Đình chỉ, cảnh cáo 7 nam sinh đạp vào đầu bạn
Nhóm nam sinh tại Nam Định đạp vào đầu bạn trong lớp học đã bị đình chỉ, cảnh cáo trước toàn trường. Thầy hiệu trưởng tự nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo vì để xảy ra vụ việc.
Ngày 22/2, ông Nguyễn Thái Sơn, Hiệu trưởng trường THCS Nghĩa Trung (xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) thông tin, 7 học sinh tham gia đánh hội đồng bạn ngày 12/2 đã bị kỷ luật đình chỉ, cảnh cáo, phê học bạ.
Cụ thể, Hội đồng kỷ luật nhà trường chia ra làm 3 mức phạt. Mức thứ nhất, học sinh bị đình chỉ 3 ngày, phê học bạ; mức thứ hai bị cảnh cáo trước toàn trường, phê học bạ.
Ngoài ra, một nữ sinh được nhóm đánh bạn giao quay video về sự việc bị khiển trách trước toàn trường, thông báo cho gia đình.
Cũng theo thầy hiệu trưởng, các hình thức cảnh cáo, kỷ luật đều dựa trên mục đích giáo dục, răn đe là chính.
Học sinh Thanh bị 7 bạn khác đánh ngay trong lớp học. Ảnh cắt từ clip.
Hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết ông tự nhận mức cảnh cáo khi để sự việc đáng tiếc xảy ra trong trường học, gây dư luận xấu khi clip lan truyền trên mạng xã hội.
Hội đồng nhà trường cũng tiến hành họp, kiểm điểm từ hiệu trưởng, hiệu phó và giáo viên có học sinh liên quan, giáo viên trực tuần…
Học sinh bị 7 bạn đánh hội đồng trong lớp là em Thanh đã quay trở lại trường học sau khi được gia đình đưa đi chụp chiếu hai lần tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện 198 – Bộ Công an.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy Thanh không bị thương tổn vùng đầu, bị chấn thương phần mềm. Tuy nhiên, hiện tại theo chia sẻ của nam sinh, em vẫn bị đau đầu.
Hiệu trưởng trường THCS Nghĩa Trung cho biết sau khi ổn định sức khỏe, Thanh sẽ được nhà trường sắp xếp dạy bù để đảm bảo chương trình học.
Ngày 7/2, hai em tên Nghĩa và Khánh xảy ra mâu thuẫn. Nghĩa xô Khánh ngã khiến bạn bị rách quần và gai cọ đâm vào chân. Sau đó, Nghĩa bị một số học sinh lớp 8 đánh trả thù cho Khánh.
Thanh đã báo sự việc cho gia đình Nghĩa nên bị nhóm học sinh đánh hội đồng để “dằn mặt” ngày 12/2. Sự việc xảy ra ngay trong lớp, có học sinh khác chứng kiến.
Theo Zing
Chuyên gia hiến kế cực hay để phát hiện trẻ bị cô giáo đánh đập
Làm sao để nhận ra con mình bị bạo hành ở trường, không phải ai cũng biết. Chuyên gia đã bày những cách để sớm phát hiện trẻ bị cô giáo đánh đập.
Ông Nguyễn Trọng An bức xúc về việc cô giáo đánh trẻ mầm non
Ngày 5/2, trên mạng xã hội lan truyền clip "trẻ bị cô giáo mầm non lấy dép đánh vào đầu vì "ị" đùn".
Clip khiến cư dân mạng, các bậc phụ huynh bất bình, sôi sục. Theo đó, clip này quay lại cảnh cô giáo chỉ tay vào mặt học sinh sau đó cầm một chiếc dép tổ ong đập 2 cái vào đầu đứa trẻ khoảng 2 tuổi.
Trong clip cũng xuất hiện hình ảnh một cô giáo cho tay vào túi quần, chỉ vào mặt và có những lời nói quát tháo trẻ vì các con ị đùn. Mặc kệ đứa trẻ khóc, cô giáo vẫn quát tháo ầm ĩ khiến đứa trẻ vô cùng sợ hãi và càng khóc to hơn.
Muốn trẻ nghe lời, không nên dùng vũ lực
Chia sẻ với phóng viên về sự việc, ông Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Trẻ em bày tỏ: "Tôi rất bức xúc, không hiểu tại sao hướng tới sự thánh thiện cho trẻ em mà cô giáo lại có hành động độc ác với trẻ em đến vậy.
Ông An nói tiếp: "Tôi rất đau xót trước cảnh như thế này vì chứng kiến cảnh cô giáo đánh học sinh chỉ vì "ị" đùn".
"Nhiều năm làm trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ trẻ em, những chuyện hành hạ trẻ em luôn khiến tôi bức xúc, ám ảnh và căm hận. Tôi rất buồn, xót xa!", bác sĩ An chia sẻ.
Theo ông An, nguyên nhân sâu xa của những vụ cô giáo đánh học sinh là do các cô chưa thực sự có tình thương yêu từ tận trái tim đối với trẻ. Tuổi mầm non là lứa tuổi khó làm chủ được hành vi của bản thân. Vì thế trẻ tè dầm, ị đùn, khóc hay lười ăn là chuyện quá bình thường.
"Một giáo viên mầm non thành công phải là người biết sử dụng những kĩ năng sư phạm để các con biết nghe lời chứ không phải dùng bạo lực.", ông An chia sẻ.
Cũng bày tỏ quan điểm bất bình về sự việc cô giáo mầm non đánh trẻ, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, Giám đốc Công ty tâm lý An Việt Sơn cho rằng, bạo lực học đường, nhất là bạo lực với trẻ mầm non ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sự phát triển trí tuệ của các con.
Bị cô giáo dùng bạo lực khiến các con trở nên tự ti, sợ hãi khi làm tất cả mọi việc khiến tài năng của các con bị thui chột. Nếu bạo lực kéo dài ảnh hưởng tới phát triển tính cách, khiến các con không dám làm chủ bản thân, có ý tưởng nhưng không dám thực hiện vì sợ bị phạt.
Hơn thế, khi các con chứng kiến cảnh cô giáo dùng bạo lực với bạn cùng lớp các con sẽ hình thành suy nghĩ "xử lý sự việc bằng bạo lực". Điều này cực kì nguy hại với bản thân các con và ảnh hưởng lớn tới xã hội.
Chuyên gia nghiên cứu Nguyễn An Chất cho rằng, trẻ bị bạo hành thường có dấu hiệu giống trầm cảm hoặc bị trầm cảm...
Cách phát hiện con bị bạo hành
Hiện nay, tại các trường mầm non, hầu hết đều sử dụng camera giám sát cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ của các cô giáo.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng, camera chỉ là phương tiện khiến các bậc phụ huynh tạm yên tâm khi nhìn thấy mọi hoạt động của con ở trường chứ không ngăn chặn triệt để nạn bạo lực với trẻ.
Bởi lẽ, các cô giáo là người có thể nắm rõ được vị trí và góc quay của camera tới chỗ nào là hết. Nếu không kiềm chế được bản thân, các cô hoàn toàn có thể đưa con ra "góc khuất" để dọa nạt, để dùng bạo lực nếu các con không nghe lời.
Theo chuyên gia, trẻ bị bạo hành thường có dấu hiệu giống trầm cảm hoặc bị trầm cảm; lo âu, sợ hãi và căng thẳng, đêm ngủ không ngon, dễ giật mình, có ác mộng, nghiến răng, cắn móng tay, lười ăn, dễ khóc, khi ăn dễ nôn trớ, thở nhanh, hồi hộp, toát mồ hôi, sợ hãi mỗi khi bố mẹ nhắc tới vấn đề đi học.
Ngoài những dấu hiệu trên, cha mẹ có thể phát hiện sớm con bị bạo hành bằng cách hãy quan sát cơ thể con sau mỗi ngày ở trường về, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân và đầu các khớp tay con xem có dấu hiệu gì bất thường hay không.
Bên cạnh đó, với những bé đã biết nói, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con, hỏi han con để bé kể những chuyện vui buồn ở lớp.
Theo Danviet
Vụ án Trần Văn Vót: Con gái được mời bố ăn cơm sau 24 năm xa cách Theo con gái của ông Trần Văn Vót (Hà Nam), sau thời gian được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để về nhà chữa bệnh, sức khỏe ông Vót vẫn rất yếu. Hàng ngày ông ngồi thẫn thờ đôi mắt buồn bã. Ông Vót (áo trắng) được hàng xóm đến thăm hỏi. (Ảnh: NVCC) Bệnh chưa khỏi sẽ được tạm đình...