Đìu hiu lớp học ít sinh viên
Dù rất vất vả để duy trì những lớp học quá ít sinh viên nhưng các trường ĐH vẫn phải gồng gánh để tránh hệ lụy của việc phải đóng cửa ngành học.
Nhiều ngành học của một số trường ĐH tại TPHCM phải chịu hậu quả của một mùa tuyển sinh khó khăn khi số sinh viên trúng tuyển quá ít. Không ít ngành học đã đóng cửa nhưng một số ngành vì nhiều lý do khác nhau vẫn phải duy trì.
Tương tác tốt hơn
Có mặt tại Khoa châu Á – Thái Bình Dương của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, chúng tôi chứng kiến cảnh nhiều lớp học vắng hoe. Một số lớp chỉ có trên dưới 10 sinh viên đang học. Lớp Nhật Bản học năm thứ nhất trong giờ học ngữ pháp chỉ có 14 sinh viên ngồi dồn lên phía trên, để lại khoảng trống lớn phía sau.
Bà Điều Thị Bích Hải, Phó trưởng Khoa châu Á – Thái Bình Dương, Trưởng ngành Nhật Bản học, cho biết đây là năm tuyển được ít sinh viên nhất. “Năm 2006, ngành học này tuyển được 70 sinh viên; năm 2007, tuyển được 40; các năm tiếp theo tuyển được hơn 20 đã thấy vắng thế mà năm nay chỉ có 14 sinh viên”- bà Hải chạnh lòng. Bi đát hơn là ngành Trung Quốc học năm nay chỉ tuyển được 7 sinh viên nhưng vẫn phải mở lớp. Riêng ngành Hàn Quốc học tuyển được 16 sinh viên và còn duy trì một lớp tuyển năm 2010 với 7 sinh viên.
Bà Hải cho biết sở dĩ những ngành học này tuyển được ít sinh viên là do khối ngành C, D ngày càng ít thu hút. Hơn nữa, việc tư vấn hướng nghiệp chưa thật sự hiệu quả nên thí sinh chưa hiểu hết về các ngành học. Sinh viên ít thì có thuận lợi là thầy và trò tương tác tốt hơn bằng phương pháp trực tiếp, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến không khí, tinh thần dạy-học.
Tại Trường ĐH Hùng Vương, ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng tuyển sinh năm 2011 chỉ được 11 sinh viên, ngành Nhật Bản học đang duy trì một lớp năm thứ nhất với số lượng 11 sinh viên. Các lớp này vẫn dạy và học bình thường. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Mai Bình, trưởng phòng đào tạo của trường, nhiều giảng viên thổ lộ sự chán nản khi dạy lớp học quá ít sinh viên…
Sinh viên năm thứ nhất ngành Nhật Bản học của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng trong giờ học.
Video đang HOT
Chật vật bài toán kinh phí
Bài toán kinh phí đang trở thành gánh nặng đối với các trường khi phải duy trì những lớp học dạng này. Bà Nguyễn Thị Mai Bình cho biết Trường ĐH Hùng Vương đầu tư rất nhiều tiền mua sắm thiết bị cho ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng. Tuy nhiên, số sinh viên quá ít đang khiến trường lỗ rất nặng. Bà Hải cũng cho biết hiện khoa đang kiến nghị trường xin phép Bộ GD-ĐT tuyển sinh viên hệ liên thông từ CĐ lên ĐH để đào tạo, tránh lãng phí cơ sở vật chất, giảng viên; tăng cường công tác hướng nghiệp, trao học bổng, tổ chức các chương trình hợp tác với các nước để tăng sức hấp dẫn cho chương trình đào tạo.
Ông Nguyễn Quốc Hợp, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Hiến, cho biết năm 2011, trường phải đóng cửa 2 ngành học là văn học và xã hội học vì mỗi lớp chỉ tuyển được trên dưới 10 sinh viên. Lý do không thể duy trì ngành học bởi trường không đủ tài chính để cân đối thu chi. Hơn nữa, hàng năm số lượng sinh viên còn “rơi rụng” thêm khoảng 10% nữa nên đối với lớp quá ít sinh viên thì đành phải đóng cửa.
Ông Nguyễn Thế Lực, Trưởng Phòng Đào tạo Trường CĐ Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp, cũng cho biết năm 2011, trường phải đóng cửa ngành cơ – điện tử vì chỉ tuyển được khoảng 10 sinh viên. Là ngành công nghệ đòi hỏi chi phí thực hành, thí nghiệm rất lớn, bên cạnh đó còn phải tính đến việc mỗi khóa sinh viên tốt nghiệp chỉ đạt 60% – 70%, nếu số lượng sinh viên ít mà mở lớp thì trường “chịu không nổi”.
Lớp đông bù lớp ít Bà Điều Thị Bích Hải cho biết dù số lượng sinh viên ít nhưng các lớp vẫn hoạt động bình thường theo chương trình đào tạo đã đề ra. Các ngành học này không thể ghép lại thành một lớp vì mỗi ngành có sự riêng biệt. “Duy trì những lớp học này là cố gắng lớn của trường. Vì nếu đóng cửa ngành học thì bao nhiêu công sức lâu nay của lãnh đạo bộ môn, của giảng viên sẽ đổ sông, đổ biển”- bà Bùi Phan Anh Thư, Trưởng ngành Hàn Quốc học – Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, bộc bạch và nói thêm rằng nếu không duy trì được ngành học thì cơ sở vật chất, tài liệu, giáo trình, các dự án đang thực hiện… phải bỏ dở. Do vậy, có lúc trường đã yêu cầu xem xét đóng cửa ngành học nhưng lãnh đạo ngành đã làm đơn xin được duy trì.
Theo NLĐO
Tuyển sinh riêng: Nhiều trường dè dặt
"Tự chủ tuyển sinh" là việc nhiều trường đã đề xuất và mong đợi bấy lâu. Song chuẩn bị mùa tuyển sinh năm 2012, khi Bộ GD-ĐT quyết định giao Đại học (ĐH) Quốc gia, ĐH vùng, các trường ĐH trọng điểm và trường năng khiếu có thể tuyển sinh theo phương án riêng, thì các trường lại tỏ ra dè dặt.
Thực tế, ngay từ khi chuẩn bị mùa tuyển sinh trước, đã có thông tin một trường ĐH lớn trình phương án tuyển sinh riêng. Tuy nhiên, một vài điểm đề nghị đi kèm của trường không được Bộ GD-ĐT chấp nhận, nên ngay cả năm 2012 khi đã được bộ chính thức giao tự chủ, trường ĐH này vẫn không mặn mà đưa ra phương án. Sự chần chừ của các trường chủ yếu xoay quanh mối lo quyền lợi của thí sinh được bảo đảm thế nào và cả quyền lợi của nhà trường được... bảo toàn đến đâu.
Chung thủy với "ba chung"
PGS.TS Nguyễn Thị Tĩnh, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm I Hà Nội, bày tỏ lo lắng khi thí sinh chọn thi vào trường này theo phương án tuyển sinh riêng nếu không trúng tuyển sẽ được xét NV2, NV3 thế nào, liệu các trường khác có chấp nhận kết quả của ĐH Sư phạm làm cơ sở xét tuyển hay không.
Hôm nay, ĐH Quốc gia TP.HCM bàn phương án tuyển sinh riêng Chiều 21-12, TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc ĐHQG TP.HCM - cho biết: "Ngày 22-12 ĐHQG TP.HCM sẽ tổ chức họp giữa ban giám đốc và các ban để bàn về phương án tuyển sinh mới. Những thay đổi trong tuyển sinh cần thận trọng vì liên quan đến số đông thí sinh và ảnh hưởng đến cả xã hội, phải có thời gian để các cơ sở đào tạo chuẩn bị phương án đầy đủ, hợp lý và thí sinh có sự chuẩn bị cho phương thức thi cử mới, không thể làm vội vàng được". Theo nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục ĐH năm học 2011-2012 của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH trọng điểm, ĐH thuộc khối năng khiếu - nghệ thuật chủ động đề xuất phương án tuyển sinh với yêu cầu chung là: không để tái diễn luyện thi, tuyển sinh nghiêm túc, có cơ chế để tập thể nhà trường, xã hội kiểm tra, giám sát. Sáu trường ĐH lớn được giao lập đề án tự tuyển gồm: hai ĐHQG Hà Nội và TP.HCM, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Y Hà Nội. T.HUỲNH
Ngoài ra, với thí sinh đã trúng tuyển, liệu có cơ chế nào bảo đảm sẽ theo học ĐH Sư phạm mà không vào trường khác nếu trúng tuyển trong kỳ thi "ba chung" sau đó. "Việc ra đề thi, chấm thi thì chúng tôi không ngại. Băn khoăn nhất vẫn là thí sinh "ảo" và việc sử dụng kết quả xét tuyển thế nào. Trường đang tham khảo ý kiến các trường cũng được giao thí điểm tổ chức thi riêng và chờ động thái từ Bộ GD-ĐT hướng tháo gỡ những khúc mắc này" - bà Tĩnh chia sẻ.
Theo tìm hiểu, băn khoăn của lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm I Hà Nội cũng là mối quan tâm chung của hầu hết trường được giao quyền tuyển sinh riêng. PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương, phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay trường đã cân nhắc đến ba phương án, nhưng thời điểm hiện tại không những chưa chọn được phương án nào mà thực tế nhà trường chưa thể quyết định có tổ chức thi riêng hay tạm thời tiếp tục phương án "ba chung".
PGS Lương băn khoăn: "Nếu trường tổ chức thi tuyển riêng trước đợt thi ba chung, số thí sinh dự thi sẽ đông hơn các năm nhưng số nhập học có thể thấp hơn nhiều, tình trạng thí sinh "ảo" tái diễn. Nhưng nếu trường tổ chức thi tuyển vào đúng đợt "ba chung" bằng đề riêng sẽ thiệt thòi cho thí sinh khi kết quả thi vào trường không được sử dụng để xét tuyển vào trường khác".
Thực tế, nhiều trường ĐH được giao tuyển sinh riêng đã có phần "ngán ngẩm" với cơ chế "ba chung" tồn tại bấy lâu. Thế nhưng khi được chính thức trao quyền thì lại dè dặt trình phương án. Theo lãnh đạo một trường ĐH trọng điểm, do nhiều trường không tổ chức thi tuyển mà xét dựa trên kết quả thí sinh dự thi tại trường, nên cán bộ của trường nhiều khi ngập trong đống việc không phải phục vụ cho thí sinh trường mình.
Việc kéo dài xét tuyển NV2, NV3 khiến việc kiểm kê, tổng kết, thông báo điểm của các thí sinh "thi nhờ" lại ngốn nhiều thời gian khiến trường không tập trung được nguồn lực cho công tác đào tạo tại chỗ. Khi Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi "ba chung", các trường đã phải loay hoay trong nhiều năm để đi tìm giải pháp "giảm thí sinh ảo". Điều này lý giải nỗi lo của các trường dù đây đều là những trường lớn vốn dồi dào nguồn tuyển ở kỳ thi "ba chung".
Thí sinh dự thi tuyển sinh ĐH vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) năm 2011. ĐHQG TP.HCM là một trong sáu đơn vị được thí điểm tuyển sinh riêng trong năm 2012
Hiệu ứng chưa rõ ràng
Tổ chức kỳ thi riêng trước kỳ thi "ba chung" của bộ là phương án mà nhiều trường nghĩ tới đầu tiên khi được giao tự chủ tuyển sinh. Tuy nhiên, khi thiết kế phương án này, nhiều trường đều rụt lại vì sợ không "bảo toàn" được nguồn tuyển.
"Sẽ có nhiều thí sinh coi kỳ thi riêng là kỳ thi thử, tập dượt cho đích ngắm ở trường khác trong kỳ thi ba chung. Đến lúc đó, trường sẽ gặp khó vì thí sinh "ảo", các em trúng tuyển vào trường nhưng lại chọn học trường khác trong kỳ thi "ba chung" sau đó" - một cán bộ đào tạo ĐH Bách khoa chia sẻ.
Theo bà Nguyễn Thị Tĩnh, với đặc thù của trường đào tạo giáo viên nếu áp dụng phương án thi riêng, trường cũng tính đến những hình thức, nội dung thi để tuyển sát với nhu cầu. Bên cạnh kết quả thi các môn cơ bản, có thể tổ chức thi vấn đáp, phỏng vấn để chọn thí sinh có khả năng diễn đạt, thuyết phục... Nhưng với những dữ liệu đang được đưa ra để cân nhắc, bà Tĩnh nói "chưa chắc chắn là phương án thi riêng có hiệu ứng tốt" nên trường chưa có đáp số ngay cho lựa chọn của mình.
Ông Hoàng Văn Châu, hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho hay: "Nếu bộ cho phép, trường có thể tuyển sinh ít nhất hai lần/năm và đưa ra những hình thức thi, môn thi gần với yêu cầu đào tạo... Chứ nếu "thi riêng" chỉ có nghĩa là ra đề, chấm thi, tổ chức ngày thi riêng thì không thay đổi được gì trong chất lượng đầu vào mà lại gây xáo trộn không cần thiết".
ĐH Quốc gia Hà Nội là trường duy nhất hiện đã tiết lộ phương án tuyển sinh riêng theo mô hình tuyển sinh của các trường ĐH tại Hoa Kỳ nhưng chưa trình bộ. Ông Nguyễn Văn Nhã, trưởng ban đào tạo, khẳng định trường có thực lực đề đạt phương án tuyển sinh riêng cần được khuyến khích, nhưng phải là những phương án ưu việt hơn, tuyển được đầu vào có chất lượng, sát yêu cầu đào tạo hơn. "Nếu "tuyển riêng" chỉ là áp dụng một kỳ thi ba ngày căng thẳng như trước thì không nên làm" - ông Nhã nói.
Tuyển sinh riêng vẫn phải chung đợt Trao đổi với PV, GS.TSKH Bùi Văn Ga, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho hay bộ đã giao quyền tự chủ phương án tuyển sinh cho các trường ĐH trọng điểm, ĐH quốc gia, ĐH vùng, nhưng đến thời điểm hiện tại chưa trường nào có phương án chính thức gửi bộ. Nhưng ngay cả khi các trường đưa phương án tuyển sinh riêng thì chủ trương của bộ cũng là không tăng thêm quá nhiều kỳ thi mà cố gắng để các trường "tuyển sinh riêng" có thể khác đề, khác phương án nhưng thời gian thi nên chung vào một, hai đợt
Theo TTO
Có ngành học chỉ một giảng viên, chưa bằng trường THPT Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, một số trường đại học chất lượng rất yếu kém; có ngành học chỉ một hay ba giảng viên, cơ sở vật chất hoàn toàn thuê mướn. Ảnh minh họa: Hồng Vĩnh.Đây là những thông tin được đưa ra tại hội nghị trực tuyến sơ kết 1,5 năm thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTG...