Dinh dưỡng cho F0 tại nhà
Người lớn mắc Covid-19 cần ăn đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng, trẻ em khuyến khích uống thêm sữa.
Dinh dưỡng cho F0 nhẹ và không có triệu chứng tại nhà giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng, theo Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm Covid-19 tại nhà , ngày 28/8 của Bộ Y tế.
Người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, giảm khả năng ăn uống. Do vậy cần chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt dẫn tới suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị.
“Dinh dưỡng hỗ trợ và cải thiện hàng rào bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày làm tăng sức đề kháng”, Bộ Y tế khuyến cáo.
Nguyên tắc chung
Ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.
Bổ sung một đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi…
Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá, đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng.
Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (tỏi, gừng) để tăng sức đề kháng.
Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.
Người dân Thừa Thiên Huế giúp bộ đội nấu cơm cho khu cách ly Covid-19. Ảnh: Võ Thạnh
Đảm bảo 8 nhóm thực phẩm, gồm: tinh bột, sữa và chế phẩm sữa, dầu mỡ, rau củ, thịt cá, trứng, các loại hạt, rau củ màu vàng – xanh thẫm.
Không bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường các bữa phụ. Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường dưới 10% tổng năng lượng ăn vào). Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ. Người thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thực phẩm nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.
Tránh đồ ăn, uống nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia. Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh, không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng. Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm, luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.
Video đang HOT
Với người trưởng thành: Nhu cầu năng lượng cơ thể 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày, chất đạm 15-20% tổng năng lượng, chất béo 20-25%, đường bột 50-65% tổng năng lượng.
Uống nước ấm và chia nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi khát. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Người sốt nên uống orezol để bù nước và điện giải.
Với trẻ em: Định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn. Chế độ ăn cân đối hàng ngày với 4 yếu tố chính: lipid (lipid động vật và lipid thực vật), vitamin và khoáng chất, thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate), protein (protein động vật và thực vật). Trẻ phải ít nhất có một bữa ăn trong ngày có cân đối khẩu phần.
Hàng ngày trẻ phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm. Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, mặn. Cung cấp đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi, tránh uống nước ngọt công nghiệp.
Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi sữa công thức tối thiểu 600 ml/ngày. Trẻ trên 2 tuổi cần 500 ml/ngày sữa công thức. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào dưới 70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế.
Bé trai 12 tuổi đã dừng phát triển chiều cao vì món ăn dinh dưỡng sai lầm của bố mẹ
Mỗi bậc cha mẹ đều mong con trẻ được khỏe mạnh, cao lớn nhưng nếu cung cấp dinh dưỡng sai cách sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Quan điểm dinh dưỡng sai lầm của cha mẹ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Ảnh minh họa
Câu chuyện được một đôi vợ chồng Trung Quốc chia sẻ trên mạng xã hội mới đây khiến không ít ông bố bà mẹ phải giật mình vì quan niệm sai lầm trong cách chăm sóc và nuôi dưỡng con trẻ.
Bản thân anh Vương cao 1,78m, vợ cao 1,64m và cậu con trai Đào Đào năm nay mới 12 tuổi nhưng đã cao tới 1,65m. Cậu bé cao hơn hầu hết bạn học trong lớp gần một cái đầu, có thể nói Đào Đào là người cao nhất lớp. Anh Vương rất vui, cảm thấy con trai mình chắc chắn sẽ cao hơn 1,8m.
Vốn rất quan tâm đến sự phát triển của con, anh Vương đã đưa Đào Đào đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, cũng như sự phát triển của cơ thể hay độ tuổi xương để xem con trai có thể cao thêm bao nhiêu.
Thật ngạc nhiên, bác sĩ nói với anh Vương rằng tuyến xương sụn của đứa trẻ đã sẵn sàng để dừng phát triển và một khi nó dừng phát triển, sẽ rất khó để tăng trưởng chiều cao trong tương lai. Nói cách khác, dù vẫn chưa bắt đầu bước vào tuổi dậy thì - giai đoạn có thể phát triển chiều cao nhanh chóng nhưng Đào Đào không thể cao thêm nữa. Là một người con trai, chỉ 1,65m quả thực là hơi thấp.
Anh Vương nói với bác sĩ rằng họ thường rất chú ý đến dinh dưỡng của đứa trẻ và thường cho con ăn canh hầm xương mỗi ngày. Bắt đầu từ mẫu giáo, Đào Đào ăn canh hầm xương 2-3 lần/tuần.
"Không phải nước hầm xương có thể bổ sung canxi sao?", anh Vương thắc mắc.
Bác sĩ nói với bố của Đào Đào: "Món canh xương hầm chứa rất ít canxi nhưng hàm lượng chất béo lại cao. Nếu cho trẻ ăn loại thức ăn giàu chất béo này thường xuyên sẽ dễ gây tích tụ mỡ trong cơ thể trẻ. Quá nhiều chất béo sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hormone tăng trưởng của trẻ, khiến trẻ dậy thì sớm, đẩy nhanh tuổi xương, không có lợi cho sự phát triển của trẻ".
Những thực phẩm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, dù trẻ thích đến mấy cũng nên hạn chế.
Canh xương hầm
Xương nhiều canxi nhưng nước xương hầm chỉ nhiều chất béo. Ảnh minh họa
Hàm lượng canxi trong xương cao nhưng hàm lượng canxi trong canh xương rất thấp, dù có ninh lâu đến mấy thì canxi gần như vẫn còn trong xương và hàm lượng canxi trong nước canh sẽ rất nhỏ. Ngược lại, sau xương được ninh lâu, thành phần chính trong nước canh sẽ là tủy xương, chứa nhiều chất béo.
Vì vậy, trẻ dùng canh xương nhiều sẽ khiến nguy cơ béo phì tăng cao. Béo phì là kẻ thù của sự phát triển của trẻ, khi trẻ bị béo phì, hàm lượng men aromatase trong mô mỡ sẽ tăng lên dẫn đến tăng estrogen làm tuổi xương của trẻ tăng lên và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Nước ngọt
Trẻ em thường thích uống nhiều loại nước ngọt khác nhau. Tuy hương vị rất được trẻ em ưa thích nhưng những đồ uống này lại không tốt cho chiều cao của trẻ.
Các loại nước ngọt có ga như Cola chứa nhiều phốt pho nhưng quá nhiều phốt pho sẽ thúc đẩy quá trình thất thoát canxi, dẫn đến thiếu hụt hàm lượng canxi ở trẻ, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của xương.
Để khiến hương vị ngon hơn, những đồ uống này sẽ thêm rất nhiều đường. Đường trắng là thực phẩm có hàm lượng calo cao, chỉ có thể cung cấp calo cho trẻ chứ không cung cấp vitamin, khoáng chất, protein... Do đó, trẻ uống nhũng loài đồ uống này chỉ dễ tăng cân mà không có lợi cho việc phát triển chiều cao.
Bánh ngọt
Kem được sử dụng trong các cửa hàng bánh thường là kem thực vật, chứa một lượng lớn axit béo chuyển hóa, không tốt cho cơ thể của trẻ. Nó chỉ làm tăng lượng mỡ trong cơ thể của trẻ, khiến trẻ béo phì và ảnh hưởng đến chiều cao.
Thức ăn nhanh
Nguyên liệu dùng trong thức ăn nhanh không được đảm bảo mà lại thêm nhiều gia vị như bột ngọt. Bột ngọt sẽ cản trở quá trình hấp thu kẽm trong cơ thể, trẻ thiếu kẽm cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và biếng ăn.
Ngoài ra, thức ăn nhanh có nhiều muối, nếu ăn quá nhiều muối, trẻ sẽ đào thải lượng natri dư thừa ra ngoài, khi trẻ bài tiết natri cũng sẽ đào thải canxi, dẫn đến thiếu hụt canxi trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Những loại thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao
Cá
Cá là một trong những thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao tốt nhất. Ảnh minh họa
Một trong những thức ăn giúp phát triển chiều cao tốt nhất là cá. Cá hồi và cá ngừ là hai loại cá rất giàu vitamin D và protein. Trẻ dùng nhiều cá ngừ sẽ giúp tăng chiều cao.
Ngoài ra, nên khuyến khích bé dành nhiều thời gian hoạt động ngoài trời để vitamin D trong ánh mặt trời có thể giúp hấp thụ canxi tốt, nhờ đó trẻ có thể đạt chiều cao lý tưởng.
Trái cây và rau quả tươi
Việc tiêu thụ nhiều rau quả tươi cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Những loại trái cây như đu đủ, cà rốt, bông cải, rau bó xôi là những loại thực phẩm giàu chất xơ, kali, folate, đặc biệt là vitamin A, sẽ giúp phát triển xương và mô cho trẻ.
Ngoài ra, vitamin C trong những loại trái cây có múi cũng hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ và còn giúp bé khỏe mạnh hơn.
Sữa
Sữa là thức uống giàu canxi giúp thúc đẩy quá trình phát triển, đồng thời giúp xương bé trở nên chắc khỏe. Bên cạnh đó, vitamin A có trong sữa giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi tốt hơn. Bên cạnh đó, sữa cũng là nguồn cung cấp protein rất tốt, giúp tăng trưởng các tế bào trong cơ thể.
Ngũ cốc
Ngũ cốc không những là nguồn năng lượng dồi dào mà còn là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin, sắt, magiê và selen. Ngoài ra, ngũ cốc còn rất giàu calorie, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Điển hình như gạo lứt, mì ống và lúa mì nguyên chất là thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao.
Đậu nành
Đậu nành là thực phẩm giàu protein nhất trong các thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao có nguồn gốc từ thực vật, hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển xương ở trẻ.
Sữa đậu nành cũng chứa nhiều chất xơ, đồng, sắt, niacin và nhiều dinh dưỡng thực vật hơn hẳn so với sữa bò. Điều này rất cần thiết để phát triển não bộ, ổn định đường tiêu hóa cho trẻ.
1.000 ngày đầu đời là giai đoạn duy nhất giúp tăng trưởng chiều cao khi trưởng thành Ngày 15-4, Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Mạng lưới các tổ chức xã hội vì dinh dưỡng Việt Nam tổ chức hội thảo thúc đẩy triển khai chương trình "Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em, góp phần nâng cao tầm vóc,...