Điều kiện nào để đảm bảo an toàn khi học sinh trở lại trường?
TP.Đà Nẵng dự kiến cho học sinh các khối lớp 1, 9, 12 đi học trở lại từ ngày 1.11, còn lại dự kiến từ ngày 8.11.
Điều khiến phụ huynh băn khoăn chính là việc chủ động phòng chống dịch Covid-19 như thế nào khi học sinh trở lại trường?
Ảnh minh họa
Tại TP.Đà Nẵng, học sinh chính thức nghỉ học từ đợt nghỉ lễ 30.4 đến nay, để phòng chống dịch Covid-19. Vì vậy, việc cho học sinh trở lại trường học trực tiếp (dự kiến vào đầu tháng 11) đang là mối quan tâm của nhiều phụ huynh. Dù nhiều ngày qua địa phương không ghi nhận các ca mắc cộng đồng, nhưng việc các ca mắc mới liên quan đến người về từ vùng dịch khiến người dân lo ngại dịch bệnh có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào.
Lưu ý “bài học cách ly hàng loạt” học sinh ở các địa phương
Có 2 đứa con đang học bậc phổ thông, sắp trở lại trường học trực tiếp, chị Nguyễn Thị Hoàng Thanh (nhân viên một ngân hàng tại Đà Nẵng) không khỏi lo lắng. Theo kế hoạch dự kiến trở lại trường thì cả 2 con trai của chị Thanh đều nằm trong nhóm lớp đi học trước (lớp 9 và lớp 12), dự kiến đi học vào ngày 1.11.
“Tôi hy vọng khi quyết định thời gian để trẻ đến trường học trực tiếp, thành phố đã dự phòng hết những nguy cơ tiếp xúc, khi các cháu tập trung một số lượng lớn. Bạn bè gần nửa năm qua mới gặp nhau, rất khó cho câu chuyện giãn cách. Đặc biệt, khi nguy cơ dịch cộng đồng vẫn thường trực đối với các địa phương, mà các cháu thì chỉ có “vũ khí” là 5K”, chị Thanh nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, chị Nguyễn Quỳnh An Nhiên (P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu) thì lo lắng khi có con vào lớp 1, cũng thuộc nhóm lớp dự kiến sẽ đến trường vào ngày 1.11. Dù đã được các cô giáo giải thích rằng các cháu lớp 1 sẽ có 1 tuần đi học trước, trong điều kiện giãn cách ở mức thấp nhất, khi các khối lớp khác của bậc tiểu học chưa trở lại trường… nhưng chị Nhiên vẫn không yên tâm.
“Lúc cháu học trực tuyến thì mạng chập chờn nên cũng khó khăn trong tiếp thu, chỉ mong cháu được đến trường để được giao tiếp với bạn bè, thầy cô và phát triển bình thường. Tuy nhiên, một khi đã đưa các cháu đến trường thì mong sẽ có những biện pháp để đảm bảo an toàn hết mức có thể. Câu chuyện nhiều địa phương đưa trẻ đến trường và phải cách ly hàng loạt khi phát hiện ca mắc Covid-19 là bài học cần được lưu ý”, chị Nhiên nói.
Về vấn đề này, ông Mai Tấn Linh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, cho biết Sở GD-ĐT đã có khung hướng dẫn chi tiết về việc học sinh đi học trực tiếp trở lại. Hướng dẫn này sẽ ban hành ngay khi thành phố có quyết định chính thức về thời điểm học sinh trở lại trường.
Cụ thể, ngành giáo dục TP.Đà Nẵng sẽ có hướng dẫn về phân chia buổi học, điều kiện học, việc đeo khẩu trang khi đến trường, điều kiện giãn cách, chia buổi học tại trường, những môn học đảm bảo việc giãn cách… Kể cả việc ứng dụng công nghệ để kiểm soát việc đi lại, tiếp xúc của học sinh và gia đình các em.
Vắc xin chỉ là một trong những biện pháp an toàn
Bên cạnh việc an toàn giãn cách khi trở lại trường học trực tiếp, thì việc TP.Đà Nẵng là một trong số các địa phương thực hiện tiêm vắc xin cho nhóm 15-17 tuổi khiến các phụ huynh lo lắng không kém.
Anh Nguyễn Lê Hiếu (P.Thanh Bình, Q.Hải Châu) có con học lớp 11, nằm trong nhóm sẽ được tiêm vắc xin Covid-19 tại địa phương. Cũng như nhiều phụ huynh khác, anh không khỏi lo lắng khi thời điểm trở lại trường của con đã cận kề, nhưng thông báo chính thức về chương trình tiêm vắc xin Covid-19 thì chưa có.
Theo anh Hiếu, trên thực tế, nếu triển khai tiêm vắc xin Covid-19 tại địa phương thì cũng chỉ ở khối lớp 10-12. Các khối còn lại, học sinh vẫn tuân thủ 5K, là biện pháp duy nhất để phòng ngừa dịch bệnh khi trở lại trường (dự kiến vào ngày 8.11). “Nếu được, cần có một kế hoạch an toàn, không nên vội đối với việc tiêm vắc xin Covid-19 cho học sinh. An toàn vắc xin phải là trên hết, nếu không thì phụ huynh sẽ không an tâm trong việc để con mình tiếp cận vắc xin”, anh Hiếu quả quyết.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh quan ngại về việc các trẻ còn lại chưa được tiêm vắc xin thì việc trở lại trường học có được an toàn…
Về vấn đề này, bà Trần Thanh Thủy, Phó giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng, cho biết vắc xin hiện là một trong những biện pháp hỗ trợ để phòng chống dịch chủ động, còn nguyên tắc thì vẫn phải đảm bảo những quy định về phòng chống dịch, như 5K, ý thức của mọi người…
“Tất cả các vắc xin khi tiêm đều phải có sự đồng ý của người được tiêm và người giám hộ. Quan trọng nhất, khi tiêm chủng phải có các bước sàng lọc, kiểm tra sức khỏe cũng như các điều kiện để đảm bảo các tiêu chí tiêm chủng. Bộ Y tế hiện đang rất thận trọng khi quyết định các bước liên quan đến tiêm chủng cho trẻ em, trên nguyên tắc an toàn”, bà Thủy chia sẻ.
Cũng theo bà Thủy, hiện tại TP.Đà Nẵng đã đảm bảo công tác chuẩn bị cho việc tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 cho độ tuổi 15-17 tuổi, sẵn sàng quy trình phối hợp với Sở GD-ĐT và các đơn vị liên quan, các quận, huyện. Tuy nhiên, sẽ triển khai chính thức vào thời gian nào, loại vắc xin gì… thì còn phải đợi hướng dẫn và hoàn tất tập huấn của Bộ Y tế.
Theo thống kê, TP.Đà Nẵng có hơn 38.000 trẻ ở độ tuổi 15-17 tuổi, nằm trong chương trình tiêm vắc xin Covid-19 của Bộ Y tế trong thời gian đến.
Theo dự kiến, TP.Đà Nẵng cho học sinh trở lại trường từ ngày 1.11 gồm 3 khối lớp (lớp 1, lớp 9, 12). Đến ngày 8.11, các lớp thuộc các cấp còn lại, các trung tâm ngoại ngữ, các trung tâm nghề nghiệp, các lớp mầm non… sẽ trở lại trường.
Dự kiến từ ngày 27/10, TP Hồ Chí Minh sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em
Ngành y tế TP Hồ Chí Minh dự kiến khởi động tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 -17 tuổi ở Quận 1 và huyện Củ Chi vào ngày 27/10.
Ngày 26/10, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tập huấn tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trên địa bàn thành phố cho Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và các quận, huyện, nhân viên bệnh viện, phòng khám.
TP Hồ Chí Minh tiêm vaccine của Pfizer cho trẻ em.
Tại buổi tập huấn, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện Bộ chưa có hướng dẫn chính thức tiêm loại vaccine nào cho trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế vaccine Pfize là loại vaccine được nhà sản xuất hướng dẫn được tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 12-17 tuổi.
"Nếu hôm nay đảm bảo an toàn và tất cả đều sẵn sàng, dự kiến ngày mai sẽ tiêm khởi động vaccine phòng COVID-19 cho trẻ ở Quận 1 và huyện Củ Chi. Nếu mọi thứ đã an toàn thì mới triển khai tiêm đại trà theo đúng tiến độ của Bộ Y tế", bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng nói.
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, dự kiến tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi 1 cho trẻ trong 5 ngày. Sau đó tiêm vét trong 2 ngày. Đến hạn của vaccine, Thành phố tiếp tục tổ chức tiêm mũi 2 cũng trong vòng 5 ngày.
Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh khẳng định, nếu công tác tiêm khoa học thì sẽ thực hiện đúng tiến độ. Tuy nhiên, trên tinh thần đảm bảo mọi điều kiện an toàn cho trẻ mới bắt tay vào tiêm. Quận, huyện nào cảm thấy chưa an toàn thì chưa triển khai để rà soát lại.
"Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ chỉ được diễn ra khi có sự đồng thuận của phụ huynh và người bảo hộ. Dự kiến, trong đợt này có khoảng 78.000 trẻ tại TP Hồ Chí Minh được tiêm vaccine phòng COVID-19", ông Nguyễn Hữu Hưng cho biết thêm.
Trước đó, ngày 25/10, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã gửi văn bản khẩn đến Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh để xin ý kiến tổ chức tiêm vaccine cho nhóm trẻ em 12-17 tuổi. Theo đó, Sở Y tế đề nghị Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh chấp thuận cho phép sử dụng vaccine của Pfizer để tiêm cho trẻ 12-17 tuổi và hướng dẫn, tập huấn chuyên môn.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ: Trường học chờ hướng dẫn cụ thể Hiện nay, các trường học tại Hà Nội vẫn trong trạng thái chờ lệnh triển khai kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh. Vaccine đã và đang được các nước trên thế giới coi là "chìa khóa" để giúp trường học an toàn. Ảnh: Tạ Quang Trường học chờ hướng dẫn cụ thể Vaccine phòng COVID-19 được coi là "chìa khóa"...