Dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương
Những món ăn dưới đây được coi là “ thần dược” cho trẻ mắc bệnh còi xương cải thiện tình hình.
Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho. Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi – phốt pho; những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.
Dưới đây, là những món ăn cực kỳ bổ dưỡng cho trẻ bị còi xương mà các mẹ có thể làm cho con để giúp cơ thể trẻ phát triển nhanh chóng.
Cháo lòng đỏ trứng gà
Nguyên liệu:
– Trứng gà: 2 quả.
- Gạo 50g.
- Hành lá, gia vị.
Thực hiện:
- Trứng gà luộc chín, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ, sấy khô tán bột.
- Gạo rang vàng tán thành bột.
- 2 loại bột trên trộn đều với nhau rồi cho vào nồi, đổ nước vừa đủ.
- Đun cho cháo sôi kỹ, thêm hành và gia vị vừa đủ.
- Cho trẻ ăn lúc đói ngày 1 lần. Cần ăn trong khoảng 20 – 30 ngày.
Cháo tôm
Nguyên liệu:
- Tôm 150g.
- Gạo 50g.
- Gia vị vừa đủ.
Thực hiện:
Tôm rửa sạch, bóc vỏ và càng để riêng.
Thịt tôm giã thật nhỏ.
Video đang HOT
Vỏ, càng tôm sấy khô tán bột mịn.
Gạo xay thành bột.
Tất cả trộn đều, thêm bột gia vị, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo.
Khi cháo chín cho gia vị vừa ăn, đun cháo sôi lại là được.
Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 1 tháng.
Cháo cá quả
Cháo cá quả là món ăn dành riêng cho trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng. Cá quả rất bổ dưỡng, đồng thời chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe và phát triển hiệu quả hơn.
Chuẩn bị:
- Cá quả 1 con (300g), rau cải xoong 30g, gạo 50g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ.
Cách làm:
- Cá làm sạch bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy cho chín.
- Gỡ xương lấy thịt cá ướp gia vị, xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước.
- Gạo xay mịn thành bột.
- Rau cải xoong rửa sạch thái nhỏ.
- Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào quấy đều đợi đến khi cháo sôi lại là được.
- Cho trẻ ăn ngày 2 lần, cần ăn 20 – 30 ngày (có thể ăn cách ngày).
Cháo thịt cóc
Nguyên liệu:
- Thịt cóc 2 con, củ mài 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, muối vừa đủ. Chọn cóc vàng, chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần bằng nước cho sạch, nướng vàng, tán thành bột.
- Củ mài sấy khô, tán thành bột.
- Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột.
Trộn đều các loại bột cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ.
Cháo chín cho bột thịt cóc vào khuấy đều, khi sôi lại là được.
Ngày ăn 3 lần, dùng trong nhiều ngày.
Cháo chim cút
Nguyên liệu:
Chim cút 1 con, gạo nếp 30g, gạo tẻ 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ.
Thực hiện:
Chim cút làm sạch chỉ lấy phần thịt, ướp mắm muối trong 20 phút.
Vỏ quýt tán thành nhỏ thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp, nước vừa đủ ninh thành cháo.
Cho trẻ ăn ngày 1 lần, dùng liên tục 5-10 ngày.
Bột chân cua, hạt sen và đậu xanh
Chuẩn bị: Chân cua 300g, hạt sen 50g, đậu xanh 50g.
Cách làm:
- Chọn chân của những con cua khỏe, còn sống, rửa sạch sấy khô tán thành bột mịn.
- Tán mịn hạt sen, đậu xanh.
- Trộn đều các loại bột trên với nhau.
- Mỗi lần ăn dùng 1 thìa cà phê bột hòa vào nước cơm đặc hoặc nước cháo loãng, có thể thêm đường hay muối cho trẻ ăn.
- Ngày cho bé ăn 2 lần, và ăn liền 15 – 20 ngày.
Cháo xương sụn lợn
Nguyên liệu:
- Xương sụn lợn 100g.
- Gạo 50g.
- Hành, gia vị.
Cách chế biến
- Xương sụn lợn rửa sạch.
- Gạo xay thành bột.
- Luộc qua xương sụn, bỏ nước đi.
- Xào chín xương sụn rồi đổ nước vào ninh nhừ.
- Lọc thịt, bỏ phần xương, phần sụn giữ lại đem xay nhỏ.
- Tiếp tục cho gạo, sụn xay và thịt vào nồi hầm nhừ nhuyễn.
- Cho hành và gia vị vừa đủ.
- Trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 15 – 20 ngày.
Cha mẹ chú ý cho trẻ ăn đều đặn các món cháo trên đảm bảo tình trạng còi xương của bé sẽ được cải thiện rõ rệt.
Khuê Minh
Theo vietnamnet.vn
Trẻ bị còi xương khác với chậm tăng trưởng như thế nào
Còi xương với chậm tăng trưởng chiều cao có phải là một bệnh không? Con trai tôi 6 tuổi, cao 105 cm, có phải bé bị thấp còi? (Kim Anh)
Ảnh minh họa
T rả lời:
Chào bạn.
Còi xương và chậm tăng trưởng chiều cao là hai bệnh khác nhau. Bệnh còi xương ở trẻ em thường do cơ thể thiếu vitamin D, ảnh hưởng đến chuyển hóa và hấp thu canxi, photphat. Trẻ còi xương nặng có những biến dạng đặc hiệu trên xương như chân cong hình chữ X, chữ O, chuỗi hạt sườn...
Chậm tăng trưởng chiều cao có thể liên quan đến thiếu hụt hormone tăng trưởng (growth hormone).
Chiều cao tiêu chuẩn ở bé trai 6 tuổi trung bình từ 111,2 đến 121 cm. Con trai bạn cao 105 cm, thấp hơn so với chiều cao tiêu chuẩn. Để biết chính xác tình trạng của con là còi xương hay chậm phát triển, bạn nên đưa bé đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Nội tiết càng sớm càng tốt.
Bác sĩ Trần Quang Khánh
Trưởng khoa Nội tiết
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM
Theo vnexpress.net
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bà bầu ăn quá nhiều mì tôm? Mì tôm được khá nhiều người ưa chuộng vì hương vị cũng như không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, bà bầu ăn mì tôm có được không? Bà bầu ăn mì tôm có được không? Không phủ nhận những tác hại mì tôm mang lại, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, nếu biết cách ăn, chúng...