Điều trị răng hô và chen chúc
Răng hô thường ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Hơn nữa, thông thường bệnh nhân không chỉ bị hô đơn thuần.
Đây là một trường hợp răng vừa hô, vừa chen chúc. Các bạn có tình trạng răng tương tự có thể tìm hiểu thêm kiến thức điều trị.
Chị Lam hiện là một nhân viên ngân hàng tại TP.HCM. Công việc đòi hỏi tiếp xúc khách hàng nhiều nên ngoại hình rất quan trọng với chị Lam. Không may, từ nhỏ hàm răng của chị có một số khuyết điểm là hô hàm trên và chen chúc ở hàm dưới.
“Suốt thời phổ thông, tôi không để ý đến răng của mình lắm. Đến khi học đại học rồi chuẩn bị đi làm, tôi mới thấy không tự tin với hàm răng”.
Sau khi đắn đo nhiều lần, Lam cũng quyết định điều trị chỉnh sửa lại hàm răng.
20 tháng đeo mắc cài kim loại.
Quá trình điều trị kéo dài 25 tháng, với kết quả tốt. Lam cho biết: “Tôi tự tin nói, cười. Cuộc sống thoái mái và công việc cũng thuận lợi”.
Video đang HOT
Trước (ảnh trên) và sau điều trị.
Trước(ảnh trái) và sau điều trị.
Nguyên nhân răng bị hô và chen chúc
Di truyền góp 1 phần vào tình trạng bệnh.
Cách chăm sóc lúc nhỏ tuổi không tốt (chải răng không hiệu quả gây sâu răng sữa – viêm nướu dẫn đến sự mọc lệch lạc của răng vĩnh viễn; hoặc cách cho ăn và dinh dưỡng không tốt khiến xương hàm kém phát triển, khiến răng mọc chen chúc)
Tật xấu có hại: Mút tay, đẩy lưỡi, bú bình, bú núm vú giả… gây răng hô.
Cách điều trị
Tùy tình trạng của răng, xương hàm mà có thể chọn chỉnh hình đơn thuần (đeo niềng) hoặc phẫu thuật.
Bệnh nhân phải đi khám tại các trung tâm nha khoa có uy tín để được kiểm tra và tư vấn phương án điều trị tốt nhất.
Phòng ngừa
Dựa vào nguyên nhân, ta có thể rút ra các cách phòng ngừa bệnh từ lúc nhỏ tuổi:
Dinh dưỡng đầy đủ: Sữa mẹ ở trẻ từ 0-24 tháng tuổi; sau đó bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo từng giai đoạn tuổi của trẻ.
Phương pháp cho ăn hợp lý: Cho trẻ tập ăn thức ăn từ lỏng đến đặc (Chỉ cho trẻ ăn đồ lỏng kéo dài sẽ khiến xương hàm kém phát triển, răng mọc không đều), tránh dùng bú bình, núm giả.
Tránh các tật xấu có hại cho răng: mút tay, đẩy lưỡi, cắn vật cứng…
Theo Zing
Người Úc đến Việt Nam để làm răng thẩm mỹ
Người Việt trước giờ đã quen với cụm từ "ra nước ngoài chữa bệnh". Việc các bệnh nhân từ các nước có nền y học phát triển đến Việt Nam để điều trị còn khá mới mẻ.
Carley đến điều trị tại Việt Nam.
Carley đến từ bang Victoria, Australia. Trước kia cô có hàm răng không được đẹp, bị nhiễm màu nặng, mòn chân răng và sâu răng. Do quá bận rộn với công việc, Carley không có nhiều thời gian điều trị. Cô có ghé qua bệnh viện vài lần để trám răng, có lần làm mão răng sứ. Tuy nhiên, thẩm mỹ không được cải thiện, các mảng trám cũng bắt đầu nhiễm màu.
Trong chuyến công tác dài ngày tại Việt Nam, được một người bạn giới thiệu, Carley thử đến khám răng hàm mặt tại TP.HCM. Được bác sĩ tư vấn về phương án điều trị thẩm mỹ triệt để, kèm theo thao khảm những ca đã thành công trước đó, Carley tin tưởng quyết định điều trị trong tổng thời gian 20 ngày.
Mặc dù phải làm việc nhưng cô vẫn có thể đến phòng nha vì các cuộc hẹn điều trị chỉ diễn ra trong vài tiếng cuối tuần. Khoảng thời gian trong tuần là để chuẩn bị mão răng sứ và các yếu tố liên quan. Kết thúc đợt điều trị với kết quả mỹ mãn, Carley sẵn sàng về nước và làm người thân bất ngờ với hàm răng mới. Kể từ đó cô cũng có cái nhìn khác về y học Việt Nam.
Răng trước điều trị.
Sau điều trị.
Hiện nay, người nước ngoài đến Việt Nam điều trị răng hàm mặt ngày càng nhiều vì giá thành thấp hơn nước sở tại nhiều lần và quan trọng hơn là chất lượng sản phẩm đạt chuẩn ngang tầm quốc tế. Trong tương lai, nếu các lĩnh vực dịch vụ khác phát triển đồng đều thì Việt Nam sẽ là điểm đến lý tưởng cho du lịch y tế.
Theo Zing
Niềng răng đôi khi là chưa đủ Đeo niềng răng là phương pháp phổ biến để điều trị các khuyết tật khớp cắn như hô, móm, răng chen chúc, răng thưa... Tuy nhiên có những trường hợp không đủ sức giải quyết vấn đề. Nếu 2 hàm răng như 2 hàng cây song song nhau bên đường, 2 lề đường chính là 2 xương hàm trên và dưới. Lề đường...