Điều tâm đắc về giáo dục của một nhà giáo hơn 30 năm đứng lớp
Chứng kiến nhiều đổi mới của ngành Giáo dục trong 5 năm qua, nhà giáo Lưu Minh Trúc Nam chia sẻ rằng bản thân rất yên tâm khi sắp được nghỉ hưu.
HS Tiểu học TP Cần Thơ hào hứng phát biểu trong giờ học Tiếng Việt SGK mới.
Hơn 30 năm công tác trong ngành giáo dục, nhà giáo Lưu Minh Trúc Nam, giáo viên Trường THCS Đoàn Thị Điểm, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) chứng kiến nhiều đổi mới của ngành Giáo dục, đặc biệt là trong 5 năm qua.
Đã đồng hành cùng ngành Giáo dục qua nhiều thời kỳ, giai đoạn khác nhau, nhưng với nhà giáo Lưu Minh Trúc Nam, những đột phá mang tính chiến lược, căn bản được Bộ GD&ĐT, đặc biệt là Bộ trưởng thực hiện trong 5 năm qua là rất quyết liệt và hiệu quả.
Theo nhà giáo Lưu Minh Trúc Nam, trước tiên là chủ trương của Bộ GD&ĐT giao quyền tự chủ trong phân phối chương trình giảng dạy. Suốt quãng đời giảng dạy của mình, thầy đã chứng kiến các đơn vị, cơ sở giáo dục phải mong đợi phân phối chương trình; chờ sự chỉ đạo từ cấp trung ương đến địa phương rồi mới về tới cơ sở. Chủ trương tự chủ trong phân phối chương trình thực sự đã “gỡ khó” cho nhà trường, cho giáo viên.
Trước đây, mặc dù chính sách đã thông thoáng, giao quyền chủ động cho giáo viên nhưng một số đơn vị vẫn còn chờ đợi thống nhất chương trình giảng dạy. Nhưng giờ có chính sách mới, sự chỉ đạo cụ thể của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các trường mạnh dạn, chủ động hơn.
Mỗi trường sẽ có cách phân phối chương trình riêng nhưng vẫn đảm bảo chương trình khung và chất lượng đầu ra học sinh. “Mong mỏi của giáo viên hãy cứ mạnh dạn giao cho thầy cô chủ động trong giảng dạy với trách nhiệm đảm bảo chất lượng đầu ra học sinh, đã thành hiện thực”, thầy Nam chia sẻ.
Video đang HOT
Nhà giáo Lưu Minh Trúc Nam, giáo viên Trường THCS Đoàn Thị Điểm, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ).
Giờ đây, các đơn vị, trường học, các nhóm và tổ chuyên môn đã chủ động xây dựng phân phối chương trình giảng dạy và xây dựng các chủ đề dạy học bằng nhiều hình thức tích hợp đơn môn, liên môn hiệu quả, tiếp cận Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, thực hiện theo đúng theo tình thần đổi mới giáo dục, tạo môi trường thông thoáng, đột phá cho giáo viên.
Thêm một “điểm sáng” trong đổi mới khiến thầy Nam tâm đắc nhất là công tác chuẩn bị cho Chương trình GDPT mới. Bộ GD&ĐT, đặc biệt là Bộ trưởng đã chỉ đạo, chuẩn bị từ rất sớm, lắng nghe ý kiến của cơ sở giáo dục, thầy cô giáo và xã hội, có lộ trình cụ thể để phục vụ cho Chương trình mới, như thông qua các cuộc thi soạn giáo án, dạy tích hợp, dạy theo chủ đề… Qua đó giúp đội ngũ giáo viên tiếp cận với Chương trình mới, khi triển khai không bị bỡ ngỡ và luôn trong tâm thế chủ động.
“Bản thân là giáo viên cốt cán tham gia nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng trong những năm gần đây, tôi thấy ngành Giáo dục làm rất bài bản. Từ sách vở, tài liệu và các mô đun có tính khoa học, chặt chẽ và cơ sở khoa học rõ ràng. Những năm trước đây phải đi tập huấn từ Bộ rồi về đến Sở, sau đó Sở mới triển khai xuống quận/huyện rồi mới về đến trường. Bây giờ làm trực tiếp và trực tuyến từ Bộ đến giáo viên và tận mỗi cơ sở”, thầy Nam cho biết.
Theo thầy Nam, cả xã hội đã ghi nhận những nỗ lực của ngành Giáo dục, đặc biệt là năm 2020 – 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, ngành Giáo dục đã có những nỗ lực để đạt được một số kết quả nổi bật. Thực tế này cho thấy khả năng “chống chịu”, thích ứng và trách nhiệm xã hội của ngành Giáo dục trước những biến động lớn. Toàn ngành đã hoàn thành mục tiêu kép: bảo đảm an toàn sức khỏe của học sinh, giáo viên; hoàn thành kế hoạch năm học.
Con người là trung tâm của đổi mới giáo dục
"Giáo dục, tương lai và đổi mới" là suy tư, chiêm nghiệm của một nhà giáo có tâm với nghề.
Giáo dục, tương lai và đổi mới được viết bởi tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy với góc nhìn và những phân tích mang tính thực tiễn cao.
Đây như là cuốn nhật ký ghi chép hành trình "đi học" trong và sau học bổng Eisenhower Fellowships của Nguyễn Chí Hiếu. Tác giả lần lượt chia sẻ những kinh nghiệm giáo dục mà anh đã được trải nghiệm.
Cuốn sách ra đời với mong muốn được đóng góp một góc nhìn, một cách nghĩ để giúp mọi người được tương tác thêm với những luồng tư tưởng, cách giáo dục.
Sách Giáo dục, tương lai và đổi mớ i . Ảnh: Saigonbooks.
Tác giả lần lượt phân tích những vấn đề xung quanh chủ đề giáo dục từ quá khứ đến hiện tại, từ đó, đưa đến những phương pháp để sáng tạo một tương lai giáo dục tốt đẹp.
Trong chương đầu của cuốn sách, Nguyễn Chí Hiếu phân tích sáu "cái bóng" của giáo dục hôm qua như: Tư duy môn học đơn lẻ; Nỗi ám ảnh mang tên quá khứ; Kiểm tra, thi cử thường xuyên như đi chợ; Học là phải có nghề; Cặp đôi bền vững "ghi chép" và "ghi nhớ"; Vai trò "lệch" của thầy cô.
Từng bước phân tích hạn chế của những "cái bóng" ấy, cuốn sách đưa ra những hướng phát triển của mô hình giáo dục trong thời đại mới. Tác giả khẳng định một điều cần thiết: "Cho học sinh học ít thôi, nhưng cái gì cũng phải học sâu và kỹ".
Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu lập luận, phần lớn đột phá trong giáo dục và trường học đều quy tụ về bốn mấu chốt chính: Kiểm tra đánh giá, chương trình học, đào tạo giáo viên, sự đồng hành của cộng đồng.
Trong đó, giáo viên được coi là trái tim bất biến của giáo dục, là nền móng vững chãi cho mọi đột phá từ xưa đến nay.
Cũng bởi lý do đó, Nguyễn Chí Hiếu dành nhiều phần trong cuốn sách của mình để khẳng định vai trò quan trọng của giáo viên, cũng như đưa ra những nguyên tắc nền tảng mà người giáo viên "không được lung lay hay buông bỏ" khi đổi mới, phát triển trong giáo dục.
Một số nguyên tắc mà tác giả đưa ra là: Cá thể hóa; Đa dạng hóa; Chuyên môn hóa và Đừng quá thương mại hóa.
Anh viết: "Chìa khóa then chốt cho giáo dục nằm trong trái tim và khối óc người dạy, chứ không phải công cụ hay sản phầm công nghệ".
Tác giả cũng từng bước phân tích bốn yếu tố con người mà theo anh là bất cứ đột phá giáo dục nào cũng cần có: Kết nối; Cho - nhận; Không tách biệt; Cơ hội phát triển.
Tác giả, Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu. Ảnh: Baodautu.
Đối với sự phát triển tự nhiên và lâu dài của học sinh, điều cần thiết là sự tương tác của con người. Theo tiến sĩ Chí Hiếu, nó là thứ không bao giờ có thể trống vắng hay thiếu hụt trong giáo dục.
Trong cuốn sách của mình, tác giả cũng chia sẻ chuyện về những chuyến đi, những con người đã truyền cảm hứng và đem đến cho anh nhiều bài học sâu sắc.
Giáo dục, tương lai và đổi mới được viết bằng một giọng văn gần gũi, với những câu chuyện được lồng ghép khéo léo trong những phân tích sắc sảo và thông tin giá trị.
Bên cạnh đó, làm nên giá trị cuốn sách còn là trải nghiệm phong phú của tác giả trong nhiều nền giáo dục, phương pháp giáo dục khác nhau.
Điều này đem đến một góc nhìn đa chiều, một nguồn tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm đến giáo dục. Mỗi người đều có thể tìm thấy những gợi mở, suy ngẫm và đồng cảm trong Giáo dục, tương lai và đổi mới.
Giáo dục, tương lai và đổi mới do Công ty Saigon Books xuất bản năm 2020.
Hà Nội quyết tâm không để thiếu giáo viên khi triển khai chương trình mới Hà Nội vừa tổ chức xong kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2020 với gần 4.000 chỉ tiêu. Không để thiếu giáo viên khi triển khai chương trình mới. Sau khi có kết quả vào cuối tháng 4, nhiều nhà trường sẽ giải được bài toán thiếu giáo viên để chuẩn bị nguồn lực bắt nhịp Chương trình giáo dục...