Điều kiện vật chất tốt, vì sao có học sinh-sinh viên tê liệt tự học?
Lối dạy học áp đặt một chiều, đọc chép, học quá tải kéo dài cũng là lý do khiến học sinh, sinh viên xơ cứng, uể oải, mất dần hoặc mất hẳn khả năng tự học.
Cha bán bánh cuốn, con mô tả là kỹ sưThi rồi lại thi …Hai kỳ tuyển sinh, học trò muốn học Đại học Quốc gia phải thi những gì?
Thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc, Phó hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi tiếp tục có bài viết nêu lên thực trạng dạy và học ở các nhà trường hiện nay. Ở đó, nhà trường dạy theo khuôn mẫu, học trò nhiều em sa sút tự học, thậm chí tê liệt cả ý chí học tập.
Tòa soạn trân trọng gửi đến quý độc giả bài viết này và hoan ngênh mọi bình luận, góp ý nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề. Liệu đây có phải là thực trạng đáng báo động trong học sinh-sinh viên, trong các nhà trường hiện nay?
Từ lười đến tê liệt
Có thể nói, tự học là một hoạt động, phương pháp học tập rất quan trọng để tất cả học sinh, sinh viên chúng ta tiếp thu, củng cố và vận dụng tốt các kiến thức, kỹ năng đã học. Tự học góp phần làm cho chất lượng giáo dục và đào tạo đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời cũng là cơ sở, nền tảng cho quá trình phát triển, sáng tạo của người học về sau. Trước đây, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, thiếu thốn nhưng nhiều học sinh, sinh viên ở ta rất có ý thức cần cù, tự học, sáng tạo nên đã có nhiều thành quả, đóng góp cho nền khoa học, tri thức… của nước nhà.
Những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế gia đình, xã hội đã khá lên, sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giáo dục và đào tạo, phương pháp dạy học của đội ngũ giảng viên, giáo viên từ bậc phổ thông đến đại học có chuyển biến, thế mà ý thức, hoạt động tự học của một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên lại giảm sút nghiêm trọng, thậm chí bị tê liệt hoàn toàn, rất đáng lo ngại.
Lối dạy học áp đặt, học quá tải kéo dài cũng là lý do khiến học sinh, sinh viên uể oải, mất dần khả năng tự học. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Em Trần Quốc Trung, học sinh lớp 9 của một trường THCS ở huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) cho biết: “Em chán học từ năm lớp 7, nhưng bị cha mẹ ép buộc quá nên mới ráng theo học đến lớp 9 này. Ngày thường, em ít học bài vở, đến lúc kiểm tra, thi cử thì học sơ sơ gì đó. Đề nào, câu nào học không trúng hay không hiểu thì xem, chép bài của bạn. Gặp thầy cô, giám thị coi kiểm tra, thi nghiêm khắc, chặt chẽ thì bỏ giấy trắng”.
Cô giáo Nguyễn Thị Lê Minh, giáo viên THPT Quảng Bình (Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình tâm sự: “Chúng tôi thấy buồn và lo về hiện tượng học sinh phổ thông ham chơi, lười học, chỉ đợi đến thi cử, kiểm tra mới học ngày càng gia tăng. Là giáo viên, tôi cũng dùng nhiều biện pháp, nhắc nhở, động viên có, “dọa” cho điểm thấp, buộc thi lại… nhưng xem ra các em ít có chuyển biến”.
Còn theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, khoa Ngữ Văn, Trường đại học Quy Nhơn ( Bình Định) nhận xét: “Nhiều sinh viên bây giờ rất biếng học, chỉ mải chơi, thời gian ở nhà, kí túc xá cứ chúi đầu vào game, mạng xã hội…Lên lớp thụ động, không chuẩn bị bài vở, tài liệu gì cả, giảng viên chúng tôi nêu câu hỏi, nêu vấn đề, hiếm có sinh viên nào giơ tay, chỉ định cụ thể thì chẳng trả lời được. Thư viện, các phòng đọc sách luôn vắng hoe. May đâu, đến lúc thi hết học trình, học phần, mới lao đầu học mấy bữa, chỉ mong đủ điểm qua kỳ thi, chứ ít có ý chí học để tăng khả năng hiểu biết sâu rộng phục vụ cho công việc sau này. Thậm chí, nhiều sinh viên đến thi cũng chẳng thèm học gì, toàn nghĩ đến chuyện tiêu cực, lo lót “chạy” điểm thầy cô”.
Dẫu được rất nhiều fan là sinh viên Việt Nam dành tình cảm mến mộ, chàng ca sĩ điển trai người Mỹ Kyo York ( từng đi giảng dạy ở một số trường đại học tại Việt Nam) vẫn thẳng thắn bộc bạch những suy nghĩ và góp ý chân thành của mình về một hiện tượng trong một bộ phận sinh viên Việt Nam hiện nay, đó là, lười biếng, thụ động, lúng túng và thiếu đam mê, sáng tạo, có những ước mơ viễn vông, phi thực tế. Ý kiến chia sẻ trên của chàng ca sĩ người Mỹ ấy khiến chúng ta suy nghĩ nhiều về ý thức, thái độ học tập tiêu cực của giới trẻ đất nước mình. Vậy đâu là căn nguyên chính của thực trạng đó?
Video đang HOT
Tại cả hai bên
Theo các chuyên gia giáo dục, trước hết, là do nhiều học sinh, sinh viên chưa xác định được mục đích, ý nghĩa đúng đắn và ích lợi, giá trị to lớn của việc tự học, tự rèn luyện. Thế nên nhiều học sinh, sinh viên ít có tính tự giác nghiên cứu, đào sâu, củng cố kiến thức.
Một bộ phận sinh viên, học sinh lại mắc nặng “bệnh” học đối phó, học chơi, học kiểu “mì ăn liền”, đến mùa thi mới học, chỉ nặng nghĩ tới chuyện điểm số, bằng cấp hơn là kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, công việc sau này.
Lối dạy học nặng về nhồi nhét kiến thức, áp đặt một chiều, đọc- chép, học tập quá tải…kéo dài, phổ biến ở bậc phổ thông, cũng là lý do khiến học sinh, sinh viên xơ cứng, uể oải, mất dần hoặc mất hẳn khả năng tự học.
Ngoài học chính khóa ở nhà trường, hầu hết các em học sinh phổ thông cả nước, tối ngày phải quay cuồng với cỗ máy dạy thêm, học thêm ” siêu hạng” của ngành giáo dục, thầy cô giáo. Các em đâu còn thời gian để nghỉ ngơi, tự học? Nhiều văn bản quy định về dạy thêm, học thêm của ngành đều bất lực trước ” vấn nạn” nghiêm trọng này.
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, nhiều loại hình vui chơi, giải trí như phim ảnh, game online… thịnh hành đã cuốn hút và ngốn đi nhiều thời gian của giới trẻ. Đáng lẽ ra thời gian đó phải dành cho tự học, tự nghiên cứu, làm những việc có ích khác.
Mặt khác, cách đánh giá, kiểm tra ở nhà trường THPT cũng như ĐH, CĐ lâu nay chậm cải, đổi mới. Một số nhà trường, thầy cô giáo có biểu hiện dễ dãi, sính thành tích nên thiếu nghiêm túc, chặt chẽ khiến học sinh, sinh viên chủ quan, ỷ lại, thiếu hẳn động lực tự học; thậm chí có dấu hiệu tiêu cực mua, bán điểm giữa thầy và trò, nhất là ở bậc cao đẳng, đại học tạo nên sự không công bằng trong dạy và học, làm cho giá trị của học hành bị giảm sút.
Để chấn chỉnh bệnh lười học, không có ý thức, thói quen tự học ở bộ phận sinh viên, học sinh hiện nay cần có thời gian và sự nỗ lực, đồng bộ của cả ngành giáo dục, thầy cô giáo, gia đình. Trước mắt, nhà trường, thầy cô giáo phải nghiêm túc, chặt chẽ trong kiểm tra, thi cử, đánh giá thì mới giảm được những biểu hiện sa sút của việc học hành, khơi dậy tinh thần tự học. Không dừng lại đó, ngành giáo dục cũng cần nghiêm túc nhìn nhận lại mình, từ khâu biên soạn chương, sách giáo khoa, giáo trình…theo hướng thực sự tinh gọn, phù hợp, giảm được sự quá tải cho người học.
Bản thân thầy cô cần không ngừng làm mới mình, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng gợi mở, kích thích tư duy, sáng tạo của học sinh, sinh viên.Theo nhiều đồng nghiệp,giảng viên không phải chỉ vào lớp làm duy nhất nhiệm vụ truyền đạt kiến thức cho sinh viên mà còn hướng dẫn cách học tập, nghiên cứu, cung cấp đầy đủ tài liệu học tập: giáo trình, tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo, công bố đề cương chi tiết môn học để sinh viên biết rõ lịch trình học và phát huy có hiệu quả việc tư vấn, hỗ trợ trong học tập, nghiên cứu ở các trường CĐ,ĐH. Có tự học mới thực học. Tự học một mắt xích quan trọng bậc nhất làm nên thành công, hiệu quả của giáo dục, phải luôn được cổ súy, nhân rộng không ngừng.
Theo Giaoducvietnam.vn
Ngành giáo dục nên lắng nghe ý kiến của thầy, cô và cả xã hội
Thói quen đánh giá bằng điểm số đã thấm sâu trong nhận thức, nếp nghĩ của nhiều người, trong đó có cả giáo viên. Muốn thay đổi cũng nên từng bước, từ từ.
Tiếp tục câu chuyện thực hiện Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT, thay đổi cách đánh giá học sinh tiểu học, thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc có thêm các tranh luận. Lần này, bên cạnh việc chỉ ra những điều được khi áp dụng chủ trương mới, thầy Ngọc cũng đưa ra những kiến nghị sát thực, góp ý cho Bộ để chỉnh sửa cho phù hợp.
Tiếng nói của thầy Ngọc, không chỉ là của một người thầy, mà còn là của một phụ huynh có con đang học lớp 2.
Trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Thông tư số 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá học sinh sau một học kỳ áp dụng đại trà trên cả nước, đã nhận được rất nhiều ý kiến tâm tư, chia sẻ của phụ huynh học sinh, cán bộ quản lý, đặc biệt là các thầy, cô giáo đang trực tiếp đứng lớp ở bậc học này.
Ông Nguyễn Hồng Tịnh, 38 tuổi, ở huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh, có hai con đang học tại một trường Tiểu học bày tỏ: " Ngay từ lúc Thông tư mới ban hành, tôi hoàn toàn đồng tình với cách đánh giá mới ở tiểu học, bỏ chấm điểm để giảm áp lực học tập, chạy đua về thành tích cho con em. Thường xuyên xem vở học, sổ liên lạc của hai con, tôi thấy nhà trường, cô giáo chủ nhiệm và các cô giáo bộ môn nhận xét, đánh giá bằng chữ khá bài bản, cụ thể, mang tính động viên là chính nên các cháu có phần phấn khởi, ý thức tự học, tự rèn luyện tốt và dạn dĩ hơn năm ngoái và có thời gian được nghỉ ngơi, vui chơi nhiều hơn. "
Học sinh có ý thức tự học, tự rèn luyện tốt và có thời gian được nghỉ ngơi, vui chơi nhiều hơn (Ảnh: Như Hùng)
Người viết bài này, cũng đang là phụ huynh có con học lớp 2 trường Tiểu học Trương Quang Trọng, Thành phố Quảng Ngãi, vừa rồi tham dự cuộc họp phụ huynh học sinh sơ kết học kỳ 1. Trong phần ý kiến phụ huynh, hầu hết cha mẹ các khối lớp đều nhất trí cao với thay đổi, điều chỉnh trên của Bộ GD & ĐT, các cháu ở lớp, ở nhà... thái độ, ý thức học tập vẫn bình thường, không có chuyện các cháu chán nản, sa sút học hành khi chuyển qua hình thức đánh giá bằng chữ.
Tất nhiên, ở nhiều nơi khác, vẫn còn một số ít phụ huynh thích thầy, cô giáo cho điểm hơn, vì thói quen, tư duy cũ, vì nghĩ rằng sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn trong việc theo dõi việc học hành của con trẻ.
Tôi thiết nghĩ, vai trò nhận thức của phụ huynh học sinh cũng không kém quan trọng để góp phần vào thành công của sự đổi thay này.
Do đó, trong các cuộc họp phụ huynh, họp ban đại diện cha mẹ học sinh cuối năm, và các năm tiếp theo, ban giám hiệu, thầy cô giáo chủ nhiệm cần cung cấp và phân tích đầy đủ hơn, sâu sắc hơn ý nghĩa, mục đích, các điều khoản, quy định của Thông tư 30 đến tất cả phụ huynh, vì mỗi phụ huynh có trình độ, nhận thức khác nhau.
Một khi các bậc cha mẹ đã hiểu, thấm nhuần rồi thì mới đồng hành, định hướng, hỗ trợ tốt cho con cái, cùng với nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
Cô Lê Thanh Hà, giáo viên trường tiểu học Sơn Tân, huyện miền núi Sơn Tây ( tỉnh Quảng Ngãi) cho biết:" Mới lúc đầu thực hiện Thông tư và đọc một số ý kiến phản bác, trái chiều trên báo chí, thầy cô giáo chúng tôi có phần lo lắng (vì dao động) và lúng túng, bối rối ( vì chưa quen).
Đến nay, chúng tôi đã quen dần với việc đánh giá, nhận xét bằng chữ rồi. Đúng là, cách làm mới khiến thầy cô giáo, nhất là giáo viên chủ nhiệm vất vả, cực nhọc hơn từ ghi nhận xét trong vở, bài làm học sinh đến ghi tổng hợp các mặt trong sổ học bạ, sổ theo dõi chất lượng hàng tháng, học kỳ...
Bù lại, việc đánh giá học sinh bằng nhận xét thay cho đánh giá bằng điểm số như trước đây giúp giáo viên có thêm niềm vui khi được sẻ chia, tiếp xúc, gần gũi với các em nhiều hơn. Cái được lớn nhất là, học sinh ở vùng miền núi như chúng tôi và học sinh tiểu học cả nước không còn áp lực điểm số, tâm lý thoải mái hơn".
Cô giáo Nguyễn Văn Nhân, Phó hiệu trưởng, Trường Tiểu học số 2 Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) chia sẻ: " Trong vai trò, chức trách là cán bộ quản lý tại trường học, tôi nhận thấy, Thông tư 30 đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới, các điều khoản quy định về cơ bản là tốt, khoa học, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và điều kiện thực tiễn Việt Nam.
Trường chúng tôi thực hiện đầy đủ, nghiêm túc yêu cầu của Bộ GD &ĐT, các đợt tập huấn, bồi dưỡng do cấp trên triển khai. Nhìn chung, tới thời điểm này mọi việc đều trôi chảy, hanh thông, không gặp vấn đề phức tạp, phàn nàn từ phía giáo viên. Một số giáo viên nơi khác than thở, kêu ca sổ sách, ghi chép quá nhiều...
Thực ra, có chuyện ấy là do ban giám hiệu nơi ấy tự vẽ ra mà thôi, theo Điều lệ tiểu học quy định thì chỉ có 4 loại hồ sơ hồ và theo Công văn số 68, trong đó nêu rõ: "Một giáo viên dù dạy một hay nhiều môn, có thể chỉ cần một cuốn sổ theo dõi chất lượng. Mẫu sổ do Bộ hướng dẫn chỉ là gợi ý, không bắt buộc giáo viên phải thực hiện theo mẫu đó". Gây áp lực nặng nề về giấy tờ, hồ sơ cho giáo viên, lỗi ở đây thuộc về nhận thức, cách làm không đúng của nhà trường. Lãnh đạo các nhà trường cần sửa sai ngay.
Tuy nhiên, trong các văn bản chỉ đạo của Bộ GD & ĐT còn thiếu sự đồng bộ ở chỗ, giáo viên đã nhận xét hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng vào bài làm cho học sinh nhưng đến bài kiểm tra cuối kỳ lại đánh giá bằng điểm số. Tôi nghĩ, sang học kỳ 2, Bộ GD & ĐT cần điều chỉnh điểm trên để việc đánh giá được nhất quán ở mọi hình thức.
Điểm b, tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm ở mục 3. đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh ( thuộc Điều 5), đây cũng là định hướng có chủ ý, nhằm tới sự hoàn thiện, tốt đẹp ở con trẻ chúng ta, song các em là đang là tuổi nhỏ, vô tư, hồn nhiên, ít nghĩ suy gì để đạt được điểm đó, không hề dễ. Bộ cần thực tế hơn."
Tôi tâm đắc nhiều ý kiến đóng góp mang tính xây dựng của các thày cô giáo, các chuyên gia giáo dục, trong đó có ý kiến của một nữ thạc sĩ người Việt đang học tập và làm việc tại Đài Loan: " Giá như Thông tư 30 này ra đời sớm cách đây mấy chục năm thì thế hệ học sinh tiểu học của chúng tôi ngày ấy đỡ khổ, đỡ áp lực biết bao nhiêu".
Tuy vậy, qua mục thăm dò ý kiến của độc giả có nên giữ nguyên cách đánh giá của Thông tư 30 không, trên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam thì có đến trên 80% độc giả chọn là không.
Rõ ràng, thói quen, sở thích đánh giá bằng điểm số đã thấm sâu trong nhận thức, nếp nghĩ của nhiều người, trong đó có cả giáo viên. Thích mọi cái đơn giản, ổn định, an nhàn... đó là tâm lý chung của đa số giáo viên tiểu học ( kể cả người Việt).
Để thay đổi nhận thức, nếp nghĩ quen thuộc đó, không dễ dàng gì, cần có một thời gian lâu nữa.
Vả lại, lương bổng giáo viên vẫn thế, áp lực công việc, nhận xét, ghi chép lại vất vả hơn nhiều, tất nhiên nhiều cán bộ quản lý, thầy cô giáo bậc tiểu học không muốn rồi.
Nếu điều kiện kinh tế đất nước những năm tới đây khấm khá hơn thì Nhà nước nên xem xét hỗ trợ, phụ cấp lương bổng thêm cho giáo viên, cán bộ quản lý bậc tiểu học để họ yên tâm và làm việc có trách nhiệm tốt hơn với thế hệ tương lai của đất nước. Bởi, bậc tiểu học là khởi đầu của mọi khởi đầu.
Theo tôi cũng như nhiều người, Bộ GD & ĐT cần lắng nghe ý kiến đóng góp có tính xây dựng của mọi đối tượng, nhất là của đội ngũ giáo giới, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, hoàn chỉnh quy định mới.
Để có sự đồng thuận, thống nhất cao từ nhận thức đến hành động, việc làm, nhất là về phía nhà trường, thầy cô giáo, Bộ, Các Sở, Phòng Giáo dục cần có thêm những lớp quán triệt, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giáo viên Tiểu học một cách kỹ lưỡng, bài bản và đầy đủ; mặt khác, nhà trường có biện pháp động viên, nhắc nhở và kiểm tra cách làm mới của giáo viên và từng thầy cô phải có tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, vận dụng linh hoạt, sáng tạo những yêu cầu mới, "nói không" với cách làm cũ, lạc hậu và với hiện tượng giáo viên nhận xét hình thức, đối phó.
Theo Giaoducvietnam.vn
Hệ lụy đổi mới giáo dục nhìn từ Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sự ra đời Thông tư 30, kỳ thi quốc gia, biên soạn sách giáo khoa là những bước đột phá trong cải cách giáo dục, vậy TT30 có thực sự là bước cải cách ? Mong đổi mới giáo dục lên hừng hực, nhưng thực tế lại lạnh lùng, thách thứcPhản đối bỏ chấm điểm, nhưng đã bao giờ bạn hỏi, cho điểm...