Đổ bánh xèo
Ngày nay, thường nghe người ta rủ rê: “Đi ăn bánh xèo”, chớ hồi xưa hay nghe nói: “Đổ bánh xèo tui bây ơi!”, vì hồi đó muốn ăn cái bánh xèo phải tự tay làm, không có sẵn đâu mà ăn. Và niềm vui mà chiếc bánh thân thương này mang lại nó lớn hơn cái sự ăn rất nhiều.
Dĩa bánh xèo tự tay “đổ” và rau vườn tự hái.
Nên cũng dễ hiểu, bánh xèo đã trở thành “thiên sứ” ẩm thực của đồng bằng dù cho nền ẩm thực ngày nay đã… vật đổi sao dời nhiều lắm rồi. Vậy nên, tái hiện lại cả một không gian, tình cảm và cả cách ăn trọn vẹn hồn cốt của những hoài niệm đổ bánh xèo ngày xưa luôn là niềm vui khó tả giữa ngập tràn thị trường thức ăn nhanh.
Những ngày mưa rả rích, mây vần vũ, bầu trời cứ âm u, ngồi nhìn những giọt mưa đổ xuống chảy thành dòng ngoài sân.
Tiếng nhóc nhen trỗi dậy, tiếng cóc nhái hòa âm bản nhạc vô cùng quen thuộc từ trong tiềm thức. Chợt thèm được sống lại cái không khí đổ bánh xèo của ngày xưa, có thể làm nhưn bánh từ thịt cóc, ếch ngoài thịt heo, thịt vịt xiêm, tôm tép…
Video đang HOT
Chớ còn a lô ship tận nhà hay đặt sẵn ngoài các nhà hàng thì thật là không còn… thú vị. Vậy là chiều hôm sau mua bột và một số gia vị làm nhưn bánh.
Giờ thì đỡ tốn công xay bột, còn lại tất cả đều tự làm, tự hái đủ các thứ rau trong vườn nhà, tập trung lại có thêm mấy đứa nhỏ lăng xăng cho nó vui làm thành bữa tiệc bánh xèo đậm đà chất quê.
Cái bánh xèo dường như có ăn đến… mòn răng cũng chắc gì hiểu được hết cái ý vị, tinh tế trong vẻ ngoài dân dã quê mùa của một món ăn ẩn chứa một triết lý sống của người miền Tây từ thuở sơ khai đến với đất đai này.
Sự hào sảng, mở lòng, sự dễ hòa đồng, dễ kết giao, dễ dung nạp sự khác biệt để thích nghi với vùng đất mới, có thể nói ngoài cái lẩu mắm, thì bánh xèo chính là món ăn thể hiện đầy đủ hồn cốt của vùng đất và con người phương Nam.
Xứ mình có cái lệ đổ bánh xèo vào Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), nếu lý giải theo mùa đây là lúc mùa mưa đã gội nhuần, đủ các loại cây cỏ tốt tươi và đây cũng là lúc ăn bánh xèo có đầy đủ các loại rau kèm.
Thấy có nơi người ta quảng cáo quán này, quán nọ có mấy chục món rau bên dĩa bánh xèo; thiệt ra bánh xèo có thể ăn kèm với hàng trăm loài rau, lá có mặt ở xứ này. Mà nhiều khi ăn trái mùa thiếu rau thì thực khách vẫn bằng lòng, vẫn thấy ngon nếu chủ vị nước mắm được pha chế khéo tay.
Có điều đặc biệt, có lẽ ít ai để ý trên bữa tiệc bánh xèo của người miền Tây, có sự hiện diện của các nền văn minh ẩm thực lớn của thế giới.
Đó là nền văn minh ẩm thực bóc tay nguyên thủy loài người, đến nền ẩm thực đũa của phương Đông và thậm chí có sự hiện diện của nền văn minh ẩm thực phương Tây (kim loại: muỗng, nĩa…).
Tiệc bánh xèo hôm nay, chúng tôi tự tay hái những lá cách, lá vừng, lá bằng lăng, cùng những lá cát lồi mọc đầy trong vườn, cả các loại rau thơm cũng tự trồng trên rẫy.
Cái sự ăn tuổi trung niên không còn sự thèm thuồng… chảy nước miếng của tuổi thơ, nhưng vẫn còn đó sự háo hức lạ lùng trong một ngày mưa xúm lại cùng nhau đổ bánh xèo.
Nếu cái lẩu mắm “cam phận” gốc quê, thì miền Tây đã có bánh xèo có thể làm “sứ giả” ẩm thực Việt tự hào đi ra thế giới. Những cuốn bánh xèo gói ghém đủ các hương vị đất đai hồn cốt quê nhà, nó vừa quê mùa mà vẫn có thể ngự chễm chệ trong các hàng quán sang trọng mà chinh phục thực khách năm châu.
Đến Cao Lãnh, nhớ món chuột đồng quay lu
Ngoài những cánh đồng hoa sen thơ mộng, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) còn hấp dẫn du khách phương xa bởi những đặc sản vùng miền như vịt nướng, bánh xèo, hạt sen, xoài hay phải kể đến là món chuột đồng Cao Lãnh trứ danh.
Mới nghe qua cái tên thì ắt hẳn nhiều người sẽ có chút "rợn người" bởi hình ảnh của những con chuột đen bóng chạy từ cống rãnh vào nhà. Thế nhưng, khi về thành phố Cao Lãnh, bỏ qua chút e dè ban đầu thì chuột lại là món ăn nổi tiếng nơi đây.
Theo đó, chuột chọn làm món ăn phải là những con chuột đồng hay chuột cống nhum sống tại các vùng lúa tại Cao Lãnh, chủ yếu ăn lúa. Nếu như chuột đồng có kích cỡ nhỏ thì ngược lại cống nhum lại có ngoại hình to lớn, có con còn nặng hơn cả kí lô gam nên giá bán của loài chuột này cũng đắt hơn chuột đồng thông thường. Do sống gần vùng đồng lúa và chỉ ăn toàn lúa, gạo, bắp nên thịt của chúng có mùi thơm và bộ lông vàng nâu mướt rượt.
Có dịp tham gia cùng bà con nơi đây trong một lần săn bắt chuột thì người viết mới cảm thấy quả thật lắm gian truân. Sau khi tìm thấy hang chuột thì mọi người cùng xúm nhau vào lo việc săn bắt. Người thì lo đặt bẫy, người thì đốt rơm, người thì lo hun khói để chuột bị ngộp thở mà tự khắc chui ra hang và tự chui vào bẫy.
Cách sơ chế thịt chuột thì cũng khá đơn giản khi người nấu loại bỏ lòng, đầu, móng là có thể đem ướp gia vị để làm món ăn. Bên cạnh một số món ăn từ chuột đồng như nướng chao, xào lăn, khìa nước dừa, chiên nước mắm, hấp cơm xé phay thì quay lu là hình thức chế biến được nhiều người yêu thích.
Theo đó, sau khi ướp gia vị, chuột sẽ được móc dọc theo phần thân bên trong lu (người dân hay gọi là khạp da bò dùng để đựng nước). Với nhiệt độ lửa nóng phừng phực, thoáng chút da của chúng đã căng phồng ửng đỏ, lúc này chỉ cần quét thêm lớp mật ong để món ăn dậy mùi hơn. Đồ ăn kèm thì cũng khá đơn giản, chỉ cần chén muối tiêu chanh kèm ít rau răm, dưa leo thái sợi là chỉ việc thưởng thức.
Thật tình, qua những gì được biết về chuột đồng Cao Lãnh, từ cách săn bắt cho đến chế biến đã cho thấy nó không còn là một món ăn thông thường mà chứa đựng trong đó những tấm lòng hiếu khách, sự chất phác của người dân Cao Lãnh nói riêng và người miền Tây nói chung.
Hương vị miền Trung giữa TP.HCM đổi vị ngày giãn cách Không cần đi đâu xa, thực khách vẫn có cơ hội trải nghiệm món ngon mang hương vị đặc trưng của các tỉnh miền Trung giữa Sài thành. Những ngày giãn cách xã hội, tín đồ ẩm thực nên đặt dịch vụ giao món ăn tận nơi để hạn chế tập trung ở hàng quán đông người. Bún rạm, bún tôm, chả lụi,...