‘Dino Đi học’ – nền tảng học thuyết đa trí tuệ cho HS tiền tiểu học
Ứng dụng giáo trí tiền tiểu học “Dino Đi học” lồng ghép kiến thức 5 môn học của Bộ GD&ĐT trong kho tàng hơn 1000 bài học phong phú, hấp dẫn, giúp trẻ 3-6 tuổi học mà chơi, hỗ trợ kích thích các vùng trí thông minh của trẻ.
Ứng dụng (apps) học tập nay đã trở nên phổ biến bởi các gia đình có thể dễ dàng sở hữu các thiết bị điện tử thông minh, còn các bạn nhỏ học được cách sử dụng rất nhanh chóng. Nhiều cha mẹ cũng muốn kết hợp cho con học qua các apps học tập trên điện thoại hay máy tính bảng.
Trên thực tế, khi các trào lưu, phương pháp giáo dục nở rộ cùng sự xuất hiện các loại apps học tập đa dạng nhưng các bé lại thường rất mau chán, nhất là lứa tuổi tiền tiểu học khi các con chưa có ý thức học tập.
Trước nhu cầu của phụ huynh và con trẻ thời đại công nghệ, “Dino Đi học” – một ứng dụng giáo dục ra đời với mong muốn giải quyết được rất nhiều băn khoăn của bố mẹ: Từ việc nên cho con tiếp cận công nghệ theo hướng nào, đến bài toán áp dụng phương pháp giáo dục sớm ra sao để con học tập vui vẻ hướng tới sự phát triển toàn diện.
Áp dụng 5 môn học của Bộ GD&ĐT trong một ứng dụng
Được thiết kế dành cho lứa tuổi 3-6, “Dino Đi học” là chương trình giáo trí tiền tiểu học phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại, với hơn 1000 bài học phong phú của 5 môn kiến thức theo chuẩn chương trình của Bộ GD&ĐT là: Tiếng Việt, Toán học, Tiếng Anh, Kỹ năng xã hội và Thể chất.
Theo đại diện “Dino Đi học”, chương trình được thiết kế để đảm bảo các bạn nhỏ lần lượt lĩnh hội đầy đủ, bài bản các kiến thức và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị vào lớp 1.
Nội dung học được truyền tải dưới đa dạng các hình thức trải nghiệm, tương tác khác nhau tạo ra cảm giác hứng thú, duy trì cảm hứng học tập lâu dài bền bỉ. Đặc biệt, ứng dụng có thể dễ dàng cài đặt và sử dụng trên các thiết bị thông minh. Với “Dino Đi học”, cha mẹ có thể đồng hành cùng con khám phá và trải nghiệm sau những giờ học tại nhà trường.
Ảnh các bé trải nghiệm ứng dụng “Dino Đi học”
Chị Q.Anh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Dino Đi học là ứng dụng hữu ích và dễ sử dụng. Con mình tham gia học rất hào hứng, vui vẻ tiếp nhận các kiến thức mới. Các bài học trong apps rất phong phú, hình ảnh âm thanh sống động. Mình cũng có nhiều thời gian ở bên con, cùng vui chơi, hỗ trợ con trong thời gian học tập”.
Công nghệ “Vui mà học” kích thích vùng thông minh của não bộ
Theo khoa học, trong giai đoạn 6 năm đầu đời, não của trẻ phát triển rất nhanh và trẻ tiếp thu một cách tốt nhất trong suốt cuộc đời. Các chuyên gia cho rằng tại “giai đoạn vàng” nếu bộ não được kích thích đúng cách thì trẻ sẽ có cơ hội phát triển tốt nhất.
Nói đến sự kích thích não bộ, GS. Howard Gadner (ĐH Havard) đã có một nghiên cứu đột phá mang tên “học thuyết đa trí tuệ”. Trong đó, ông đã bày tỏ quan điểm rằng bất cứ em nhỏ nào cũng sở hữu nhiều vùng trí thông minh và chiến lược đúng đắn hơn cả là khuyến khích các em phát triển toàn diện.
Tôn trọng luận điểm của Howard Gardner, “Dino đi học” đã áp dụng phương pháp này lên chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT dành cho lứa tuổi chuẩn bị vào lớp 1. Ứng dụng đã lồng ghép 5 môn học trong nhiều trải nghiệm: khám phá khoa học, tư duy logic, ngôn ngữ, mỹ thuật, vận động… qua đó, góp phần tác động một cách tự nhiên đến các vùng trí thông minh khác nhau của trẻ nhỏ.
Video đang HOT
Theo đại diện “Dino Đi học”, “vũ khí” bí mật của ứng dụng chính là công nghệ Playful Learning (Vui mà học). Với sự mô phỏng trò chơi cùng các kịch bản thay đổi đa dạng, trẻ sẽ không cảm thấy đơn điệu khi tiếp nhận cùng đơn vị kiến thức.
Ví dụ, với nội dung bài học số hay nhận mặt chữ, trẻ được học và ôn tập qua các hoạt động, sử dụng nhiều thao tác, tương tác giọng nói và có được các trải nghiệm hứng thú giống như chơi trò chơi.
Mỗi nội dung bài học là một chuỗi trò chơi thú vị với những yêu cầu khác nhau về cách tương tác logic, thao tác và sự quan sát.
Chị P.Dung, thành viên sáng lập “Dino Đi học” chia sẻ ứng dụng hình thành từ niềm hy vọng, tâm tư và nhu cầu thực sự của một người mẹ cùng con trai nhỏ của mình.
“Dino Đi học” vì thế được tổ sáng lập kỳ vọng sẽ trở thành một người bạn đồng hành với cả gia đình: Không chỉ giúp cha mẹ chuẩn bị cho con hành trang kiến thức vững vàng, kỹ năng sẵn sàng để bước vào lớp 1; mà hơn cả, còn góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của mỗi bạn nhỏ bằng cách khuyến khích trẻ chủ động khám phá thế giới, từ đó bứt phá giới hạn của bản thân.
Có kiến thức, kỹ năng, tư duy mở, làm chủ công nghệ và sớm tiếp cận với những trào lưu quốc tế, “phụ huynh 4.0″ giờ đây có nhiều công cụ và phương pháp để đồng hành cùng con trong hành trình giáo dục.
GS Đỗ Đức Thái: Đổi mới giáo dục mà thi cử vẫn 'cũ' thì khó thành công!
GS Đỗ Đức Thái là một trong những thành viên của Ban soạn thảo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018. Với trách nhiệm là Chủ biên môn Toán, có thể coi ông như kiến trúc sư trưởng trong việc thiết kế toàn bộ Chương trình môn Toán cho các cấp học trong lần đổi mới này.
GS Đỗ Đức Thái là một trong những thành viên của Ban soạn thảo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.
GS Đỗ Đức Thái đã chia sẻ với Ngày Nay những hy vọng và trăn trở của mình về công cuộc đổi mới giáo dục, đổi mới SGK năm nay.
Phóng viên (PV): Thưa Giáo sư, ông là Chủ biên của Chương trình môn Toán trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018, có thể hiểu vừa là người "vẽ" chương trình môn Toán, vừa là người viết sách giáo khoa (SGK) môn Toán theo hướng xã hội hóa. Làm như vậy có phải vừa đá bóng vừa thổi còi?!
GS Đỗ Đức Thái: Chuyện đó không hề có. Một bên là Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018, trong đó có Chương trình môn Toán, được thiết kế ra để trả lời các câu hỏi là học sinh ở các cấp học sẽ học cái gì trong bao nhiêu thời gian, yêu cầu cần đạt sau khi học như thế nào, kết quả ra sao. Đây mới là văn bản pháp quy quyết định việc dạy và học ở tất cả các nhà trường phổ thông. Còn một bên là SGK môn học, chỉ là một trong những tài liệu, phương tiện giúp đỡ quá trình dạy và học của các thầy cô và các em học sinh khi thực hiện Chương trình quốc gia đó.
Khi chúng tôi ngồi làm Chương trình 2018 thì không hề viết sách. Chúng tôi kết thúc việc đó vào tháng 8/2018 và bắt tay vào việc viết sách vào khoảng tháng 1/2019.
Nói như thế này cho dễ hiểu, Chương trình quốc gia giống như một bản nhạc do nhạc sĩ viết ra, không ai được tùy tiện thay đổi, còn SGK như ca sĩ thể hiện bản nhạc đó. Mỗi tác giả SGK cảm thụ cái bản nhạc đó giống như ca sĩ cảm thụ một bài hát và thể hiện bài hát đó. Do đó, mới có chuyện, cùng bài hát thì có ca sĩ hát hay, có ca sĩ hát dở. Việc hát hay, hát dở phụ thuộc vào tài năng, vào sự khổ luyện, phụ thuộc vào học vấn mà ca sĩ đó được trang bị.
Bạn chắc chắn đã nghe ông Trần Tiến hát các ca khúc của ông ấy, nói thật sẽ khó ca sĩ nào hát hay hơn được Trần Tiến hát Mặt trời bé con, Dấu chân tròn trên cát... bởi vì hơn ai hết, Trần Tiến hiểu rõ nhất tâm tư, tình cảm khi ông ấy viết ra những lời ca, giai điệu của bài hát đó.
Khi ngồi ở Ban chương trình, chúng tôi có vai trò như một nhạc sĩ viết ra bản nhạc và nó đã được công bố để mọi người dân xem xét, góp ý trong vòng hơn một năm; Hội đồng thẩm định quốc gia cũng đã xem xét, góp ý chỉnh sửa rồi mới phê duyệt chính thức. Đến giờ phút này, có thể nói chúng tôi đã hoàn thành trách nhiệm thiết kế, soạn thảo Chương trình Giáo dục phổ thông với quốc gia.
PV: Giáo sư đã có lần chia sẻ rằng SGK Toán phổ thông hiện hành, đặc biệt ở cấp Tiểu học khó; để hiểu nó một cách thấu đáo đến ngọn nguồn của khoa học Toán học lại càng khó, cần trình độ của một TS, thậm chí GS chuyên ngành. Đây có phải lý do để chúng ta thay mới SGK?
GS Đỗ Đức Thái: Trước khi tiến hành cải cách giáo dục, xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới thì các cấp quản lý giáo dục dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục đã tiến hành đánh giá chương trình và SGK hiện hành, đánh giá một cách cẩn thận để thấy rõ mặt được, mặt chưa được. Đánh giá nó không phải theo triết lý giáo dục ở cái thời sinh nó (cách đây 30 năm) mà phải dựa vào góc nhìn của thời đại bây giờ, trong đó phải tính đến việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong vòng 20, 30 năm nữa.
Trong quá trình đánh giá chúng tôi nhận thấy chương trình hiện hành còn nặng và khá hàn lâm, còn thiên về truyền thụ kiến thức, đôi lúc hơi thái quá trong cách truyền thụ kiến thức theo kiểu hàn lâm.
Ví dụ như trẻ em lớp 1 đã phải tiếp nhận các khái niệm số liền trước, số liền sau... hoặc các em lại phải học ngay những khái niệm trừu tượng (không thể sờ được, cầm nắm được) trong Hình học.
Một khi trong dạy học môn toán đề cao tính hàn lâm thì việc hiểu thấu đáo những kiến thức đó đòi hỏi trình độ cao, nó vượt xa trình độ bình thường của một giáo viên phổ thông. Như vậy, chúng ta cần phải thay đổi để Chương trình môn Toán gần gũi hơn, dễ tiếp cận hơn đối với cả giáo viên và học sinh.
Và khi viết bộ SGK Toán Cánh Diều, chúng tôi tin rằng đã khắc phục được những bất cập đang tồn tại. Đổi mới và sáng tạo sâu sắc nhưng vẫn đậm nét kế thừa chương trình hiện hành đã khiến SGK Toán Cánh Diều không lạ lẫm khi giáo viên tiếp cận và thực hiện bài giảng. Và trên hết, nó hấp dẫn trẻ em, đạt được mục đích là mỗi giờ học toán là một giờ vui.
PV: Theo tôi hiểu, Toán học là môn khoa học cơ bản. Liệu rằng chúng ta có thể nhập khẩu bộ SGK Toán của các nước tiên tiến để Việt hóa không? Cách làm này có vẻ sẽ nhanh chóng, ít tốt kém?
GS Đỗ Đức Thái: (Cười). Vậy có thể nhập khẩu Hiến pháp của nước khác, nhập khẩu những bộ luật của nước khác về rồi Việt hóa để dùng không? Không thể nào làm như vậy được! Mỗi một dân tộc có một bản sắc, có một nền văn hóa riêng biệt. Học toán cũng là học để tiếp nhận, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chứ không chỉ đơn giản là học bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
Đằng sau việc học môn toán và tri thức toán học là phải là tiếp thu văn hóa toán học, cao hơn nữa là tính nhân văn của con người mà nền giáo dục phải mang lại. Khi viết sách giáo khoa toán thì chúng tôi rất chú trọng đến yếu tố nhân văn, văn hóa của đất nước, của con người Việt Nam.
Đối với môn toán thì chương trình quốc gia quy định rõ, phải dạy học sinh những thứ gì mà sau này cuộc đời các em cần đến. Vì vậy, chúng tôi lấy slogan cho toàn bộ Bộ sách Cánh Diều, đó là "Mang cuộc sống vào bài học. Đưa bài học vào cuộc sống". Nhà trường chính là cuộc sống của đứa trẻ! Chúng ta phải có trách nhiệm mở toang cánh cửa nhà trường cho cuộc sống ùa vào và các thầy cô giúp các em sử dụng học vấn toán học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Qua những buổi tập huấn trực tiếp cho các giáo viên ở khắp các tỉnh thành, chúng tôi cũng đã động viên nhau, cùng bước vào một trận chiến mới với tất cả niềm tin và sự hứng khởi. Và tôi tin vào sự hứng khởi, tinh thần trách nhiệm của các nhà giáo đối với con em chúng ta trong đợt đổi mới giáo dục, đổi mới SGK lần này.
Với các phương tiện công nghệ như hiện nay, việc trao đổi và hỗ trợ các thầy cô trong suốt quá trình giảng dạy theo SGK Toán Cánh Diều là rất thuận lợi. Chúng tôi đã lập ra trang Facebook: Phát triển SGK Toán Cánh Diều. Đến nay đã có khoảng 5.000 thành viên là các thầy cô giáo trên cả nước. Khi có bất cứ vấn đề gì phát sinh, mọi người cùng nhau trao đổi, thảo luận ngay được. Chúng tôi xin trân trọng kính mời các thầy cô tiếp tục đăng ký tham gia.
PV: Giáo sư đã nói nhiều nhược điểm của SGK Toán hiện hành. Nhưng chúng ta đều biết, những cuốn sách giáo khoa cũ cũng đã góp phần tạo ra nhiều nhân tài toán học xuất sắc như Lê Bá Khánh Trình, Ngô Bảo Châu... Với đợt cải cách này, Giáo sư có tin rằng Việt Nam sẽ xuất hiện thêm những cá nhân kiệt xuất?
GS Đỗ Đức Thái: Nguyên tắc của đào tạo tài năng là nguyên tắc hình chóp. Cái đáy càng rộng thì cái đỉnh càng cao. Khi chúng ta có 100 học sinh giỏi thì cái đỉnh nó chỉ hạn chế, nó chỉ được kỳ vọng vừa phải thôi, còn khi có tới 1.000 học sinh giỏi thì câu chuyện phải khác.
Khi cải cách giáo dục, thay mới SGK thì chúng ta kế thừa quá khứ nhưng cũng phải nhìn tới tương lai để đặt ra những mục tiêu lớn lao hơn. Cải tạo, thay mới để có nền tảng vững chắc, phát triển đồng bộ thì không chỉ cho phép chúng ta giải quyết vấn đề nâng cao học vấn chung, trình độ chung của nguồn nhân lực mà còn giúp chúng ta đào tạo mũi nhọn sâu sắc hơn.
PV: Giáo sư có cho rằng, việc đổi mới lần này là chậm so với đòi hỏi của thực tế xã hội?
GS Đỗ Đức Thái: Tôi nghĩ rằng chậm. Tôi hoàn toàn tán thành nhận định này. Ít nhất là chậm 5 năm. Giá mà chúng ta bắt đầu tiến hành cải cách vào quãng những năm 2014, 2015 thì tốt hơn rất nhiều. Tất nhiên khi đã chậm chân trong việc đổi mới, cải cách giáo dục thì chúng ta cũng mất đi những cơ hội để phát triển kinh tế, mất đi những cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với các nước lớn hơn. Bây giờ nói đến cạnh tranh giữa các nền kinh tế thì người ta nhìn vào chất lượng nguồn nhân lực chứ không phải nguồn nhân lực giá rẻ nữa rồi. Vậy nên rất đáng tiếc.
Tôi mong các cấp lãnh đạo Đảng, Chính phủ chỉ đạo một cách ráo riết để đẩy mạnh tốc độ sao cho chương trình cải cách giáo dục đi nhanh, đi đúng hướng để bù lại thời gian đã mất.
PV: Ông có lo lắng gì cho công cuộc đổi mới giáo dục, đổi mới SGK lần này không?
GS Đỗ Đức Thái: Tôi thấy còn yếu tố rất quan trọng mà nếu không thay đổi thì mọi mục tiêu đổi mới sẽ hỏng hết. Đó là vấn đề đánh giá giáo dục và thi cử. Tôi đã phát biểu nhiều lần về chuyện này. Các hình thức thi cử như hiện tại là rất có vấn đề. Lối thi trắc nghiệm như hiện nay nếu không thay đổi thì tôi nghĩ nó sẽ phá hỏng những cố gắng cải cách giáo dục.
Truyền thông phải can đảm, phải xông vào cùng các chuyên gia giáo dục để cho dư luận xã hội thấy rõ được những bất cập, để các cấp lãnh đạo thấy cần phải thay đổi. Chúng ta đều biết, dạy trẻ con thì không được nói dối. Người lớn là tấm gương để trẻ nhìn vào. Thế mà hồ sơ đăng ký vào lớp 6 của nhiều "trường điểm" ở Hà Nội đòi hỏi học sinh trong cả 10 học kỳ ở bậc tiểu học đều phải là điểm xuất sắc, thực chất là toàn bộ điểm 10 trên tất cả các môn học. Cái đó nếu không làm hàng fake thì lấy đâu ra nhiều trăm em (nếu không muốn nói đến con số hàng nghìn!) có được học bạ đẹp như vậy. Chúng ta đang dạy cho trẻ em, chứng minh cho trẻ em cái sự dối trá ngay từ nhỏ. Đấy là một ví dụ cho thấy cách đánh giá giáo dục rất phản giáo dục đang tồn tại.
Cũng xin nói thêm về báo chí, hiện nay tôi cho rằng các nhà báo hiểu sâu sắc về giáo dục còn ít quá, hoặc vì lý do nào đó mà việc truyền thông cho giáo dục còn hạn chế, và do đó truyền thông chưa góp phần xứng đáng vào việc thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục của đất nước. Tôi hy vọng các nhà báo sẽ đóng góp xứng đáng hơn vào sự nghiệp giáo dục của đất nước trong thời gian tới.
Xin trân trọng cám ơn Giáo sư!
Gỡ khó cho trường chuẩn quốc gia Một trong những nhiệm vụ ngành giáo dục và đào tạo TPHCM đặt ra trong năm học 2020-2021 là tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đến nay, mục tiêu này đang đứng trước nhiều thử thách, đòi hỏi sự chủ động vào cuộc, tích cực phối hợp của nhiều tổ chức, đoàn...