Điều trị thành công một trường hợp trẻ sống thực vật
Trung tâm điều trị Oxy Cao áp (thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga TPHCM) vừa điều trị thành công một trường hợp trẻ sống thực vật.
Bs Nguyễn Kim Phong, phụ trách trung tâm, cho biết: Bệnh nhi M.L.T.T 5 tuổi, ngụ khóm 4, phường 1, thành phố Sóc Trăng, nhập viện do uống cây cỏ bị nhiễm độc, nôn nhiều, sốt cao hôn mê. Đi bệnh viện cấp cứu, lọc máu liên tục, thở máy, bệnh nhi qua cơn nguy hiểm. Sau đó, điều trị tại nhiều bệnh viện tỉnh, thành nhiều tháng, bé vẫn trong tình trạng sống thực vật.
Bé T. cùng mẹ sau một lần điều trị Oxy cao áp
Bé T. được chuyển tới Trung tâm điều tri Oxy Cao áp ngày 11-8-2020. Sau hơn 20 ngày điều trị oxy cao áp bé có tín hiệu hồi phục về nhận thức, giao tiếp, biểu hiện tình cảm với người thân quen. Bé hồi phục dần chức năng vận động. Từ chỗ nằm liệt, đôi khi gồng cứng, bé đã cử động tay chân. Mức độ hồi phục thần kinh, vận động nhanh dần. Đến nay sau hai tháng điều trị oxy cao áp bé đã trở lại gần như bình thường, vui chơi như các trẻ cùng độ tuổi khác.
Trong thời gian qua, Trung tâm điều trị oxy cao áp đã điều trị nhiều bệnh nhi thiếu oxy não, sống thực vật trong đó có những trường hợp nặng tương tự như trường hợp bé T.
Bé T. đã trở lại gần như bình thường, vui chơi như các trẻ cùng độ tuổi khác
Video đang HOT
Thiếu oxy não là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở người nhiều tuổi. Với trẻ em tuy ít gặp nhưng phần nhiều trong số đó để lại hậu quả nặng nề. Bệnh hiện có xu hướng tăng. Cũng như ở người lớn, thiếu oxy não ở trẻ em có thể là bệnh tiên phát hoặc thứ phát, gặp ở nhiều bệnh cảnh khác nhau. Trẻ em thiếu oxy não cấp thường do ngạt khi sinh, sốt cao co giật, đuối nước, ngộ độc khí oxyd carbon, dị vật đường thở… Dạng kéo dài thường gặp ở các bé bị các bệnh về máu, hen, động kinh, dị tật tim mạch bẩm sinh …
Hệ thần kinh nói chung, não bộ nói riêng rất quan trọng với cuộc sống. Khi bị bệnh, đó không chỉ là bệnh của não mà nhanh chóng ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác. Với trẻ em, điều này càng thể hiện rõ vì những năm đầu của cuộc sống là giai đoạn biệt hóa, phát triển nhanh của hệ thần kinh. Bị bệnh vào thời điểm này, não ảnh hưởng nhiều tới phát triển chung về thể lực, trí tuệ, tương lai của trẻ
Bình thường não sử dụng tới 25% tổng lượng oxy cung cấp cho toàn cơ thể. Khi bị bệnh để hồi phục não càng cần nhiều oxy hơn. Không đủ oxy, não nhanh bị tổn thương, nhiều khi tổn thương nặng nề chỉ sau 5 đến 10 phút.
Thiếu oxy não trẻ em, nhất là những trường hợp nặng dễ đưa đến hậu quả nặng nề, để lại những di chứng khó khắc phục về sau. Nếu được chữa trị sớm, kịp thời, dùng liệu pháp oxy cao áp sẽ giúp nhanh chóng vượt qua nguy hiểm, sớm hồi phục, nhiều khả năng hồi phục hoàn toàn.
Cảnh báo gia tăng bệnh thận mạn tính trên toàn cầu
Các nhà khoa học cho biết, tỷ lệ người chết vì bệnh thận trên toàn cầu đã tăng mạnh trong 27 năm qua và nhiều trường hợp tử vong này có thể phòng ngừa được.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh thận mạn tính
Khi một người mắc bệnh thận mạn tính (CKD), thận của họ sẽ dần ngừng hoạt động sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Thông thường, thận lọc chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu, khi thận bị tổn thương khiến cho các chất lỏng này tích tụ lại.
CKD không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, nhưng nếu không phát hiện sớm và không được điều trị, CKD sẽ tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối. Điều này đòi hỏi phải điều trị lọc máu hoặc ghép thận.
Các nhà khoa học đã ước tính rằng 14% dân số Hoa Kỳ mắc bệnh CKD. Những người mắc bệnh thận cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nhiều, đây là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở những người mắc bệnh CKD. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở những người được lọc máu cao gấp 10-20 lần so với dân số nói chung.
Tăng huyết áp hoặc đái tháo đường thường gây ra CKD. Ngoài ra nhiễm HIV hoặc tiếp xúc với độc tố hoặc kim loại nặng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, nhiều khi cũng không biết được nguyên nhân chính của CKD.
Không có cách chữa trị CKD, mặc dù thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Những người trong giai đoạn sau của bệnh cần điều trị thay thế thận đắt tiền, ví dụ lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Bệnh thận mạn tính có thể dẫn tới suy thận.
Gia tăng CKD trên toàn cầu
Tạp chí Lancet gần đây đã công bố một nghiên cứu về tính toán gánh nặng sức khỏe toàn cầu của CKD (một phần của Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu hàng năm). Nghiên cứu dịch tễ học quan sát này là một trong số nhiều nghiên cứu được thiết kế để tính toán và so sánh tác động sức khỏe của 359 bệnh và thương tật, và 85 yếu tố nguy cơ trên 195 quốc gia.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin từ các tài liệu được xuất bản, hồ sơ y tế, đăng ký bệnh thận giai đoạn cuối và dữ liệu khảo sát hộ gia đình. Họ đã sử dụng mô hình thống kê để tính toán gánh nặng toàn cầu của CKD, bao gồm các tính toán về tỷ lệ tử vong, số năm tử vong và số năm điều chỉnh cho tình trạng khuyết tật.
Báo cáo cho biết, trên toàn cầu gần 700 triệu người mắc CKD trong năm 2017 và 1,2 triệu người đã chết vì căn bệnh này. Ngoài ra, có 1,36 triệu ca tử vong do bệnh tim mạch, do chức năng thận bị suy giảm.
Khi các nhà nghiên cứu so sánh với các năm trước, họ thấy rằng tỷ lệ tử vong đối với CKD đã tăng hơn 41% trong khoảng thời gian 1990 -2017. Điều này có nghĩa là CKD chuyển từ nguyên nhân gây tử vong thứ 17 trên toàn cầu lên thứ 12. Tỷ lệ bệnh thận giai đoạn cuối được điều trị bằng lọc máu cũng tăng 43,1% cùng với ghép thận đã tăng 34,4%.
Những bệnh nhân suy thận nặng cần điều trị lọc máu hoặc ghép thận.
Dữ liệu cho thấy sự khác biệt về gánh nặng sức khỏe của CKD giữa các quốc gia với hầu hết gánh nặng toàn cầu ở các quốc gia phát triển thấp và trung bình.
TS. Theo Vos, Giáo sư khoa học đo lường sức khỏe tại Viện nghiên cứu và đánh giá sức khỏe tại Đại học Washington, Seattle cho biết, bệnh thận mãn tính là một kẻ hại chết người toàn cầu. Bằng chứng rất rõ ràng là hệ thống y tế của nhiều quốc gia không thể theo kịp nhu cầu lọc máu. Khi các trường hợp mắc CKD vượt xa và vượt quá khả năng xử lý của các hệ thống y tế, hậu quả là người bệnh sẽ tử vong.
Ở các quốc gia không có hệ thống y tế được thiết kế để đếm các trường hợp mắc bệnh CKD, sẽ luôn có một khoảng cách giữa các con số ước tính và số người thực sự mắc bệnh.
Ăn mực để trong tủ lạnh 1 tuần, cậu bé 11 tuổi có thể phải chạy thận cả đời do suy thận cấp Mực nướng, mực khô, râu mực... người thích ăn hải sản phải rất ghiền món này nhưng nhiều người chưa bao giờ tưởng tượng được việc để con mực trong tủ lạnh cả tuần lại có thể gây ra thảm họa lớn như vậy. Trong kỳ nghỉ thu, cậu bé 11 tuổi Tiêu Phàm ở Đông Quan (Trung Quốc) đã về quê ở...