Điều trị mẹ bầu mắc Covid-19 thế nào?
Phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 cần ưu tiên điều trị Covid-19 trước, chỉ can thiệp sản khoa khi có triệu chứng cấp cứu về sản khoa.
Đà Nẵng đến nay ghi nhận hai phụ nữ mang thai nhiễm nCoV. Nữ “bệnh nhân 569″, 38 tuổi, mang thai tuần thứ 35 của thai kỳ, vừa xin công ty cho nghỉ sinh. “ Bệnh nhân 495″ mang thai 11 tuần tuổi đang mang thai con đầu lòng. Cả hai bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang.
Về nguy cơ đối với phụ nữ mang thai nhiễm nCoV, theo Bộ Y tế, chưa có cơ sở khoa học khẳng định thai nhi có khả năng lây nhiễm qua bánh nhau trong quá trình mang thai. Những nghiên cứu trên thế giới công bố đầu năm cho thấy, khi xét nghiệm nước ối, máu cuống rốn, nhau thai, dịch âm đạo và sữa người mẹ mắc Covid-19 cho kết quả âm tính với nCoV. Kết quả xét nghiệm dịch họng ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm bệnh cũng âm tính.
Đa số phụ nữ mang thai nhiễm nCoV có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, một số rất ít mắc bệnh thể nặng. Đến nay mới có một trường hợp được báo cáo là một phụ nữ mang thai 30 tuần mắc Covid-19 mức độ nặng phải thở máy, đã được mổ lấy thai cấp cứu và hồi phục sức khỏe tốt.
Đối với thai nhi, các nghiên cứu gần đây về Covid-19 cũng như những nghiên cứu trước đây về bệnh SARS và MERS cho thấy không có bằng chứng nào chứng minh có mối liên quan giữa những bệnh này và tình trạng sảy thai. Chưa có cơ sở khoa học chỉ ra mối liên quan giữa Covid-19 ở phụ nữ mang thai và tình trạng thai bị nhiễm nCoV trong tử cung hay thai bị các dị tật bẩm sinh.
Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho rằng Covid-19 ở phụ nữ mang thai có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong chu sinh (trong 7 ngày đầu kể từ khi sinh ra)
Việc điều trị với phụ nữ mang thai mắc Covid-19, cần ưu tiên điều trị Covid-19 trước. Chỉ can thiệp sản khoa khi có triệu chứng cấp cứu về sản khoa hoặc khi tình trạng mẹ nặng cần hội chẩn các chuyên khoa liên quan. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang và CT Scan ngực như đối với người không mang thai, nhưng cần sử dụng các phương tiện bảo vệ thai nhi. Thai phụ nhiễm nCoV kể cả đã khỏi, cần được quản lý thai 2-4 tuần một lần nhằm phát hiện sớm trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung.
Điều trị dọa sảy thai, dọa đẻ non cần căn cứ vào tình trạng của thai phụ, thai nhi, các bác sĩ có thể sử dụng nhóm thuốc Corticosteroid giúp trưởng thành phổi của thai ở những thai phụ mắc Covid-19, tuy nhiên cần hội chẩn với các chuyên khoa truyền nhiễm, hồi sức, sơ sinh. Cân nhắc đến việc mổ lấy thai trong trường hợp sản phụ Covid-19 thể nặng ảnh hưởng nặng đến chức năng hô hấp.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng nCoV lây từ mẹ sang con trong thai kỳ. Ảnh: Live Science
Bộ Y tế hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư y tế để thực hiện nguyên tắc phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát lây nhiễm.
Các bệnh viện bố trí khu vực riêng để tiếp đón, sàng lọc và phân luồng các phụ nữ mang thai đến khám. Khi có dấu hiệu nghi ngờ chuyển vào khu khám cách ly, thực hiện khám thai thường quy, phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng để lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán.
Phụ nữ mang thai, bà mẹ sau sinh đến khám (người bệnh), đeo khẩu trang, tới khu vực cách ly. Giữ khoảng cách tối thiểu là 2 m. Che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp.
5 triệu chứng khiến mẹ khó chịu khi mang thai nhưng lại tốt cho đứa trẻ trong bụng
Những triệu chứng khi mang thai có thể khiến người mẹ cảm thấy khó chịu, đau đớn nhưng chúng lại báo hiệu rằng em bé đang phát triển tốt.
#1. Buồn nôn, nôn ói
Ốm nghén là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Thực sự không có gì vui khi những loại thực phẩm vốn là sở thích của bạn thì nay lại khiến bạn buồn nôn không thể ăn được. Buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, nôn ói là những triệu chứng phổ biến khi ốm nghén. Chúng thường xảy ra vào buổi sáng nhưng cũng đủ khiến mẹ bầu mệt mỏi và khó chịu.
Ốm nghén là triệu chứng phổ biến khi mang thai. (ảnh minh họa)
Theo bác sĩ sản phụ khoa Lisa Chin (làm việc tại Bệnh viện Mount Alvernia, Singapore), khi mang thai, khứu giác của mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn, chỉ cần ngửi một chút nước hoa vốn bạn rất yêu thích cũng có thể khiến bạn buồn nôn. Nguyên nhân của chứng ốm nghén là do sự gia tăng đột ngột của hormone hCG - hormone cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé.
Triệu chứng ốm nghén thường bắt đầu từ tuần thứ 6 thai kỳ và may mắn triệu chứng này thường sẽ kết thúc ở tuần thứ 14.
#2. Ngực đau và mềm
Ngay từ khi có dấu hiệu mang thai, ngực của người mẹ đã có sự thay đổi rõ rệt. Lý do là bởi các ống dẫn sữa đang tăng lên và phát triển mạnh mẽ để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau khi em bé ra đời.
Bạn cũng sẽ cảm thấy ngực đau mỗi khi chạm, khi tắm hoặc lúc mặc áo ngực. Lý do của sự thay đổi này cũng là vì sự gia tăng của nồng độ progesterone và estrogen - các hormone cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong bụng mẹ.
#3. Tăng cân
Tăng cân khi mang thai là điều cần thiết bởi trong thời gian này cân nặng đó không chỉ của mẹ bầu mà còn là của em bé trong bụng, của nước ối, của máu, tử cung... Theo các chuyên gia, việc tăng cần là cần thiết và là dấu hiệu em bé đang phát triển tốt nhưng mẹ cũng không nên tăng cân quá nhiều, chỉ nên tăng từ 10 đến 13kg là đủ.
Tăng cân khi mang thai là điều cần thiết. (ảnh minh họa)
#4. Xuất hiện nhiều tiết dịch âm đạo
Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ nhận thấy tiết dịch âm đạo tăng lên đáng kể - đừng lo lắng vì đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Lý do là bởi nồng độ estrogen tăng lên đáng kể khi mang thai. Ngoài ra, việc cơ thể cung cấp nhiều máu hơn đến âm đạo cũng gây ra tiết dịch nhiều hơn.
Tiết dịch âm đạo thải ra nhiều cũng giúp ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập của vi trùng nào vào tử cung qua đường âm đạo, gây nhiễm trùng và giúp giữ em bé được an toàn.
#5. Đi tiểu nhiều
Việc phải đi tiểu thường xuyên với thân hình lạch bạch của một bà bầu khiến bạn vô cùng khó chịu nhưng đây lại là việc có lợi cho thai kỳ. Bởi lúc này thai nhi đang ngày một lớn hơn sẽ gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ bầu thường xuyên phải đi tiểu.
Mặc dù có thể khiến bạn khó chịu nhưng hãy uống nhiều nước để bù lại nhu cầu đi tiểu thường xuyên của bạn bởi nước rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Kỹ thuật truyền ối vào buồng tử cung: "Cứu cánh" của thai phụ bị thiểu ối Bằng phương pháp truyền ối vào buồng tử cung, nhiều em bé đã chào đời khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ thai nhi tử vong trong bào thai do thiếu ối. Đây là biện pháp can thiệp sản khoa mới nhất và nhân văn của y học hiện nay. Ảnh minh hoạ. (nguồn: IT) Nỗi lo thiểu ối thai kỳ Mang thai là...