Điều kỳ diệu của việc ăn chay đúng cách
Việc sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (ăn chay) có lợi cho sức khỏe thì ai cũng nhận thức được. Tuy nhiên, ăn chay đúng cách là một khoa học, và cả nghệ thuật.
Những lợi ích không thể phủ nhận từ việc ăn chay
Các nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng đều chỉ ra rằng các thực phẩm chay, thành phần gồm nhiều chất xơ, ít cholesterol vàgiàu vitamin nên rất tốt cho sức khỏe. Ăn chay có thể giúp cơ thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý mãn tính liên quan đến ăn uống như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch…
Thức ăn chay vẫn đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ bản nhất như chất bột, chất béo, chất đạm, chất xơ. Quan trọng hơn, thức ăn chay thường cung cấp nhiều loại vitamin, muối khoáng, vi chất và các chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vì những lợi ích không thể phủ nhận trên, ăn chay ngày càng trở thành một khuynh hướng thịnh hành ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguy cơ từ việc ăn chay không đúng cách
Để chế biến được những món chay phong phú cho một bữa ăn chay đủ dinh dưỡng là không hề đơn giản, đòi hỏi người đầu bếp phải giàu kiến thức về dinh dưỡng và kinh nghiệm về nấu ăn. Ngày càng nhiều người tự chế biến các món chay trong gia đình, nhưng nếu bữa ăn chay quá đơn điệu thì nguy cơ thiếu chất là rất cao. Những người ăn chay thiếu chất đạm thường xuyên có thể gây ra các chứng biếng ăn, nhão – giảm trương lực cơ, dễ nhiễm trùng.
Trẻ em, thanh thiếu niên đang độ tuổi lớn, phụ nữ mang thai và cho con bú, bệnh nhân trong giai đoạn cần dinh dưỡng phục hồi bệnh… là những đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng cao, nếu ăn uống thiếu chất sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và sức khỏe. Việc không sử dụng các thức ăn có nguồn gốc động vật (như thịt, cá, trứng, gan, hải sản…) giàu sắt, kẽm, vitamin B12 thường dẫn tới các trường hợp cơ thể bị thiếu máu, hay quên, rụng tóc, đau khớp, dễ cảm lạnh, cảm cúm…
Video đang HOT
Mặt khác, do thức ăn chay tiêu hóa nhanh nên người ăn có cảm giác mau đói, nên một số người ăn chay ăn quá nhiều bột, đường và dầu béo có năng lượng cao dẫn đến nguy cơ bị tình trạng tăng cân, thừa cân, béo phì.Nhiều nhóm thực phẩm chay như đậu nành, lạc, gạo lứt, đậu phộng, ngũ cốc… rất giàu năng lượng, có hàm lượng chất đạm (protein), chất béo (cholesteron) cao nhưng lại thiếu một số acid amin thiết yếu dẫn đến việc mất cân bằng dinh dưỡng, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Ăn chay thế nào để tốt cho sức khỏe?
Ăn chay đúng cách sẽ là một phương pháp giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật. Ăn chay đúng cách nên ăn đủ 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ để cung cấp đủ năng lượng. Các món ăn trong bữa chính phải đủ các nhóm chất: Bột đường, đạm dầu và rau trái. Các bữa ăn cần đa dạng và thay đổi món thường xuyên.
Bữa ăn luôn cần có rau, trái cây để có nguồn vitamin C giúp hấp thu chất sắt trong thức ăn. Việc ăn chay không nên rập khuôn mà tùy thuộc với nhu cầu mỗi người, cần có sự cân đối hài hòa dinh dưỡng giữa ăn chay và ăn mặn mới có lợi cho sức khỏe.
Những người có nhu cầu đặc biệt, như trẻ em đang tuổi lớn, bà mẹ mang thai hay cho con bú hoặc người bệnh mới lành, thì không nên ăn chay trường vì sẽ bị thiếu dinh dưỡng. Những người ăn chay trường hoặc người có nhu cầu dinh dưỡng cao nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có thể uống bổ sung các vi chất như sắt, vitamin… theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Bật mí 4 loại nước dùng ngon cho các món ăn chay thêm hấp dẫn
Ăn chay có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và được rất nhiều người yêu thích. Nếu bạn là người thích ăn chay hãy thử làm ngay 4 loại nước dùng này.
1. Nước dùng từ các loại rau
Với đặc tính có thể tiết ra chất ngọt trong quá trình chế biến, các loại rau thường là một trong những loại nguyên liệu được sử dụng phổ biến để nấu nước dùng như bắp cải, cải thảo, dọc mùng,... Khi nấu loại nước dùng cho món ăn chay này, bạn nên chú ý tách riêng phần lá và phần cồi của rau để nấu chứ không để chung.
Chẳng hạn như, nếu bạn muốn dùng súp lơ để nấu nước dùng, trước khi nấu, bạn nên tách riêng phấn lá và phần hoa ra làm hai. Đến khi nấu, bạn cho phần lá vào xào sơ qua trước, sau đó mới cho phần hoa vào, đổ nước và đun đến khi nước sôi là được.
Bên cạnh đó, bạn không nên nấu phần nước dùng từ các loại rau củ quá lâu, sẽ khiến cho phần nước chuyển sang màu đục và có mùi ôi kém hấp dẫn. Bạn có thể sử dụng loại nước dùng này để nấu canh, súp hay mì... đều rất phù hợp và thơm ngon.
2. Nước dùng từ các loại nấm
Một trong những loại nước dùng rất phù hợp cho nhiều loại đồ ăn chay khác nhau cùng cách làm đơn giản và dễ dàng đó là nước dùng với các loại nấm. Tuy nhiên, để có thể nấu được một nồi nước dùng ngon, chuẩn vị, người nấu cần có thêm một chút tỉ mỉ và vài bí quyết nhỏ. Để nấu món nước dùng này cho các món ăn chay, bạn có thể tham khảo công thức và một số mẹo sau: Không nên dùng các loại nấm đã bị hư hỏng, thối ẩm hay có mùi lạ để đem vào chế biến. Để đảm bảo hương vị thơm ngon của món ăn và an toàn đối với sức khỏe, bạn nên sử dụng các loại nấm tươi là tốt nhất.
Đầu tiên khi mua nấm về, bạn đem chúng đi rửa qua nhẹ nhàng với nước, đồng thời cắt bỏ đi phần chân nấm. Một điều lưu ý khi nấu loại nước dùng này là nấm là một loại thực phẩm tuy có hương vị ngọt nhưng lại thường có một số mùi đặc trưng khác nhau. Có những người thích nhưng có những người không thích thì trước khi nấu, bạn có thể trần qua chúng với nước sôi. Bạn có thể sử dụng loại nước dùng này với các món như lẩu, phở và canh...
3. Nước dùng từ các loại củ
Bên cạnh các loại rau các loại củ cũng là một trong những loại thực phẩm được sử dùng phổ biến để làm nước dùng cho các món chay, thậm chí còn xếp vị trí đầu tiên và nhiều nhất. Nguyên nhân là bởi nước dùng mà được chế biến từ rau củ sẽ thường có vị ngọt tự nhiên, mát mà lại chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết tốt cho sức khỏe. Không những vậy, cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành các khúc nhỏ vừa ăn. Sau đó, bạn đem chúng hầm là đã có ngay bát nước dùng ưng ý rồi.
Một số loại củ được sử dụng phổ biến như khoai lang, khoai tây, củ cải, cà rốt. Để có thể nấu nước dùng được trong, bạn chú ý hạn chế tối đa việc sử dụng các loại củ có nhiều chất bột để hầm như khoai môn, khoai lang,... chất bột có trong chúng sẽ làm nước đục. Bạn có thể tham khảo sử dụng các loại củ như cà rốt, củ cải, hành tây,... để giúp cho nước dùng của bạn không những ngọt, thơm mà còn thanh trong nữa. Bạn có thể sử dụng loại nước dùng này để làm các món canh, súp và thậm chí là làm nước sốt,...
4. Nước dùng từ quả và hạt
Ngoài các loại rau, củ, bạn có thể sử dụng một số loại quả để làm nước dùng vô cùng thơm ngon, quả khô hay quả tươi đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của loại nước dùng này là chúng không hợp với tất cả các món ăn mà với mỗi loại quả khác nhau sẽ chỉ phù hợp với một số món ăn nhất định mà thôi. Chẳng hạn như với món hầm, bạn có thể sử dụng các loại quả như táo, lê, kỷ tử,... Đối với các món súp, canh, bún thì bạn hãy dùng cà chua, ớt chuông, đậu bắp,... Tùy thuộc vào món bạn muốn nấu, có thể chọn ra loại quả phù hợp một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng các loại hạt để nấu nước dùng. Khi sử dụng, bạn nên luộc sơ qua chúng trước, tách vỏ sau đó mới cho vào hầm. Nếu bạn muốn nấu các loại nước dùng dạng sệt, bạn có thể đem chúng rang lên rồi xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt để nấu. Các loại nước dùng từ hạt thường được sử dụng ở các món cà ri, súp sệt và dùng làm sốt ăn kèm.
Nghệ thuật chế biến món chay Xin chia sẻ đến bạn đọc một số cách cơ bản để nấu các món chay ngon, đảm bảo được chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngày nay xu hướng ăn chay được mọi người hưởng ứng khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi chế biến món chay cần lưu ý một số vấn đề. Nhiều người ăn chay không chỉ vì...