Đình chỉ tuyển sinh nhiều ngành vì không có GV cơ hữu
Ngày 30/12, Bộ GD&ĐT đã công bố kết luận thanh tra 24 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) về việc thực hiện cam kết thành lập trường. Bộ GD&ĐT cũng đã ngừng tuyển sinh với 12 ngành không có giảng viên tiến sĩ, thạc sĩ.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT khi mở ngành thì phải có ít nhất 1 tiến sĩ và 3 thạc sĩ. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy có tới 41 ngành của nhiều trường không có tiến sĩ; 12 ngành không có tiến sĩ và không có thạc sĩ, thậm chí có ngành chưa có giảng viên cơ hữu. Nhiều giảng viên chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết đã đình chỉ tuyển sinh đối với 12 ngành thuộc 4 trường, trong đó 3 trường vì ngành học chưa có giáo viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
Cụ thể, Trường ĐH Chu Văn An, đình chỉ tuyển sinh 4 ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình; Tiếng Anh, Tiếng Trung, Việt Nam học.
Video đang HOT
Trường ĐH Lương Thế Vinh bị đình chỉ tuyển sinh 4 ngành: Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử; Công nghệ thực phẩm; bảo vệ thực vật; Khoa học thư viện.
Trường ĐH Nguyễn Trãi, đình chỉ tuyển sinh 2 ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình, Kinh tế.
Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng bị đình chỉ tuyển sinh 2 ngành: Kế toán và Quản trị kinh doanh do chưa có giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ và tỷ lệ SV/GV quá cao.
Bộ GD&ĐT cũng đồng thời cảnh báo đến năm 2013 nếu các ngành nêu trên vẫn không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đình chỉ tuyển sinh thì sẽ xem xét thu hồi quyết định mở ngành đào tạo các ngành này.
Trong đợt kiểm tra lần này, Bộ cũng đã có văn bản cảnh báo về việc đề nghị giải thể các trường nếu không thực hiện được cam kết.
Theo VTC
Cần bắt buộc các cơ sở giáo dục ĐH kiểm định chất lượng
"Kiểm định chất lượng đào tạo là hoạt động nhằm mục đích bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, do vậy phải trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học".
Đó là ý kiến trong báo cáo thẩm tra sơ bộ của của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng về Dự án Luật giáo dục đại học (GDĐH) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến chỉ đạo.
Dự thảo Luật GDĐH đã dành hẳn chương VII quy định về bảo đảm chất lượng đào tạo, trong đó có quy định về kiểm định chất lượng GDĐH. Tuy nhiên, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng cho rằng: "Các quy định liên quan đến vấn đề này trong Dự thảo Luật mới chỉ dừng lại ở mức độ đề ra các nguyên tắc cơ bản và khái quát, chưa đủ cụ thể và cũng chưa đề cập rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ sở GDĐH trong công tác kiểm định chất lượng đào tạo".
Thường trực Ủy ban đề nghị quy định hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục là bắt buộc đối với cơ sở GDĐH và áp dụng các hình thức kiểm định chất lượng bắt buộc, kiểm định chất lượng tự nguyện theo hướng hoạt động kiểm định chất lượng đào tạo phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước thì do cơ quan quản lý nhà nước về GDĐH chỉ định. Còn việc kiểm định nhằm đáp ứng nhu cầu bảo đảm và nâng cao chất lượng thì cơ sở GDĐH tự lựa chọn về thời điểm và tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo.
Cần quy định rõ trong Luật về quy trình và chu kỳ kiểm định, quy trình công khai hóa kết quả kiểm định chất lượng; chính sách ưu tiên, khuyến khích các cơ sở GDĐH tham gia kiểm định chất lượng đào tạo nhằm phấn đấu bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, nhà trường, xã hội và người học; quy định việc sử dụng kết quả kiểm định làm căn cứ để phân loại chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH, trên cơ sở đó có chính sách đầu tư, giao nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu KH - CN và trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở GDĐH cũng như chế tài đối với cơ sở GDĐH không đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo. Cần có các quy định về điều kiện thành lập các cơ sở kiểm định chất lượng độc lập; việc công nhận kết quả kiểm định chất lượng giáo dục giữa các tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo; giải quyết tranh chấp về kết quả kiểm định, chất lượng đào tạo; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm định viên....
Đồng thời, Thường trực Ủy ban đề nghị ban hành một bộ chuẩn quốc gia về chất lượng GDĐH và yêu cầu về chất lượng tối thiểu đối với các chương trình đào tạo đại học. Theo đó, Luật cần quy định chỉ cho phép thực hiện những chương trình bảo đảm yêu cầu về chất lượng tối thiểu và khuyến khích các cơ sở GDĐH nâng cao chất lượng đào tạo, hướng đến chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế.
Cần bắt buộc các cơ sở giáo dục ĐH kiểm định chất lượng để người học lựa chọn.
Tại buổi thảo luận về Dự thảo Luật GDĐH của Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận tán thành vấn đề kiểm định chất lượng là bắt buộc và chính đáng nhưng người đứng đầu ngành giáo dục đề nghị Thường vụ Quốc hội cân nhắc lại.
Bộ trưởng Luận giải thích: "Chúng tôi khảo sát 150 nước, có khoảng 200 tổ chức kiểm định thấy rằng nước nào cũng quan tâm tới kiểm định chất lượng và đều có tổ chức kiểm định nhà nước nhưng mà tuyệt đại bộ phận tất cả các nước đó trừ Hungary có tổ chức kiểm định bắt buộc còn 149 nước có tổ chức kiểm định nhưng là hoạt động khuyến khích để các trường tham gia".
Tán thành với ý kiến của Ủy ban VH GD TNTN&NĐ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: "Cần có kiểm định chất lượng giáo dục bắt buộc. Nhà nước cần phải đưa ra quy định bắt buộc về kiểm định và công bố chuẩn toàn quốc, phân loại trường theo các cấp độ khác nhau. Trên cơ sở phân loại đó cần có tổ chức kiểm định độc lập, nhà nước kiểm tra, giám sát và công bố hoặc các trường tự kiểm định, tự công bố trên bộ chuẩn của Nhà nước thì người học mới tin và lựa chọn vào học như vậy mới xã hội hóa được".
Theo DT
Trung Quốc: Lo ngại về việc xóa bỏ chuyên ngành khó xin việc Quyết định mới đây của Bộ Giáo dục Trung Quốc về việc loại bỏ những chuyên ngành đại học có ít triển vọng việc làm đã khiến các chuyên gia nhận định rằng việc này sẽ dẫn đến "xu hướng vụ lợi" trong giáo dục đại học. Cần phải thực hiện các nỗ lực để điều chỉnh các chuyên ngành theo sự phát...