Đồ ăn, thức uống nhập khẩu xuất hiện trở lại tại thủ đô của Triều Tiên
Sau nhiều tháng gián đoạn thương mại, các sản phẩm nhập khẩu như nước giải khát Coca-Cola và kẹo socola được trông thấy xuất hiện trở lại trên các kệ hàng hóa ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.
Một cửa hàng thực phẩm tại Triều Tiên. Ảnh: NK News
Các nguồn tin tiết lộ với trang NK News hôm 21/4 rằng một số cửa hàng ở Bình Nhưỡng đã bắt đầu bày bán đồ ăn, thức uống ngoại nhập. Sự xuất hiện trở lại của những hàng hóa nước ngoài là minh chứng cho thấy Triều Tiên đang dần mở lại biên giới để thúc đẩy hoạt động thương mại sau nhiều tháng đóng cửa ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Theo các nguồn tin, hàng loạt siêu thị đã rơi vào tình trạng khan hiếm hàng hóa kể từ tháng 10/2020. Tuy nhiên, một số mặt hàng như socola, hoa quả sấy khô, nước giải khát Coca-Cola và các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đã được bày bán trở lại. Hàng khô như gạo và bột mì cũng “tái xuất”.
Video đang HOT
Giá cả có phần cao hơn so với thời kỳ trước đại dịch, song vẫn còn rẻ hơn so với một số thời điểm vào năm ngoái, khi nguồn cung các sản phẩm ngoại nhập bắt đầu giảm nghiêm trọng tại Bình Nhưỡng. Theo một nguồn tin, giá tiền chưa được niêm yết cho toàn bộ các mặt hàng. Một số món hàng chỉ có sẵn từ tuần sau.
Trang NK News cho biết hiện chưa rõ cách thức và thời điểm các mặt hàng ngoại nhập được đưa đến Triều Tiên. Tuy vậy, thông tin này đã xuất hiện sau khi NK News ghi nhận việc Bình Nhưỡng xây dựng một cơ sở mới ở gần thành phố biên giới Sinuiju với Trung Quốc, được thiết kế để khử trùng hàng nhập khẩu trước khi chuyển đến thủ đô.
Diễn biến này cũng xảy ra sau bản cập nhật dữ liệu thương mại của Trung Quốc vào tuần trước cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên lần đầu tiên tăng lên trong những tháng gần đây. Hồi tháng 3, Bình Nhưỡng cũng ban hành luật mới liên quan đến việc khử trùng các mặt hàng nhập khẩu.
Gián đoạn thương mại giữa Anh và EU hậu Brexit còn kéo dài
Phần lớn các công ty Anh đã phải đối mặt với những gián đoạn thương mại với Liên minh châu Âu (EU) kể từ khi nước Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit.
Cảng hàng hóa Liverpool ở tây bắc nước Anh, ngày 9/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo khảo sát Survation do London First/EY thực hiện vào tháng 2/2012 và được công bố ngày 3/4, nhiều doanh nghiệp dự kiến tình trạng này sẽ kéo dài thêm một thời gian.
Một thỏa thuận thương mại giữa London và Brussels, có hiệu lực vào ngày 1/1/2021, có nghĩa là các doanh nghiệp phải đối phó với bộ máy công quyền và các quy tắc mới.
Cuộc khảo sát Survation cho thấy, 75% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ đã trải qua một số gián đoạn trong giao dịch với các nước EU, mặc dù 71% nói rằng họ đã chuẩn bị cho những thay đổi này.
Gần một nửa (49%) số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ dự kiến tình hình này sẽ tiếp tục trong dài hạn trong khi gần 1/3 số doanh nghiệp cho biết họ đã ngừng giao dịch với EU và các quốc gia không nằm trong các thỏa thuận chuyển đổi.
Kết quả này trùng với những gì một số cuộc khảo sát khác đã từng đưa ra cho thấy các doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn với chuỗi cung ứng của họ, cùng với các vấn đề hải quan và các quy định khác, kể từ khi các thỏa thuận thương mại mới giữa Anh và EU có hiệu lực.
Thủ tướng Boris Johnson cho biết, sự gián đoạn chủ yếu là do những khó khăn ban đầu, và điều này sẽ giảm bớt khi các doanh nghiệp nắm bắt được hệ thống thương mại mới.
John Dickie, Quyền Giám đốc điều hành của London First cho biết, rõ ràng những gián đoạn đối với thương mại của Vương quốc Anh với EU vượt xa hơn những gì mà người ta coi đó là "khó khăn buổi đầu".
Cuộc khảo sát dựa trên ý kiến của 1.040 doanh nghiệp cho thấy, 29% doanh nghiệp cho biết chi phí hoạt động của họ đã tăng lên bởi thỏa thuận thương mại Anh-EU, với một nửa số doanh nghiệp này cho biết những phát sinh chi phí này sẽ do khách hàng chi trả.
Tuy nhiên, vẫn còn 26% số doanh nghiệp cho biết họ đã hiểu rõ hơn về cách tiếp cận thị trường mới và 24% xem các thỏa thuận giao dịch mới với EU là cơ hội để đa dạng hóa hoạt động của họ./.
Báo Triều Tiên nhấn mạnh quan hệ gần gũi với Cuba Ngày 11/3, báo Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, đã nhấn mạnh mối quan hệ gần gũi với Cuba nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày lãnh tụ Cuba Fidel Castro thăm Bình Nhưỡng. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Chủ tịch Cuba Miguel Mario Diaz-Canel Bermudez tại lễ đón ở thủ đô...