Đỗ đại học nửa năm mới được đến trường
Khi các trường đại học cho tập trung trở lại, lứa sinh viên năm nhất mới có cơ hội gặp bạn bè, thầy cô.
Một số vừa háo hức, vừa lo lắng sau thời gian dài đã quen học online. Cuối tháng 7/2021, Phạm Huyền My (18 tuổi, Yên Bái) nhận được thông báo trúng tuyển Đại học Kinh tế Quốc dân theo phương thức xét tuyển kết hợp của học sinh trường chuyên.
Đỗ vào ngành Marketing, cũng là nguyện vọng 1, My vui và hào hứng tới lúc nhập học để được đến trường. Tuy nhiên, do dịch bệnh, cả kỳ đầu tiên, nữ sinh học online tại nhà.
Việc học trực tuyến kéo dài và ở nhà quá lâu khiến My nhiều khi thấy nản, bí bách. Gần đây, khi Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo cho sinh viên tập trung trở lại từ ngày 14/2, cô mới xốc lại tinh thần.
“Khi trên các hội nhóm bắt đầu kháo nhau là có lịch học offline, mình vui không kém lúc biết tin đỗ đại học. Mình nhắn ngay cho các bạn cùng lớp. Đến khi có công văn chính thức, mọi người ai cũng hào hứng được đi học còn ‘trả kèo’ đi chơi, ăn uống”, My nói với Zing.
Vừa háo hức, vừa lo lắng là tâm trạng chung của nhiều sinh viên năm nhất khi được đến trường nghe giảng trực tiếp sau thời gian dài đã quen với việc học trực tuyến.
Nhiều đại học, học viện ở Hà Nội đã có kế hoạch tổ chức dạy học tập trung sau Tết Âm lịch. Ảnh minh họa: Việt Linh.
Chưa có cảm giác là sinh viên
Ở kỳ một năm nhất, My chủ yếu học các môn đại cương như Triết học, Toán cho các nhà kinh tế. Khi mới bắt đầu, cô hoang mang vì chương trình đại học khác nhiều so với cấp 3, mỗi tiết kéo dài 75 phút và thầy cô giảng rất nhanh.
Đến giữa kỳ, My bắt đầu quen với tốc độ dạy của giảng viên, đồng thời tham khảo cách học và ghi chép từ sinh viên khóa trên nên việc học dần ổn định hơn. Bên cạnh đó, cô cũng đăng ký tham gia vào các câu lạc bộ và sự kiện ở trường, nhưng chủ yếu hoạt động online nên chưa được trải nghiệm nhiều.
Huyền My hào hứng khi nhà trường thông báo lịch cho sinh viên tập trung trở lại.
“Mình xem phim và thấy trên mạng các anh chị khóa trước được đi học trên trường, ăn uống, tham gia hoạt động ngoại khóa, làm thêm. Những việc này mình nghĩ khi lên đại học sẽ được trải nghiệm hết. Nhưng sau một kỳ học online ở nhà, mình vẫn chưa có cảm giác trở thành sinh viên”, nữ sinh nói.
Do đã thi học kỳ trước đó một tháng, My sẽ đi học quân sự hơn 10 ngày ở Việt Trì (Phú Thọ) rồi mới bắt đầu học tại trường.
“Mình hào hứng lắm vì mọi người vẫn nói vui rằng đời sinh viên nhất định phải đi học quân sự. Mấy hôm nay, mình chuẩn bị quần áo, đồ dùng cá nhân để mang theo. Mình may mắn có họ hàng ở Hà Nội nên không mất nhiều thời gian tìm và thuê nhà trọ. Ngày 11/2, mình cùng gia đình xuống đây để sắm sửa nốt những thứ còn thiếu”, cô cho hay.
Nhận giấy báo trúng tuyển khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội từ giữa tháng 9/2021, Nguyễn Minh Hiếu (Yên Bái) cũng trải qua nửa năm học online.
Ban đầu, Hiếu gặp khó khăn với các thủ tục do hướng dẫn còn khó hiểu và thao tác đôi khi bị lỗi. Cậu phải tự loay hoay khá lâu để có thể hoàn thành.
Về quá trình học trực tuyến, Hiếu cảm thấy không thực sự hiệu quả. Theo cậu, chất lượng giảng dạy của thầy cô vẫn vậy, nhưng qua màn hình máy tính, điện thoại khiến bản thân khó tập trung hơn nhiều.
“Việc học online cũng ảnh hưởng đến bài tập nhóm của mình khá nhiều vì đôi khi, các bạn không thể liên lạc được với nhau để họp và làm bài. Các thầy cô tạo điều kiện cho sinh viên nhưng mình mong sớm được đi học tại trường để có nhiều trải nghiệm hơn”, nam sinh nói.
Video đang HOT
Minh Hiếu gặp một số khó khăn trong quá trình học online ở nhà.
Khi nhà trường thông báo cho sinh viên năm nhất đi học trực tiếp từ ngày 28/2, Hiếu có cảm xúc lẫn lộn.
Cậu lý giải: “Sau một học kỳ, mình đã quen với việc ở nhà và học online. Mọi thứ cũng đi vào nếp nên mình khá ngại khi phải thay đổi. Tuy nhiên, mình cũng hào hứng vì sắp được xuống Hà Nội. Mất khoảng một tuần, mình mới cảm thấy thật sự vui vẻ với thông báo của nhà trường. Hiện tại, mình đã sẵn sàng đi học trực tiếp. May mắn là gia đình chuẩn bị sẵn sàng về nhà ở từ trước nên sắp tới, mình chỉ cần xuống trước ít ngày để quen đường sá”.
Vốn có tính cách hòa đồng nên dù chưa xuống trường, Hiếu đã thân thiết với một nhóm bạn đại học. Ngoài ra, cậu đảm nhận vị trí phó bí thư và phó chi hội sinh viên nên tham gia mọi hoạt động của trường.
“Mình nghĩ không chỉ riêng mình mà các bạn sinh viên năm nhất khác ai cũng có kế hoạch hẹn hò, đi chơi ngay khi được đến trường. Cuộc sống sinh viên lúc đó mới như thật sự bắt đầu”, Hiếu chia sẻ.
Hy vọng là lần cuối học online
Kể từ khi nhận thông báo trúng tuyển vào khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, vào tháng 9 năm ngoái, Vũ Thị Kim Đan (Hòa Bình) chưa có cơ hội đến trường.
Việc gặp mặt thầy cô, bạn bè trong lớp cũng chỉ diễn ra qua màn hình máy tính và tin nhắn trao đổi.
“Ban đầu, mình xác định sẽ phải học trực tuyến nhưng chỉ trong vòng khoảng 1-2 tháng, không nghĩ rằng kéo dài đến hết kỳ đầu của năm nhất”, Đan cho biết.
Kim Đan không nghĩ việc học online lại kéo dài tới hết kỳ 1 năm nhất.
Năm học mới bắt đầu muộn, chương trình học được đẩy nhanh, Kim Đan khá bận rộn trong kỳ học vừa qua.
Dù bản thân không gặp quá nhiều trở ngại khi học online, nữ sinh viên hy vọng đây là lần cuối việc đến trường bị gián đoạn vì dịch bệnh.
Sau gần nửa năm học tại nhà, cảm giác tò mò, háo hức về trường đại học của cô phần nào vơi bớt.
“Nhận được thông báo đỗ, ai cũng hào hứng muốn đến xem trường mới, bạn mới. Khoa mình theo học lại có nhiều hoạt động như chào tân sinh viên, đêm diễn Halloween nhưng cuối cùng phải hoãn hết làm mình không khỏi hụt hẫng”, Đan bày tỏ.
Theo thông báo của nhà trường, Đan sẽ trở lại lớp vào 7/3.
Đầu tuần sau, Đan dự định xuống Hà Nội vài ngày tìm chỗ trọ rồi quay trở lại Hòa Bình học online tiếp. Đến đầu tháng 3, cô sẽ chuyển hẳn xuống Hà Nội.
Là bí thư của lớp, Đan có phần lo lắng vì sắp tới cần trò chuyện, trao đổi trực tiếp với các bạn trong lớp thường xuyên hơn.
“Trên mạng, có thể mình sẽ giao tiếp cởi mở, thoải mái hơn. Nhưng mình nghĩ mình vẫn sẽ có cách để xoay xở tốt chuyện này”, cô nói.
Nguyễn Sĩ Phi Anh (Hà Nội, Đại học Greenwich) mới chỉ gặp bạn bè trong lớp 2-3 lần kể từ khi trở thành tân sinh viên. Những lần gặp đều do thành viên trong lớp tự tổ chức. Các bạn đa số đến từ các tỉnh khác, chưa lên Hà Nội ở hẳn.
Từng trải qua phần lớn thời gian năm lớp 12 học online, việc tiếp tục học trực tuyến tại nhà trong những tháng vừa qua khiến Phi Anh không tránh khỏi cảm giác chán nản vì việc học không đạt hiệu quả tốt nhất.
“Ngoài khó tập trung, dễ đau lưng, mỏi mắt, mình chỉ nhớ được rất ít mặt các bạn trong lớp. Những người mình quen chủ yếu vì cùng làm bài tập nhóm, cần trao đổi bài vở với nhau”, nam sinh viên nói.
Đến lớp lần đầu vào ngày 14/2, Phi Anh dự tính thời gian tới sẽ tìm hiểu, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa ở trường hơn.
“Bản thân có thấy lứa mình bị thiệt thòi hơn so với các anh chị khóa trước. Khi chưa có dịch bệnh, tân sinh viên được tổ chức đi dã ngoại đầu khóa để làm quen với nhau. Mình hy vọng trường sẽ tổ chức bù”.
Khoa Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền: 60 năm phát triển, tự hào
Sau 60 năm xây dựng và phát triển, Khoa Tuyên truyền là đơn vị nghiên cứu hàng đầu về công tác tư tưởng, đào tạo cán bộ tuyên giáo của cả nước.
Lãnh đạo, cán bộ giảng viên Khoa Tuyên truyền (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) tại buổi lễ kỉ niệm 55 năm ngày thành lập.
"Cánh chim đầu đàn"
Được thành lập ngày 16/1/1962 cùng với ngày thành lập Trường Tuyên huấn Trung ương (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền), Khoa Tuyên truyền dần khẳng định được vị thế là cơ sở nghiên cứu về khoa học công tác tư tưởng và đào tạo cán bộ tuyên giáo duy nhất trong cả nước.
Từ những ngày đầu khi mới thành lập, theo sự phân công của các cấp lãnh đạo, Khoa nhận nhiệm vụ và bắt đầu thực hiện bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo và tham gia giảng dạy các lớp đại học chính trị đầu tiên của Học viện.
Sau hơn 30 năm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, năm 1994, đơn vị này bắt đầu đào tạo cử nhân chuyên ngành Công tác tư tưởng (sau này đổi tên thành Quản lý hoạt động tư tưởng-văn hóa) thuộc ngành Chính trị học và là cơ sở đầu tiên và duy nhất trong cả nước đào tạo cán bộ tuyên giáo ở trình độ đại học.
Đến năm 2002, Khoa Tuyên truyền tiếp tục tuyển sinh khóa đào tạo thạc sỹ đầu tiên chuyên ngành Công tác tư tưởng (sau này đổi tên là Quản lý hoạt động tư tưởng-văn hóa). Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước trưởng thành quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tuyên giáo cả nước.
Vào năm 2009, được sự cho phép của Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa bắt đầu đào tạo tiến sỹ ngành chính trị học, chuyên ngành Công tác tư tưởng và trở thành cơ sở duy nhất trong cả nước đào tạo cán bộ tư tưởng ở cả ba trình độ: cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ.
Không ngừng phát triển và đi lên, năm 2014, Khoa Tuyên truyền hợp nhất với Khoa Văn hóa phát triển để rồi đến năm 2018 bắt đầu đào tạo khóa đầu tiên cử nhân chuyên ngành Truyền thông chính sách và thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Văn hóa, giáo dục và Khoa học. Từ đây, Khoa chính thức đào tạo 3 chuyên ngành và 3 bậc học.
Trọng trách vẻ vang
Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, Khoa Tuyên truyền là đơn vị chuyên môn có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện, phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học; quản lý người học ở các hệ và các bậc đào tạo theo phân cấp quản lý.
Các cán bộ, Đảng viên của Chi bộ Khoa Tuyên truyền tại Đại hội Chi bộ.
Cùng với đó, Khoa cũng có nhiệm vụ lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Học viện; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và hợp tác quốc tế.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho người học; phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý, đánh giá, xếp loại sinh viên; thực hiện chế độ, chính sách cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh.
Đồng thời, quản lý công chức, viên chức, người lao động của đơn vị; thực hiện các chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động của Khoa theo thẩm quyền được phân cấp; quản lý và sử dụng tài sản được giao cũng như các nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật và của Học viện.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Khoa Tuyên truyền cũng không ngừng đào tạo, nâng cao năng lực, chuyên môn cũng như bổ sung đội ngũ cán bộ, nhân viên, giảng viên.
Với 2 Tiến sĩ nhiều kinh nghiệm chuyên môn nằm trong Ban Chủ nhiệm là TS. Lương Ngọc Vĩnh - Trưởng khoa, Bí thư chi bộ và TS. Đinh Thị Thanh Tâm - Phó Trưởng khoa, Phó Bí thư chi bộ, Khoa Tuyên truyền có cơ cấu gồm 3 bộ môn tương ứng với 3 chuyên ngành hiện đang đào tạo: Bộ môn Quản lý hoạt động tư tưởng-văn hóa; Bộ môn Văn hóa phát triển và Bộ môn Truyền thông chính sách.
Mặt khác, Khoa cũng có đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ, năng động và được đào tạo bài bản cả về chuyên môn và phương pháp giảng dạy, được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực chủ yếu: Công tác tư tưởng, Văn hóa học, truyền thông chính sách.
Theo thống kê, Khoa Tuyên truyền có đến 11 Phó giáo sư, Tiến sĩ; 6 Nghiên cứu sinh. Đặc biệt, 100% giảng viên có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và được tập huấn về phương pháp dạy học tích cực.
Với tầm nhìn chiến lược và đảm bảo công tác giảng dạy toàn diện, Khoa đã xây dựng được đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng gồm 21 nhà giáo, nhà khoa học có uy tín, cán bộ lãnh đạo, quản lý cao cấp thuộc các cơ quan Trung ương và nhiều cơ sở đào tạo khác như: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị-Bộ Quốc phòng...
Tính đến năm 2022, Khoa Tuyên truyền có đến 7 chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và sau đại học như: Chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng; chuyên ngành hoạt động tư tưởng- văn hóa; chuyên ngành Văn hóa phát triển; chuyên ngành Truyền thông chính sách; chuyên ngành Quản lý văn hóa, giáo dục và khoa học và chuyên ngành công tác tư tưởng
Mặt khác, Khoa cũng tham gia bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác tuyên giáo, báo cáo viên cho các địa phương, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trong cả nước và nước bạn Lào. Cùng với đó là tham gia đào tạo các ngành giáo dục lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Vinh dự, tự hào
Gần 60 năm qua, Khoa Tuyên truyền đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ tư tưởng của Đảng. Khoa đã đào tạo gần 10.000 cử nhân chuyên ngành Công tác tư tưởng, Quản lý văn hóa-tư tưởng và nay là Quản lý hoạt động tư tưởng-văn hóa cho cả nước và nước bạn Lào, 393 thạc sĩ và 31 NCS đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ. Khoa còn tham gia đào tạo hàng nghìn nhà báo, biên tập viên xuất bản và giảng viên lý luận chính trị. Tổ chức bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ cho hàng vạn cán bộ tuyên giáo trên cả nước.
Năm 2006, Khoa Tuyên truyền đã vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba
Năm 2012, Khoa tiếp tục nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong 3 năm 2005, 2010 và 2017, Thủ tướng chính phủ đã trao tặng Bằng khen cho Khoa vì những đóng góp và cống hiến nổi bật.
Không chỉ vậy, Khoa Tuyên truyền cũng nhiều lần được Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tặng Bằng khen và Cờ thi đua; Học viện Báo chí và Tuyên truyền tặng nhiều giấy khen, danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.
Trong 5 năm gần đây, tập thể cán bộ, giảng viên của Khoa luôn khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học. Khoa đã trực tiếp đào tạo được gần 600 sinh viên hệ chính quy và hơn 400 học viên hệ đào tạo không tập trung; bồi dưỡng gần một nghìn cán bộ tuyên giáo cho các cấp ủy đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang; tham gia hàng trăm lớp bồi dưỡng báo cáo viên, Ban chỉ đạo 35 cho các địa phương trong các nước. Sản phẩm đào tạo của Khoa đã được xã hội thừa nhận, về cơ bản có đầy đủ phẩm chất vă năng lực tiến hành công tác tư tưởng, văn hóa.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp đang công tác ở các cơ quan tuyên giáo, báo chí địa phương trong cả nước. Nhiều sinh viên, học viên còn phát huy năng lực sở trường ở các ngành, lĩnh vực khác nhau trong hệ thống chính trị và trong xã hội. Về thành tích trong nghiên cứu khoa học Cùng với đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học được Khoa Tuyên truyền xem là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm để đóng góp trí tuệ và công sức trong thực hiện mục tiêu và sứ mạng xây dựng Học viện Báo chí và Tuyên truyền trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu chất lượng cao. Hoạt động nghiên cứu khoa học gắn kết với quá trình đào tạo của Học viện và Khoa.
Khoa tập trung nghiên cứu hoàn thiện giáo trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đào tạo trong thời kỳ mới. Cán bộ, giảng viên trong khoa đã tham gia nghiên cứu 03 đề tài cấp Nhà nước, 07 cấp Bộ và hàng trăm đề tài cấp cơ sở.
Hiện nay, Khoa đang tập trung nghiên cứu các đề tài khoa học để hiện thực hóa mục tiêu 100% các môn học chuyên ngành bậc đại học có giáo trình. Cán bộ, giảng viên trong Khoa đã viết hàng trăm bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và nhiều tham luận ở các hội thảo khoa học do các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Học viện tổ chức.
Chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học của Khoa luôn được Hội đồng Khoa học - Đào tạo khoa giám sát, đánh giá theo quy định về quản lý khoa học của Học viện. Nhìn chung, những công trình khoa học này đều được xuất bản bởi các nhà xuất bản uy tín, đăng trên những tạp chí khoa học chuyên ngành có chỉ số ISSN, nhiều báo cáo tại các hội thảo quốc tế có hội đồng phản biện chặt chẽ.
Đại đa số các công trình khoa học của Khoa Tuyên truyền đã được xã hội hóa, làm tài liệu học tập, tham khảo cho người học và những ai quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực công tác tư tưởng, tuyên truyền.
Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Đinh Thị Thanh Tâm - Phó Trưởng khoa, Phó Bí thư chi bộ Khoa Tuyên truyền cho biết, bản thân cũng vinh dự là một trong những người được học tập, rèn luyện và trưởng thành từ Khoa Tuyên truyền từ khi còn là sinh viên đến khi là Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Hiện tại, với cương vị là Phó Trưởng Khoa Tuyên truyền nên cô cũng vinh dự được cống hiến, phát triển cùng Khoa.
Khoa không chỉ là một trong những đơn vị ra đời, thành lập mà còn có vai trò, nhiệm vụ then chốt của Học viện. Mục tiêu xuyên suốt của đơn vị là đào tạo ra nhân lực, cán bộ về tư tưởng, văn hóa "vừa hồng vừa chuyên" cho đất nước. Trong thời gian tới, Khoa tiếp tục xây dựng, triển khai kế hoạch để hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu từ Học viện giao phó.
Thủ khoa Học viện Báo chí Tuyên truyền: không bao giờ để nước đến chân mới nhảy Chia sẻ về bí quyết học tập hiệu quả, Phương Khanh cho rằng yếu tố quan trọng nhất là chăm chỉ, phân bổ thời gian hợp lý và tránh để mạng xã hội làm sao nhãng. Với điểm GPA đạt 3.78/4.0, Trần Phương Khanh (sinh năm 1999) nhận bằng tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành Thông tin đối ngoại, trở thành thủ khoa...