Bố tôi bị viêm cầu thận cấp , đang điều trị tại bệnh viện. Tôi nghe nói bệnh này có thể dẫn đến biến chứng nặng. Xin quý báo tư vấn giúp.
hoaha@yahoo.com
Ảnh minh họa
Viêm cầu thận cấp hậu nhiễm liên cầu trùng là thể viêm cầu thận cấp thường gặp chủ yếu ở những nước đang phát triển. Bệnh viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau khi người bệnh đã bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn trước đó.
Ở người lớn, đa số bệnh viêm cầu thận cấp xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn mũi họng , trái lại ở trẻ em bệnh viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn ngoài da và thường chiếm tỷ lệ cao hơn.
Bệnh có các biểu hiện phù, tăng huyết áp , đái ít hoặc vô niệu. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng bao gồm suy tim cấp, phù não cấp, suy thận cấp (các biến chứng này chiếm khoảng 10% các trường hợp viêm thận).
Đặc biệt, viêm cầu thận cấp có thể vô niệu ( suy thận cấp) là biến chứng nặng, điều trị rất khó khăn, tỷ lệ tử vong cao. Còn biến chứng não thì ít gặp hơn và cũng nhẹ hơn hai biến chứng trên.
Đặc biệt trường hợp viêm cầu thận cấp thể vô niệu thì quá trình theo dõi điều trị phải rất chặt chẽ. Chế độ ăn hạn chế protid và ăn nhạt tuyệt đối. Nếu có vô niệu kéo dài trên 4 ngày và tình trạng suy thận ngày càng nặng phải tiến hành lọc máu ngoài thận.
Để tránh biến chứng, khi có dấu hiệu viêm cầu thận (phù, tăng huyết áp , đái ít) cần đi khám và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.
Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, lây lan nhanh và đang có diễn biến phức tạp. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, cũng có thể ở người lớn.
Trước diễn biến mới của bệnh này trong thời gian gần đây, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3593/QĐ-BYT ngày 18-8-2020 "Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu".
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng, chống bệnh bạch hầu.
Tiêm vắc xin - biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất, đặc biệt là thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đối với trẻ em dưới 1 tuổi bắt đầu được tiêm chủng, cần tiêm 3 mũi cơ bản và 3 mũi nhắc lại đến năm 15 tuổi.
Đối với trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa được tiêm chủng trước đây hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng thì tiêm 3 mũi vắc xin cơ bản và 2 mũi vắc xin nhắc lại.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng lưu ý các biện pháp phòng bệnh bạch hầu. Cụ thể, người dân cần chủ động tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ, đúng lịch theo quy định; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hằng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc, nghi ngờ mắc bệnh; thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; bảo đảm vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh, người dân phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc kháng sinh dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch sớm
Bộ Y tế yêu cầu tiến hành các biện pháp chống dịch càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ca nghi ngờ đầu tiên. Tất cả trường hợp nghi ngờ hoặc có thể mắc bệnh phải được đeo khẩu trang và cách ly ngay tại cơ sở y tế; được điều trị đặc hiệu ngay kể cả khi chưa có kết quả xét nghiệm. Ca bệnh nghi ngờ cần phải cách ly riêng biệt với ca bệnh xác định.
Nếu dịch xảy ra trong trường học thì tất cả học sinh có biểu hiện sốt, đau họng hoặc có các triệu chứng khác nghi ngờ mắc bệnh đều phải nghỉ học và đưa tới cơ sở y tế để quản lý, điều trị và lấy mẫu xét nghiệm.
Các địa phương cần lập danh sách người tiếp xúc gần với ca bệnh, tổ chức cách ly tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh, hướng dẫn người tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế; tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc gần để xét nghiệm.
Bên cạnh đó, tại khu vực có ổ dịch như nhà bệnh nhân và các hộ liền kề xung quanh; nhà trẻ, lớp học, cơ quan, đơn vị cần được khử trùng và xử lý môi trường. Đồ dùng của bệnh nhân hoặc gia đình có ổ dịch cần được sấy, luộc hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời. Các hộ gia đình thực hiện thông khí. Hạn chế các sự kiện tập trung đông người trong khu vực ổ dịch.
Bộ Y tế cũng hướng dẫn dùng kháng sinh dự phòng cho tất cả người tiếp xúc gần và những người có liên quan dịch tễ trong ổ dịch càng sớm càng tốt. Các địa phương tổ chức tiêm vắc xin chống dịch trong ổ dịch và các khu vực lân cận càng sớm càng tốt; tùy theo kết quả điều tra dịch tễ và đặc điểm từng ổ dịch để quyết định phạm vi, đối tượng, lứa tuổi, loại vắc xin phù hợp.
Tăng cường sức đề kháng, hạn chế vi rút xâm nhập Bạn đọc Bùi Thị Chung (43 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) hỏi: Gần đây, Việt Nam ghi nhận liên tiếp các ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Xin hỏi chuyên gia về chế độ dinh dưỡng cần có để hỗ trợ phòng dịch Covid -19? Chế độ ăn đa dạng thực phẩm: Thịt, cá, trứng, sữa, cung cấp đầy dủ dinh dưỡng, nâng cao...
Tin mới nhất
Em bé bị chấn thương sọ não do ngã đập đầu xuống đất
21:13:35 24/02/2021
Sau phẫu thuật 2 ngày, bệnh nhi tỉnh, được rút nội khí quản, vết mổ khô, không còn tình trạng xuất huyết não.
Tin mới vụ hàng loạt học sinh tiểu học nhập viện sau bữa trưa ở Quảng Trị
21:03:58 24/02/2021
Nhà chức trách quyết định tạm dừng hợp đồng với cơ sở cung cấp thức ăn cho trường tiểu học ở Vĩnh Linh sau khi nhiều học sinh phải nhập viện.
Quảng Trị: Sau bữa ăn trưa, hàng chục học sinh tiểu học nhập viện
21:01:35 24/02/2021
Sau bữa ăn trưa tại trường, hàng chục học sinh có biểu hiện mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn…nên được đưa đến trung tâm y tế để theo dõi, điều trị.
Cảnh báo một loại virus gây chết người gấp 75 lần virus Corona
20:41:46 24/02/2021
Các nhà khoa học cảnh báo, một căn bệnh sưng não gây chết người gấp 75 lần virus Corona có thể trở thành đại dịch tiếp theo. Đó là do virus Nipah, theo news.com.au.
Lứa tuổi nào dễ bị lây nhiễm Covid-19 nhất?
20:39:06 24/02/2021
Câu trả lời là, những người từ 20 - 49 tuổi có nhiều khả năng lây lan virus Corona (SARS-CoV-2) nhất, theo The Health Site.
Cô gái ngộ độc do hít bóng cười
20:34:42 24/02/2021
Cô gái 20 tuổi, mất thăng bằng, đi lại không vững, thị lực giảm, tê bì chân tay do hít bóng cười.
Sau Tết: Giảm cân thế nào là khoa học
19:11:51 24/02/2021
Gạo lứt, yến mạch giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất và đồ uống lành mạnh không chỉ tốt sức khỏe mà còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả, thích hợp trong thực đơn sau Tết.
Cho trẻ ăn 6 loại đồ ăn này trước khi đi ngủ, tưởng thương con hóa hại con, người mới làm mẹ nên ghi nhớ
19:08:05 24/02/2021
Giấc ngủ ngon có ý nghĩa quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Muốn trẻ ngủ ngon, mẹ chớ nên cho con ăn 6 loại đồ ăn này trước khi bé đi ngủ.
21 tuổi hỏng thận chỉ vì thói quen nhiều người mắc phải
18:00:17 24/02/2021
Tự ý sử dụng thuốc nam điều trị thay vì uống thuốc và không tuân thủ phác đồ của bác sĩ khiến không ít bệnh nhân mắc bệnh thận phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Cậu bé nuốt nhầm 2 đồng xu giấu trong bánh bao dịp Tết
17:59:57 24/02/2021
Cậu bé 11 tuổi ở Trung Quốc không may nuốt nhầm 2 đồng xu giấu bên trong bánh bao dịp Tết Nguyên đán.
8 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)
16:53:44 24/02/2021
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) để lại hậu quả đối với nữ giới nặng nề hơn so với nam giới, vì chúng là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới.
Người phụ nữ tái mặt khi nhìn thấy thứ mình đã nuốt nhầm vào bụng 10 năm trước
16:51:47 24/02/2021
Bệnh nhân tái mặt khi nhìn thấy dị vật mà mình nuốt nhầm hơn 10 năm trước đã bị ăn mòn biến dạng và chuyển thành màu đen như than.
Sau hỗn chiến, nam thanh niên đến bệnh viện với cây dao đâm vào lưng
16:48:10 24/02/2021
Bị đâm bằng dao từ sau lưng xuyên qua ngực trong vụ hỗn chiến, nam thanh niên đến bệnh viện và được cứu sống.
Phương pháp giúp người gầy tăng cân nhanh và hiệu quả
16:44:36 24/02/2021
Trái lập hoàn toàn với người béo, người gầy luôn tìm những biện pháp để tăng cân. Tuy nhiên có nhiều người quên mất việc phải xây dựng một khối cơ săn chắc thay vì tịch tụ mỡ bụng không lành mạnh.
Những 'đại kỵ' khi ăn mì tôm không phải ai cũng biết
16:42:46 24/02/2021
Bạn có biết rằng, mì tôm có rất nhiều carbohydrate nhưng ít chất xơ, vitamin khoáng chất, khi ăn vào cơ bản sẽ không có lợi ích gì. Nếu thường xuyên ăn mì tôm bạn sẽ phải đối mặt với những tác hại sau.
13 cách mà nước ngọt có đường gây hại cho sức khỏe của bạn
15:27:08 24/02/2021
Sử dụng đồ uống có đường quá mức sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là các loại nước như soda có đường, nước trái cây, cà phê có độ ngọt cao và các nguồn đường lỏng khác.
Xử lý thế nào khi trẻ tắc dị vật đường thở?
15:21:06 24/02/2021
Trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ dưới 3 tuổi tắc dị vật đường thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời, các bé sẽ gặp nguy hiểm.
Không muốn sức khỏe tụt dốc thì bỏ ngay 8 thói quen này vào buổi sáng
15:15:53 24/02/2021
Nếu tiếp tục giữ những thói quen xấu này vào buổi sáng bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe.
Bí quyết quản lý cân nặng ngày lễ hội
14:27:31 24/02/2021
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhiều người bận rộn với kế hoạch nghỉ ngơi, gặp gỡ bạn bè, gia đình: Tất niên, tân niên, rồi đến kế hoạch vui chơi mùa lễ hội...
Bài thuốc trị viêm đường hô hấp cấp
14:24:46 24/02/2021
Viêm đường hô hấp trên cấp tính thuộc phạm vi các chứng như cảm mạo, khái thấu, nhũ nga, hầu tý..., với nguyên nhân chủ yếu là do phong hàn, phong nhiệt gây nên biểu hiện sốt, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họ...
‘Chân Jake’ - Dịch bệnh bại liệt bị lãng quên ở Mỹ
14:21:10 24/02/2021
Tháng 2/1930, Tiến sĩ W.H. Miles, quan chức phụ trách y tế ở thành phố Oklahoma (Mỹ) nghe thấy thông tin về nhiều bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng bất thường. Cơ ở phần dưới chân họ bị liệt, không thể duỗi thẳng bàn chân, khiến h...
Cảnh giác khi trẻ sơ sinh không giật mình bởi tiếng động lớn
14:14:42 24/02/2021
Thông qua cách em bé phản ứng với âm thanh có thể đánh giá phần nào năng lực thính giác của trẻ. Cha mẹ có thể kiểm tra thính giác của con mình ngay từ khi bé mới chào đời bằng những cách dưới đây.
Triển vọng mới trong tái tạo cơ thương tổn
14:09:50 24/02/2021
Cơ chiếm 40% khối lượng cơ thể và đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự sống. Nhưng những chấn thương nghiêm trọng như tai nạn hoặc phẫu thuật loại bỏ khối u dễ dẫn đến mất khối lượng cơ.
Bảo vệ sức khỏe từ những thói quen khởi đầu ngày mới
14:06:30 24/02/2021
Các chuyên gia sức khỏe cho biết cách chúng ta khởi động ngày mới - từ những hoạt động đầu tiên khi thức dậy cho đến cách chọn lựa bữa sáng - có ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe tổng thể, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Chế độ "ăn kiêng ngược" có giúp tránh tăng cân hiệu quả như lời đồn? Câu trả lời sẽ khiến ai cũng tỉnh ra
14:04:31 24/02/2021
Bạn đã từng nghe nói đến ăn kiêng, nhưng ăn kiêng ngược thì sao? Đó được coi là một kế hoạch ăn kiêng táo bạo, bởi nó khuyến khích bạn tránh tăng cân bằng cách ăn nhiều hơn. Nhưng phương pháp này có thực sự hiệu quả không?
Nếu thấy bộ phận này "bốc mùi" nghĩa là phổi của bạn đã phát triển bệnh, cần khẩn trương khám ngay kẻo muộn
14:00:35 24/02/2021
Phổi là cơ quan dễ bị tổn thương và tác động bởi nhiều yếu tố. Khi phổi bị tổn thương, chúng ta sẽ cảm thấy khó thở, chóng mặt, thậm chí suy hô hấp và suy tim, cuối cùng là tử vong.
Những tác hại khôn lường của thói quen dụi mắt
13:10:13 24/02/2021
Dụi mắt là một thói quen xấu, có thể dẫn đến viêm nhiễm mắt, tổn thương giác mạc và nhiều hệ quả khôn lường khác.
Để điều trị hiệu quả vô sinh, hiếm muộn
13:06:01 24/02/2021
Việt Nam thuộc nhóm nước có tỉ lệ vô sinh cao ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với tỉ lệ 7,7% trong các cặp vợ chồng sinh đẻ, tương đương 1 triệu cặp vợ chồng được phát hiện vô sinh mỗi năm