquilino, chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương Mỹ nói không có sự suy giảm nào trong các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông

Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển công nghệ quốc phòng cao cấp và xây dựng các căn cứ quân sự trong khu vực (Biển Đông), với ý định “bắt nạt” và đe dọa các quốc gia láng giềng, Đô đốc John C Aquilino, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, nói trong chuyến thăm Ấn Độ.

Đô đốc Mỹ nói Trung Quốc không ngừng gia tăng hành vi bắt nạt láng giềng - Hình 1

Đô đốc John C Aquilino. (Ảnh: NDTV)

“Tôi nhận thấy hành vi bắt nạt các quốc gia trong khu vực vẫn tiếp tục. Tôi đã thấy các hòn đảo hoặc đảo đá biến thành đảo nhân tạo và sự quân sự hóa bất chấp lời nói về mục đích phòng thủ… Họ thách thức và đe dọa tất cả các quốc gia trong khu vực, đồng minh, đối tác và bạn bè của chúng tôi.”

Động thái quân sự hóa trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông làm dấy lên những lời chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ – nước luôn ủng hộ và thực thi các hoạt động tự do hàng hải trong khu vực.

“Sự gia tăng sức mạnh quân đội của họ đe dọa các quốc gia và đối tác trong khu vực … đe dọa một Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do và đó là lý do tại sao tôi nói (các hoạt động của) họ không giảm”, chỉ huy Mỹ nói thêm. Ông cho biết Ấn Độ và Mỹ sẽ tiếp tục làm việc vì một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Trả lời câu hỏi yêu cầu đ.ánh giá về các khu vực triển khai và ý định tương lai của hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, Đô đốc xác định vùng Ấn Độ Dương là khu vực Trung Quốc quan tâm và có thể triển khai tàu sân bay trong tương lai.

Video đang HOT

“Chúng tôi đã thấy sự xây dựng của Hải quân Trung Quốc. Rõ ràng là ý định của họ là hoạt động trong một khu vực rộng lớn hơn nhiều và bao gồm cả Ấn Độ Dương.”

(Nguồn: Economic Times)

PHƯƠNG ANH

Theo VTC

Sức mạnh đồng thuận của "bó đũa" ASEAN và EU để đối phó với tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Những diễn biến phức tạp trên thực địa ở Biển Đông, đặc biệt là các việc tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tiếp tục gây quan ngại và phản ứng mạnh của dư luận quốc tế.

Sức mạnh đồng thuận của bó đũa ASEAN và EU để đối phó với tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc - Hình 1

Tàu đổ bộ HMS Albion của Anh di chuyển gần những đảo đá mà Trung Quốc bồi đắp và chiếm đóng trái phép trên Biển Đông nhằm thực hiện hoạt động tự do hàng hải

ASEAN quan ngại về tình hình phức tạp ở Biển Đông

Mới đây, tại Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về Thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) lần thứ 18 diễn ra tại thành phố Đà Lạt, các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng hiện nay nếu tiếp tục để kéo dài sẽ rất nguy hiểm, gia tăng nguy cơ va chạm và tính toán sai lầm, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

Sau phát biểu của Đoàn Việt Nam nhấn mạnh hành vi vi phạm của Trung Quốc với chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, an ninh ở khu vực và không tạo bối cảnh thuận lợi cho tiến trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC), các nước ASEAN đã nhấn mạnh nguyên tắc tự kiềm chế, không quân sự hóa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, gia tăng căng thẳng, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác trên Biển Đông luôn là mối quan tâm lớn của các quốc gia thành viên ASEAN. Những hành vi hung hăng và gây hấn của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa đòi hỏi chủ quyền phi lý đối với 80% diện tích Biển Đông theo yêu sách "đường chữ U" (hay còn gọi là "đường lưỡi bò" 9 đoạn) không chỉ đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh trên vùng biển có vị trí địa - chính trị trọng yếu toàn cầu này, mà còn trực tiếp đe dọa chủ quyền của nhiều quốc gia thành viên ASEAN, buộc ASEAN phải tỏ thái độ.

Năm 1992, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên hầu hết diện tích của Biển Đông bằng việc thông qua Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp của CHND Trung Hoa, xâm lấn chủ quyền của 4/6 thành viên ASEAN vào thời điểm đó là Brunei, Philippines, Malaysia và Indonesia. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc lại cấp phép cho công ty Crestone Energy Corporation (Mỹ) tiến hành thăm dò hydrocarbon ngay trong thềm lục địa của Việt Nam. ASEAN đã nhanh chóng đáp lại bằng Tuyên bố Biển Đông năm 1992, thúc giục "tất cả các bên liên quan" cùng giải quyết "các vấn đề chủ quyền và tài phán" trong tranh chấp này thông qua "các biện pháp hòa bình" và "không sử dụng vũ lực".

Sau sự kiện Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn do Philipines quản lý vào năm 1994 (bị phát hiện vào năm 1995), chính sách ngoại giao chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông trở nên rõ ràng hơn. Tháng 3-1995, ngoại trưởng các nước ASEAN cùng lên án Trung Quốc qua một tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến trên Biển Đông. Với nỗ lực của ASEAN, tháng 11-2002, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ra đời. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Nhằm kìm hãm thái độ cứng rắn của Bắc Kinh, ASEAN tiếp tục tìm kiếm một văn bản pháp lý có tính ràng buộc cao hơn DOC. Với sự kiên trì của ASEAN, khuôn khổ Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC), bước tiếp theo của (DOC) với những ràng buộc pháp lý cao hơn, đã được thống nhất giữa ASEAN và Trung Quốc vào năm 2017.

Có thể nói, bất chấp việc Trung Quốc luôn dùng sức mạnh quân sự và kinh tế để gây sức ép với ASEAN, thậm chí khiến Hiệp hội từng có lần không ra được Tuyên bố chung sau hội nghị ngoại trưởng, ASEAN đã đoàn kết, nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận để có tiếng nói chung trong vấn đề phức tạp và khó khăn liên quan đến Biển Đông. Sức mạnh đồng thuận và đoàn kết đó đã tạo nên "bó đũa" ASEAN để đối phó với những tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Với Việt Nam, thông qua vai trò thành viên ASEAN, Việt Nam có một diễn đàn ngoại giao khu vực và sân khấu chính trị đa phương để truyền tải và thúc đẩy các mối quan tâm an ninh khu vực. Theo ông Chito Sta Romana, Chủ tịch Hội nghiên cứu về Trung Quốc của Philippines, hướng đi tự thân giải quyết vấn đề sẽ tốn nhiều thời gian và t.iền bạc hơn sử dụng các cơ chế của ASEAN. Việt Nam đã sử dụng tương đối hiệu quả các cơ chế để nhận được sự ủng hộ quốc tế trong vấn đề Biển Đông cũng như truyền đi các quan ngại của mình.

EU thay đổi trong thái độ do cách hành xử áp đặt của Bắc Kinh

Đối với nhiều nước châu Âu, vấn đề Biển Đông trước đây ít được quan tâm. Thế nhưng vài năm gần đây, châu Âu đã có sự thay đổi đáng kể trong thái độ đối với Trung Quốc, mà nguyên nhân là cách hành xử ngày càng mang tính áp đặt của Bắc Kinh.

Mới đây, trong cuộc hội kiến với Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, nhân chuyến thăm của Bộ trưởng đến Liên minh châu Âu (EU), Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Federica Mogherini khẳng định EU và các quốc gia thành viên quan ngại về tình hình phức tạp ở Biển Đông gần đây. EU kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; ủng hộ việc đàm phán COC một cách minh bạch, đáp ứng lợi ích của các nước trong khu vực và các nước đối tác.

EU có lý do để quan tâm đến các diễn biến ở Biển Đông bởi các nước Đông Bắc Á là thị trường xuất khẩu và là nguồn FDI quan trọng nhất của EU. Trung Quốc và Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn nhất của khối. EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN, trong khi ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU.

Bảo vệ các hành lang vận chuyển tàu biển an toàn và ổn định trên Biển Đông đã trở thành vấn đề có tính sống còn với EU, một trong những khối thương mại lớn nhất thế giới. Ngoài lợi ích kinh tế, EU còn có những cam kết pháp lý và chính trị đối với sự ổn định khu vực, bắt nguồn từ việc EU tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) năm 2012 và trở thành thành viên của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

Và điều quan trọng nhất khiến châu Âu trong vai trò là một siêu cường quy chuẩn phải cảnh giác là chủ nghĩa đơn phương của Trung Quốc - mối đe dọa với trật tự toàn cầu dựa trên những nguyên tắc đã định hình. Cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông đang đe dọa môi trường hàng hải toàn cầu tự do. Trước những căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, EU cùng các nước có cùng quan điểm đã hình thành một mặt trận thống nhất bảo vệ tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Hai nước thành viên của EU là Pháp và Anh đã gia tăng hoạt động trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải (FON). Với các vùng lãnh thổ trải khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 9 triệu km2, Pháp tự coi mình là một bên tham gia an ninh hàng hải khu vực hợp pháp.

Tháng 5-2018, tàu chiến Pháp Dixmude và một tàu khu trục đã tiến vào khu vực các cụm đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong động thái bày tỏ sự phản đối với tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Anh cũng đã đưa tàu đổ bộ HMS Albion của Hải quân Hoàng gia di chuyển gần những đảo đá mà Trung Quốc bồi đắp và chiếm đóng trái phép trên Biển Đông nhằm thực hiện hoạt động tự do hàng hải. Hành động của London đã khiến Bắc Kinh tức giận.

Về chính trị, EU đang nỗ lực để được thừa nhận như một bên tham gia về chính trị và an ninh ở châu Á. Theo hướng đó, EU mong muốn tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) - diễn đàn gồm 16 quốc gia Đông Á và khu vực lân cận, đồng thời hướng tới vai trò là quan sát viên tại Nhóm chuyên gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ).

Trước việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, EU đã có những tuyên bố bày tỏ quan ngại. 3 thành viên chủ chốt của EU là Pháp, Anh và Đức quyết định ra tuyên bố riêng về vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ đầy đủ UNCLOS. Đây chính là cách gián tiếp bác bỏ những lập luận sai trái về quyền lịch sử hay yêu sách về vùng biển trái với quy định của UNCLOS mà Trung Quốc đưa ra trong thời gian qua.

Theo anninhthudo

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Đức ước tính thiệt hại kinh tế của Nga mỗi ngày do xung đột với Ukraine
18:09:00 17/09/2024
Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Châu Âu dồn lực đối phó với đợt mưa lũ "trăm năm có một"
06:20:29 18/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
20:19:18 18/09/2024
Bầu cử Mỹ: Bà Harris chưa đẩy lùi được lợi thế về điều hành kinh tế của ông Trump
08:01:37 18/09/2024
Ông Trump lần đầu kể lại vụ á.m s.át hụt trên sân golf
16:52:06 17/09/2024

Tin đang nóng

Thu giữ 97 miếng vàng, bộ sưu tập 13 đồng hồ, 134 sổ tiết kiệm của cựu bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
12:43:16 19/09/2024
Sao Hoa ngữ 19/9: Huỳnh Hiểu Minh tái hôn, Đường Yên đọ sắc Song Hye Kyo
10:33:04 19/09/2024
Mỹ nam đẹp đến mức khiến vợ thành kẻ thù số 1 của cả đất nước
12:58:30 19/09/2024
Nhan sắc giả dối của Triệu Lộ Tư
13:02:48 19/09/2024
Lần đầu tiên Bi Rain khoe ảnh với Kim Tae Hee lên trang cá nhân sau 7 năm kết hôn
12:28:48 19/09/2024
Đạt G và Cindy Lư kết hôn?
11:53:20 19/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
HOT: 1 nữ diễn viên Vbiz và đại gia sắp đón con đầu lòng
14:05:05 19/09/2024

Tin mới nhất

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi thông qua Hiệp ước Tương lai để giải quyết thách thức toàn cầu

15:32:45 19/09/2024
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 18/9, ông Guterres nhấn mạnh các cuộc thảo luận về Hiệp ước Tương lai đã đến giai đoạn quyết định và việc không đạt được đồng thuận giữa 193 quốc gia thành viên sẽ là một bi kịch .

Fed xoay trục chính sách và tác động tới kinh tế toàn cầu

15:32:07 19/09/2024
Quyết định hạ lãi suất của Fed có thể ảnh hưởng đến các sản phẩm tín dụng cũng như giá trị của t.iền mặt, trái phiếu và cổ phiếu. Bên cạnh đó, việc Fed kết thúc chu kỳ thắt chặt kinh tế được dự báo sẽ có tác động lan tỏa trên toàn cầu.

Tổng thống Nga thông qua việc ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện với Iran

15:31:24 19/09/2024
Trong cuộc gặp với Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergey Shoigu tại thủ đô Tehran (Iran) vào ngày 17/9 vừa qua, Tổng thống Pezeshkian nhận định việc tăng cường hợp tác giữa Iran và Nga sẽ giúp giảm bớt áp lực các lệnh trừng phạt đối với ha...

Cộng đồng người Việt tại Cuba hướng về Tổ quốc

14:26:25 19/09/2024
Người Việt Nam ở mọi miền Tổ quốc cũng như kiều bào ở nước ngoài những ngày này đều đau đáu hướng về quê hương.

Vụ nổ máy bộ đàm ở Liban: Số lượng ít nhưng có tính sát thương lớn hơn

14:24:14 19/09/2024
Một quan chức Mỹ nói với tờ Axios rằng Mossad đã lên kế hoạch cho nổ tung các máy nhắn tin trong trường hợp xảy ra chiến tranh tổng lực với Hezbollah, nhưng quyết định cho nổ chúng sớm đề phòng Hezbollah phát hiện ra chất nổ.

Quốc hội Pháp chấp nhận khởi động thủ tục luận tội Tổng thống

10:59:49 19/09/2024
Theo truyền thông Pháp, nếu nghị quyết này được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử nền Cộng hòa thứ năm, Quốc hội thảo luận về việc bãi nhiệm nguyên thủ quốc gia.

Tuyên bố tấn công đáp trả Israel, Hezbollah sở hữu những loại vũ khí gì?

10:55:38 19/09/2024
Ngoài ra, Hezbollah được cho là đã sở hữu các loại rocket do Iran cung cấp như Raad (Thần sấm), Fajr (Bình minh) và Zilzal (Động đất) với sức công phá và tầm b.ắn mạnh hơn rocket Katyusha.

Ấn Độ sẽ tổ chức đồng thời cuộc bầu cử Hội đồng bang và Quốc hội

10:41:48 19/09/2024
Hội đồng này cũng cho biết mức tăng trưởng GDP thực tế cao hơn khi các cuộc bỏ phiếu được tổ chức đồng thời. Khuyến nghị sẽ cần được Quốc hội Ấn Độ thông qua.

Jordan: Chính phủ của Thủ tướng Jafar Hassan tuyên thệ nhậm chức

10:37:00 19/09/2024
Theo các quan chức và chính trị gia Jordan, chính phủ mới do Thủ tướng Jafar Hassan đứng đầu có nhiệm vụ đẩy nhanh tiến trình cải cách do Quỹ T.iền tệ Quốc tế (IMF) hậu thuẫn và thông qua các kế hoạch hiện đại hóa chính trị và kinh tế.

Máy nhắn tin là gì và bị kích nổ hàng loạt ở Lebanon như thế nào?

10:32:03 19/09/2024
Vụ nổ máy nhắn tin xảy ra vào thời điểm gia tăng lo ngại về căng thẳng giữa Israel và Hezbollah, hai bên đã tham gia vào cuộc chiến tranh xuyên biên giới kể từ khi xung đột ở Gaza nổ ra vào tháng 10 năm ngoái.

Phần Lan kêu gọi mở rộng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

10:29:49 19/09/2024
Tổng thống Stubb cho biết ông muốn góp thêm tiếng nói vào việc kêu gọi cải cách Hội đồng Bảo an trong phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York vào tuần tới.

Ukraine sửa đổi ngân sách để tăng chi tiêu quốc phòng

10:27:09 19/09/2024
Các quan chức cho biết, những thay đổi về thuế dự kiến sẽ mang lại khoảng 58 tỷ hryvnia cho ngân sách trong năm nay và khoảng 137 tỷ vào năm tới.

Có thể bạn quan tâm

Làm rõ vi phạm của nguyên Chủ tịch UBND xã và cán bộ địa chính

Pháp luật

16:06:43 19/09/2024
Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm của các đối tượng có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Thiên Bình gặp được người tâm đầu ý hợp, Nhân Mã tràn đầy năng lượng ngày 19/9

Trắc nghiệm

15:34:53 19/09/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 19/9 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.

Sao Việt 19/9: Kỳ Duyên về quê Nam Định hỗ trợ bà con vùng lũ

Sao việt

15:07:57 19/09/2024
Sau khi đăng quang Miss Universe Vietnam 2024, Hoa hậu Kỳ Duyên sẽ về quê hương Nam Định hỗ trợ bà con vùng bão lũ.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 37: Thái phát hiện có người theo dõi mình

Phim việt

15:04:38 19/09/2024
Vào lúc đang nói chuyện với Quang và Pu trước quán cà phê, linh cảm cho Thái biết có người theo dõi mình. Như các cụ nói, chạy trời không khỏi nắng. Làm sao sống cùng một thành phố không có lúc va phải nhau?

Hiện tượng lạ của chú chó bị lạc trong lũ lụt khi gặp được chủ khiến hàng triệu người tò mò

Netizen

14:53:17 19/09/2024
Mới đây, trên mạng xã hội TikTok chia sẻ nhiều clip ghi lại khoảnh khắc xúc động của một chú chó được chủ đến đón về sau nhiều ngày bị thất lạc do bão.

Long Vũ: Chải là cơ hội quá lớn với tôi

Hậu trường phim

14:49:28 19/09/2024
Chải của Đi giữa trời rực rỡ do diễn viên Long Vũ thủ vai, đã nhận được sự yêu mến về diễn xuất của đông đảo khán giả.

Bóc trần sự tàn khốc phía sau vẻ hào nhoáng của tập đoàn giải trí số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

14:33:57 19/09/2024
Sở hữu những nhóm nhạc hàng đầu thị trường, nhưng HYBE lại đang phí hoài mọi thứ, huỷ hoại Kpop vì những sách lược sai lầm.

Lá tía tô có tác dụng gì với da mặt?

Làm đẹp

14:15:26 19/09/2024
Lá tía tô cũng có thể chữa lành làn da của bạn từ trong ra ngoài. Tía tô có tác dụng làm khô da vì vậy bạn có thể đưa tía tô vào quy trình chăm sóc da của mình nếu bạn thuộc loại da dầu.

Cứu kịp thời bé 19 tháng t.uổi uống nhầm dầu thắp hương

Sức khỏe

14:10:51 19/09/2024
Gia đình nhanh chóng đưa bé vào Bệnh viện Đa khoa huyện Diễn Châu thăm khám và được chuyển tuyến lên Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để điều trị.