Định hướng ngành nghề từ đầu lớp 10
Ngay trong thời điểm nộp hồ sơ nhập học lớp 10, ban giám hiệu các trường THPT tại TP.HCM đã định hướng cho học sinh về lựa chọn khối thi, ngành nghề cho việc xét tuyển vào ĐH những năm sắp tới.
Học sinh trúng tuyển vào Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM) cùng phụ huynh đến nộp hồ sơ nhập học – ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Xếp lớp theo định hướng khối thi
Ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3), cho hay qua nhiều năm quan sát và tìm hiểu xu hướng chọn ngành, chọn nghề của học sinh nên nhà trường dự kiến xếp lớp theo định hướng xét tuyển như các lớp khối A, B, D, A1. Vì vậy trong thời gian quy định nộp hồ sơ lớp 10, hằng ngày nhà trường đều phân công 4 giáo viên có kinh nghiệm trong việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp để trao đổi, trò chuyện với phụ huynh, học sinh trước khi đưa ra quyết định. Một giáo viên phụ trách công việc tư vấn của trường này cho biết tư vấn là để giúp phụ huynh cũng như học sinh có những cơ sở để đưa ra quyết định trong việc chọn lớp học định hướng thì phải bắt đầu từ thế mạnh, sự yêu thích môn học đồng thời căn cứ vào mong muốn nghề nghiệp trong tương lai của chính học sinh.
Còn ông Nguyễn Hùng Khương, Hiệu phó Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), nói rằng từ những học sinh trúng tuyển vào trường, nhà trường tổ chức lớp học theo định hướng nâng cao một số môn để phục vụ cho mục đích xét tuyển ĐH. Theo đó, trường tổ chức 3 loại mô hình, chẳng hạn, lớp định hướng khối A và B học nâng cao 4 môn toán, vật lý, hóa học, sinh học. Còn lớp định hướng khối A1 và D học nâng cao các môn toán, vật lý, ngữ văn, tiếng Anh. Nhà trường mở lớp học nâng cao các môn có trong tổ hợp xét tuyển mới bao gồm toán, hóa học, ngữ văn, tiếng Anh. Ông Khương nhấn mạnh học sinh phải dựa vào năng lực học tập và đam mê để lựa chọn.
Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11) thông báo cụ thể, nhà trường tổ chức lớp học theo tổ hợp khối thi ĐH. Nhà trường gợi ý cho phụ huynh và học sinh những tiêu chí để làm căn cứ khi lựa chọn. Theo ông Nguyễn Cảnh Tân, Hiệu trưởng nhà trường, đối với lớp khối A, học sinh cần thỏa mãn điều kiện điểm thi tuyển sinh lớp 10 môn toán từ 5 trở lên, tổng điểm trung bình 3 môn toán, vật lý, hóa học lớp 9 từ 20 điểm trở lên. Những học sinh khác, ngoài điểm thi môn toán tương tự như khối A có thể học lớp khối A1 nếu có tổng điểm trung bình 3 môn toán, vật lý, tiếng Anh từ 20 điểm trở lên. Nếu muốn học khối B thì tổng điểm 3 môn toán, hóa học, sinh học cũng phải đạt từ 20 điểm trở lên. Còn nếu muốn học định hướng khối D, thì điểm thi tuyển sinh môn tiếng Anh phải đạt từ 5 trở lên và tổng điểm trung bình 3 môn toán, ngữ văn và tiếng Anh đạt từ 19,5 trở lên.
Có thể thay đổi trong năm học
Video đang HOT
Hiệu trưởng các trường THPT đều cho rằng, theo lý thuyết cũng như quy định thì đến trước kỳ thi THPT quốc gia, học sinh mới phải nộp hồ sơ đăng ký lựa chọn theo học ngành nào, trường ĐH nào. Nhưng để học đúng ngành mình yêu thích ở đúng trường ĐH phù hợp thì học sinh phải chuẩn bị kiến thức ngay từ lớp 10. Đặc biệt với sự thay đổi liên tục trong việc đánh giá thi cử như hiện nay, học sinh không thể chần chừ, chờ nước đến chân mới nhảy.
Do vậy, một hiệu phó trường THPT tại Q.Thủ Đức thông tin, dù trong hồ sơ nhập học, nhà trường cho học sinh đăng ký định hướng khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội nhưng sau một học kỳ, nhà trường sẽ cho đăng ký lại nếu có nhu cầu. Thậm chí, có thể chuyển đổi bất cứ lúc nào trong năm học nhưng phải có căn cứ thuyết phục.
Còn ông Hà Hữu Thạch cũng cho biết đến kỳ đăng ký lại sau đó khoảng một năm học, có khoảng 5 đến 10% học sinh thay đổi lựa chọn. Thường các em không thay đổi đột ngột mà hầu như thay đổi một trong 3 môn tổ hợp xét tuyển bởi có thể lúc này phát hiện ra thế mạnh vượt trội.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10), nhấn mạnh kiến thức ở bậc THCS chưa đủ liều lượng để định hướng một cách chính xác nhất về nghề nghiệp. Nên đây chỉ là bước tham khảo ban đầu và phần nào cũng là một yếu tố giúp học sinh có ý thức trong việc học tập để lựa chọn ngành nghề cho tương lai.
Theo thanhnien.vn
Nam sinh trường huyện trở thành thủ khoa tỉnh Thanh Hóa
Em Lê Hoàng Thái, học sinh lớp 12T1, Trường THPT Quảng Xương 1, huyện Quảng Xương là thí sinh có điểm thi các môn xét tuyển đại học cao nhất của tỉnh Thanh Hóa trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 với 27,65 điểm khối A.
Lê Hoàng Thái sinh ra trong gia đình có hai anh em, ở phố Tân Phong, thị trấn Quảng Xương, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Thái là con đầu, bố công tác trong quân đội, mẹ là giáo viên. Gia đình luôn là nguồn cổ vũ, động viên để Thái cố gắng trong học tập.
Em Lê Hoàng Thái, học sinh Trường THPT Quảng Xương 1, huyện Quảng Xương là thủ khoa tỉnh Thanh Hóa trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018
Ngay từ khi bước chân vào Trường THPT Quảng Xương 1, được nghe về những tấm gương, những thành tích học tập, phấn đấu của các anh chị đi trước nên Thái luôn nung nấu quyết tâm được ghi tên mình vào "bảng vàng" của nhà trường.
Năm học lớp 10, có một thời gian, Thái hơi chểnh mảng việc học. Cũng nhờ các thầy cô giáo và gia đình động viên, Thái đã trở lại "quỹ đạo" học tập, biết sắp xếp thời gian giữa việc học và chơi hợp lý hơn, có kế hoạch cụ thể.
Nhờ quyết tâm cao, suốt ba năm học THPT, Thái luôn là học sinh giỏi và nằm trong tốp đầu của trường. Hơn nữa, ngay từ những năm đầu cấp học, nhà trường đã phát hiện những học sinh có tố chất, từ đó tạo môi trường thuận lợi để các em thỏa sức sáng tạo, tư duy, bộc lộ năng khiếu của bản thân.
Tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, em Lê Hoàng Thái đã xuất sắc khi đạt tổng điểm 3 môn xét tuyển đại học cao nhất tỉnh Thanh Hóa với 27,65 điểm khối A. Trong đó: môn Toán 9,4 điểm; Hóa học 9,75 điểm và môn Vật lý 8,5 điểm.
"Trước lúc thi, em chỉ biết phải cố gắng hết sức. Sau khi thi xong, đối chiếu lại đáp án, em cũng tính được điểm số của mình, nhưng em thấy bất ngờ khi mình là người cao điểm nhất của Thanh Hóa".
Lê Hoàng Thái là học sinh nằm trong tốp đầu của Trường THPT Quảng Xương 1 (Ảnh: NVCC)
Nói về đề thi THPT quốc gia năm 2018, Thái nhận xét: "Đề thi năm nay khó hơn, mới lạ và dài hơn các năm trước. Với các bạn trường khác thì em không biết, nhưng với bản thân em nghĩ đề này khó đạt điểm tuyệt đối. Hơn nữa, với mức độ đề năm nay, học theo sách giáo khoa chỉ làm được khoảng 85-90%. Để làm được hết đề thi này phải có tư duy đột phá. Em nghĩ, những bạn làm được điểm 10 môn Toán thì thực sự là rất giỏi".
Luôn có thành tích học tập tốt ở trường và kết quả thi cao, nhưng theo Thái, phương pháp học tập của mình cũng không có gì đặc biệt. "Em thường xuyên ôn luyện ở lớp, về nhà lên mạng tìm tài liệu cũng như đề thi của các địa phương trong cả nước để không bị bất ngờ với các dạng đề thi. Không những vậy, em còn được các thầy cô giúp đỡ, "săn" tài liệu để ôn tập".
"Về phần lý thuyết, em đọc kỹ sách giáo khoa, còn với bài tập thì học phương pháp của thầy cô và chịu khó ôn luyện thêm các dạng đề. Thời gian học với em cũng vừa phải, không nhiều quá. Em cảm ơn các thầy cô giáo đã luôn động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập", Thái chia sẻ thêm.
Lê Hoàng Thái là một học sinh rất thông minh, luôn có lối tư duy độc lập, không lệ thuộc vào các suy luận sẵn
Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 T1, Trường THPT Quảng Xương 1, tự hào về cậu học trò của mình: "Em Lê Hoàng Thái là một học sinh rất thông minh, luôn có lối tư duy độc lập, không lệ thuộc vào các suy luận sẵn có trong sách vở hay của thầy cô giáo.
Cũng theo thầy Tuấn, trong quá trình học tập, ôn luyện, Thái không chấp nhận chỉ có một cách giải duy nhất cho một bài toán mà luôn cố gắng tìm thêm những hướng giải khác, sao cho ngắn gọn nhất.
Với kết quả đã đạt được trong kỳ thi vừa qua, Thái cho biết em đã nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Thái dự định sẽ chọn một trong hai ngành Công nghệ thông tin và Tự động hóa để theo đuổi ước mơ của mình.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Ước mơ của những cô cậu học trò nghèo Ước mơ là những điều to lớn nhưng cũng thật giản đơn với các cô cậu học trò nghèo: một chiếc máy tính để học toán, lớn thật nhanh và có một việc làm để gia đình bớt khổ... Nguyễn Tấn Lộc mồ côi cha mẹ, hiện đang sống với bà nội. Trong ảnh: Lộc đang trò chuyện cùng với một cán bộ...