Điều “kỳ diệu” gì sẽ xảy ra nếu bạn chịu khó ăn rau khoai lang?
Rau khoai lang là món ăn dân dã của gia đình Việt từ thời xa xưa. Tuy nhiên rất ít người biết được những công dụng mà rau khoai lang mang lại cho sức khỏe. Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ở một số nước như châu Âu, Hồng Kông, Nhật Bản… rau khoai lang không còn là loại rau dân dã mà đã trở thành một loại thực phẩm cao cấp có mặt trong những nhà hàng sang trọng.
Sở dĩ có vị trí này là vì người ta phát hiện ra rau khoai lang là một loại thực phẩm bổ dưỡng hơn nhiều lần so với những gì người ta vẫn nghĩ về loại rau này.
Trong y học cổ truyền, rau khoai lang đã được coi là một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như cam thử, phiên chử, là một loại rau có tính bình, vị ngột, ích khí hư…
Rau khoai lang không độc, tư thận âm, chữa tỳ hư, tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh can, lợi mật, giúp tăng cường thị lực, chữa bệnh vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới di tinh…
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng dinh dưỡng trong rau khoai lang còn tốt hơn trong củ khoai lang rất nhiều. Ví dụ: Vitamin B6 trong lá khoai lang cao gấp 3 lần trong củ khoai, vitamin C cao gấp 5 lần, viboflavin cao gấp 10 lần.
Để làm một phép so sánh thì dinh dưỡng trong lá khoai lang tương đương với một loại “siêu” thực phẩm là rau chân vịt, nhưng lượng axit axalic trong rau khoai lang ít hơn rất nhiều lần so với rau chân vịt, vì thế nguy cơ gây bệnh sỏi thận của rau khoai lang cũng ít hơn.
1. Công dụng nổi bật của rau khoai lang:
- Thanh nhiệt, giải độc:
Rau khoai lang có tác dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Đặc biệt, loại rau này rất giàu chất diệp lục giúp làm sạch máu, loại bỏ độc tố trong cơ thể.
- Chống lại sự oxy hóa trong cơ thể:
Trong rau khoai lang có chứa một loại protein độc đáo có khả năng chống lại sự oxy hóa đáng kể. Loại protein này có khoảng 1/3 hoạt tính chống ôxy hóa của glutathione – một trong những chất quan trọng có vai trò trong việc tạo các chất chống ôxy hóa trong cơ thể.
- Giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường:
Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Nên dùng rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột. Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này.
Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.
Video đang HOT
- Giúp phòng ngừa bệnh táo bón:
Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường, ngăn ngừa bệnh táo bón.
- Giúp phòng bệnh béo phì:
Đơn giản bạn chỉ cần ăn khoai và rau lang luộc hoặc ăn chế độ 1/2 gạo, 1/2 khoai riêng rẽ, hoặc độn với nhau nấu cơm, cháo, bánh…sẽ giúp giảm cân hiệu quả.
- Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết.
Nên dùng rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột. Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này.Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.
- Trị buồn nôn, ốm nghén:
Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.
- Nhuận tràng:
Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng. Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường.
- Phụ nữ băng huyết:
Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.
- Giúp phòng ngừa bệnh táo bón
Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường, ngăn ngừa bệnh táo bón.
- Trị chứng thận âm hư, đau lưng mỏi gối
Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa thận âm hư đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”.
Với công dụng này bạn dùng lá khoai lang tươi non sắc cùng mai rùa, sắc kỹ lấy nước uống trong thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả.
- Trị mụn
Lá khoai lang có thể giúp hút mủ nhọt đã vỡ giúp vết mụn nhọt nhanh lành miệng. Bạn dùng lá khoai lang non, một ít đậu xanh, thêm chút muối và giã nhuyễn, bọc vào vải và đắp vào vết mụn. Sau khoảng 15 phút gỡ ra, rửa sạch. Mụn sẽ xẹp đi sau 1 đến 2 ngày.
- Chữa quáng gà
Rau khoai cũng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh quáng gà. Bạn có thể dùng lá khoai lang non xào với gan gà hoặc gan lợn, dùng 2 đến 3 bữa trên 1 tuần để thu được hiệu quả.
2. Lưu ý khi dùng rau khoai lang làm thực phẩm:
- Khi ăn rau khoai lang nên ăn kèm với thịt động vật để cân bằng sinh dưỡng.
- Không ăn rau khoai lang quá nhiều và quá thường xuyên bởi loại rau này chứa nhiều canxi dễ gây sỏi thận.
- Không ăn rau khoai lang lúc đói vì điều đó sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể giảm xuống thấp hơn.
_ Để nhuận tràng (chữa táo bón) thì dùng rau lang tươi luộc chín, không dùng rau lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón.
Với những tác dụng tuyệt vời như vậy thì thật dễ hiểu vì sao loại rau dân dã này lại được nhiều người ưa dùng đến thế. Rau khoai lang vì thế còn được mệnh danh là “loại rau quốc dân” của người Việt. Hi vọng qua bài viết bạn đã tìm hiểu được thêm những tác dụng hữu ích của rau khoai lang với sức khỏe của mình và gia đình. Chúc bạn có những bữa cơm ngon lành bổ dưỡng với loại rau thân quen này. Cảm ơn sự theo dõi của bạn dành cho bài viết.
Theo www.phunutoday.vn
Ăn mướp kiểu này còn tốt hơn uống nghìn viên thuốc bổ
Mướp là một loại quả rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.
Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch.
Mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, lương huyết, giải độc, sát khuẩn, thông kinh lạc, thông sữa. Theo Lục xuyên bản thảo mướp sinh cân chỉ khát, giải nhiệt trừ phiền, làm nhuận da, trị chứng khát bệnh nhiệt, trị thân nhiệt phiền táo.
Quả mướp không những có khả năng chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan, mà còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn, viêm tuyến má, ho bách nhật, đau răng, đau lưng, đậu không bay, tắc sữa, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, viêm bàng quang.
Phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều nên ăn mướp xào với tôm (cả vỏ). Món ăn này vừa trị bệnh, vừa khoẻ người, làm đẹp da.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Thông sữa, lợi sữa
Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày.
Chữa ho, hen kéo dài
Lá mướp hương 15 g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Chữa sốt cao, đau đầu
Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 - 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
Một số món ngon, đơn giản, tốt cho sức khỏe từ mướp:
Công thức 1: Canh mướp nấu lạc
Nguyên liệu:
2 quả mướp to vừa1 lạng lạcNước mắm, gia vị.Cách làm:
Cho lạc vào nồi, đổ nước ngập, đun sôi. Khi nước vừa sôi, đổ lạc ra ngay, bỏ vỏ đỏ, cho lạc vào cối giã.Gọt vỏ và cắt mướp, thái vát.Đổ lạc đã giã vào nồi, cho thêm 1 lít nước, cùng nước mắm và gia vị, đun sôi khoảng 5 phút, đổ mướp vào đun cho tới khi mướp chín.Công thức 2: Mướp xào nấm giòn ngọt
Nguyên liệu:
1 quả mướp hương hay mướp khía200g nấm, có thể dùng nấm rơm hay nấm thủy tiêMuối, hành lá, rau mùi, nước mắm, hạt nêm.Cách làm:
Nấm rửa sạch, cắt bỏ bớt chân, ngâm nấm vào âu nước muối pha loãng khoảng 10 phút, sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch.Dùng dao thái nấm thành từng lát mỏng vừa ăn.Mướp gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái lát vừa ăn.Đun nóng một ít dầu ăn ở nồi, phi hành khô thơm, cho nấm vào xào chín, nêm vào nấm một ít muối, xào khoảng 7-10 phút.Cho mướp vào xào cùng, nêm gia vị vừa ăn, xào đến khi mướp chín.Tắt bếp, thêm hành lá, rau mùi thái nhỏ vào, múc ra đĩa dùng làm món xào ăn với cơm.Theo phunugiadinh
Tía tô và bài thuốc "cứu người khỏi tử thần" mà ai cũng nên biết Tía tô dù là loại cây gia vị dân dã nhưng lại là vị thuốc "trứ danh" trong Đông y được thần y Hoa Đà phát hiện. 1. Mô tả: Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens, còn có tên gọi khác là tử tô, tử tô ngạnh... là một trong số 8 loài cây tía tô thuộc họ hoa môi,...