Đìu hiu chợ nông sản Đà Lạt
Ngày 2.4.2009, UBND TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) khánh thành, đưa vào sử dụng chợ đầu mối rau ở P.11, TP.Đà Lạt để kinh doanh chuyên biệt các mặt hàng rau thay cho các chợ rau tạm bợ trước đây.
Chợ được xây dựng trên diện tích 1,8 ha, gồm 113 quầy, sạp với tổng vốn 14 tỉ đồng do Ban Quản lý (BQL) chợ Đà Lạt làm chủ đầu tư, bà con tiểu thương góp vốn xây dựng quầy sạp (được cấp quyền sử dụng đất trong 25 năm) kỳ vọng sẽ có vài trăm tấn rau quả lưu thông qua chợ này mỗi ngày…
Cảnh “chợ chiều” ở chợ nông sản Đà Lạt trong “giờ cao điểm” – Ảnh: G.B
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Hiền, Tổ phó Tổ quản lý chợ nông sản Đà Lạt (thuộc BQL chợ Đà Lạt) thì “ban đầu hoạt động của chợ còn tạm được nhưng hiện nay ế ẩm và đìu hiu mỗi ngày chỉ có khoảng 20 – 30 tấn rau lưu thông qua đây. Nhiều quầy đã nghỉ buôn bán, thậm chí tìm người sang nhượng lại nhưng vẫn không được đành đóng cửa”. Ông Đặng Mậu Nhi, Phó trưởng BQL chợ Đà Lạt cho biết thêm: “Hiện, tại chợ nông sản chỉ có 60 quầy, sạp đang hoạt động thường xuyên, còn lại phần lớn đóng cửa, thi thoảng mới hoạt động”. Bà Vũ Thị Hiền, một chủ quầy rau ở đây cho hay: “Tôi đầu tư đất và quầy sạp hết 120 triệu đồng, chưa tính tiền điện nước, mỗi tháng đóng các loại thuế, phí hết 600.000 đồng nhưng kinh doanh chẳng được bao nhiêu hằng ngày mua bán chỉ được 300 – 400 kg rau các loại, chưa bằng một nửa so với ở chợ tạm trước đó”.
Cũng theo ông Nhi, hiện ở Đà Lạt có nhiều vựa rau tư nhân, họ có điều kiện về đất đai, vốn, nguồn hàng, đầu mối khắp nơi nên tự đóng hàng đưa đi tiêu thụ những người vào chợ phần lớn là ít vốn và mối lái. Hơn nữa, đa phần nhà vườn ở Đà Lạt đã chuyển về các huyện Đơn Dương, Đức Trọng sản xuất nên các chủ vựa về đó lấy hàng, còn ở đây nguồn hàng không tập trung, nhà xe phải chạy lòng vòng, lấy mỗi nơi một ít, tốn thời gian, nhiên liệu nên họ ít vào chợ. “Hiện BQL chợ đang tính đến việc đề nghị chuyển mục đích sang làm chợ thương mại bình thường, chứ với tình trạng này, chợ nông sản sẽ khó hoạt động hiệu quả”, ông Nhi nói.
Theo TNO
Xuất hiện "ổi đào tiên" ngâm hóa chất
Hiện nay, tại chợ Đà Lạt (Lâm Đồng) đang có một số tiểu thương bày bán loại trái cây có tên gọi là "ổi đào tiên". Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, thức chất đó là ổi lai bình thường được "gia công" bằng hóa chất thành "ổi đào tiên" rồi bán cho người tiêu dùng với giá cao.
Chị Nguyễn Thị Thu Thủy (30 tuổi, quận 7, TP.HCM) phản ánh, vừa qua chị đã mua 1kg "ổi đào tiên" tại chợ Đà Lạt. Khi về nhà thì phát hiện đây không phải là "ổi đào tiên" như người bán giới thiệu mà là ổi thường được cạo sạch vỏ, ngâm hóa chất tạo thêm màu sắc và hương vị để đánh lừa người tiêu dùng. Chị Thủy đã ngâm số ổi này vào nước sạch chỉ ít phút sau nước chuyển sang màu xanh hóa chất.
Theo tìm hiểu của người viết, loại ổi này hiện đang được một số tiểu thương bày bán tại trước cổng đi vào chợ Đà Lạt, với giá từ 35.000 - 40.000đ/kg. Ổi đã được cạo sạch vỏ, quả tròn, căng mọng, có mùi thơm dịu, vỏ ngoài ăn có vị ngọt, giòn.
Loại ổi bị cho là ngâm hóa chất
Nhiều người dân Đà Lạt cho biết, loại ổi trên xuất hiện ở phố núi đã nhiều năm qua. Để "sản xuất ổi đào tiên" chỉ cần chọn những quả ổi lai to, tròn, căng mọng cạo sạch lớp vỏ ngoài sau đó ngâm đường hóa học và tẩm ướp phẩm màu xanh trong vòng một ngày là có thể đem ra bán.
Liên quan đến vụ việc này, ông Bùi Văn Độ, Chi Cục trưởng Cục ATVSTP Lâm Đồng, cho biết đây là lần đầu tiên đơn vị ghi nhận có "ổi đào tiên" tại Đà Lạt. Ông Độ nói sẽ tiến hành lấy mẫu ổi này để kiểm tra, xác minh thực hư, nếu phát hiện chất độc hại sẽ công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và đưa ra hình thức xử lý những tiểu thương buôn bán loại ổi này để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Bee.net.vn
Thưởng thức ẩm thực hàng rong về đêm ở Đà Lạt Đêm Đà Lạt lành lạnh, khoác cái áo, quàng thêm khăn, phởn phơ dạo quanh các con phố là tha hồ tận hưởng mùi vị hấp dẫn của những gánh hàng rong. Đà Lạt vốn là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng, cũng vì thế mà xét về các địa điểm ẩm thực, hoặc các món ăn ở đây thì không...