Điều khiến Singapore tự tin với chiến lược sống chung với COVID-19
Các chuyên gia nhận định Singapore sẽ gắn bó với chiến lược sống chung với COVID-19 dù biến thể mới xuất hiện.
Người dân đeo khẩu trang khi di chuyển qua khu vực mua sắm tại Singapore ngày 28/11. Ảnh: AP
Khi Singapore bước đầu triển khai chiến lược sống chung với COVID-19 trên nền tảng đã tiêm vaccine diện rộng cho người dân, “đảo quốc sư tử” ghi nhận số ca mắc mới tăng mạnh, khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu đây có phải thời điểm thích hợp.
Nhưng đến nay số ca mắc mới COVID-19 tại Singapore đã giảm dần, đã xuất hiện tâm lý lạc quan “cẩn trọng” rằng kế hoạch sống chung với COVID-19 đã giúp quốc gia này rẽ hướng, ngay cả khi biến thể mới Omicron xuất hiện.
Ông Glacier Chong, một người dân Singapore chia sẻ với hãng thông tấn AP (Mỹ): “Tôi đoán đối với mọi người, COVID-19 dừng như chỉ là cúm thường. Mọi người đang quen với dịch bệnh này và nó như một bệnh có thể chữa trị được”.
Sự tự tin của người dân Singapore bắt nguồn từ các dữ liệu thực tế. Với 94% dân số đủ điều kiện được tiêm phòng đầy đủ và 26% đã được tiêm phòng nhắc lại, ngay cả khi số trường hợp mắc mới bắt đầu tăng lên thì khoảng 99% trong số này không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ, đồng nghĩa với việc hệ thống chăm sóc sức khỏe đang chịu nhiều áp lực nhưng không bao giờ quá tải. Số trường hợp tử vong tăng nhưng vẫn ở mức thấp và phần lớn là những người lớn tuổi có các bệnh lý nền, một số lượng không cân đối trong số họ chưa tiêm chủng.
Singapore đã thành công trong việc khuyến khích người dân tiêm chủng. Theo chuyên gia Alex Cook tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, người dân có sự tin tưởng chung vào chính phủ và các biện pháp được ban hành. Nước này đã siết chặt quy định với những trường hợp chưa tiêm vaccine COVID-19 như cấm họ đi ăn trong nhà hàng hoặc đi đến trung tâm mua sắm. Ông nhận định: “Có lẽ bài học chính rút ra từ Singapore là khiến việc tiêm vaccine COVID-19 trở nên dễ dàng trong khi không tiêm đồng nghĩa với gặp khó khăn”.
Thời kỳ đầu dịch COVID-19, Singapore giữ cho sự lây lan của các ca mắc COVID-19 chỉ ở mức một hoặc hai con số trong gần một năm bằng cách áp đặt phong tỏa cứng rắn. Với việc triển khai tiêm chủng đầy đủ, xét nghiệm và truy vết tích cực, cũng như các hướng dẫn nghiêm ngặt về sức khỏe và an toàn, quốc gia 5,5 triệu người cảm thấy tự tin khi từ tháng tháng 8 bắt đầu với cái gọi là “hành trình chuyển đổi sang một quốc gia kiên cường chống COVID-19″.
Video đang HOT
Đó là một phần trong quyết định bắt đầu coi COVID-19 như căn bệnh địa phương, thừa nhận rằng trong thời gian dài việc giảm các ca bệnh về 0 sẽ không thể thực hiện được và đã đến lúc phải từ từ cho phép người dân cùng các doanh nghiệp trở lại cuộc sống bình thường của họ.
Ngoài dân số được tiêm vaccine phòng COVID-19 rộng rãi, Singapore tính toán rằng năng lực xét nghiệm của nước này đủ toàn diện để có thể nhanh chóng xác định và cô lập các ổ dịch mới, đồng thời hệ thống chăm sóc sức khỏe của họ có đủ năng lực để đối phó với mọi trường hợp nghiêm trọng hơn.
Người dân đeo khẩu trang khi đi lại trên đường phố Singapore. Ảnh: AP
Biến thể Delta có khả năng lây lan cao đã tác động mạnh vào chiến dịch này và chính phủ Singapore trong tháng 9 một lần nữa đã thắt chặt một số biện pháp phòng dịch, chẳng hạn như giảm quy mô các cuộc tụ họp xã hội và ăn uống trong nhà hàng.
Đến cuối tháng 10, Singapore ghi nhận 700 ca mắc mới/1 triệu người trong trung bình 7 ngày. Đến cuối tháng 11, con số này là 258 trường hợp/1 triệu người, vẫn cao hơn mức tồi tệ nhất khi dịch bùng phát trong năm 2020 nhưng đang theo chiều hướng giảm.
Tỷ lệ tử vong vì COVID-19 trung bình 7 ngày của Singapore thống kê vào ngày 10/10 là 2,57 ca/1 triệu người, nay con số này chỉ là 1/1 triệu người. Ông Cook nhận định sai sót đã xảy ra có thể bắt nguồn từ việc cho cách ly tại nhà vào cuối tháng 8 đối với những bệnh nhân nhẹ hoặc không có triệu chứng. Quyết định này nhằm giảm áp lực với hệ thống chăm sóc y tế nhưng lại dẫn đến tình trạng lây lan trong cộng đồng.
Do đó ông kết luận: “Đối với sự bùng phát của các loại virus nguy hiểm tương tự trong tương lai, các quốc gia nên nghiêm túc xem xét việc cho phép bệnh nhân nhiễm bệnh tự phục hồi tại nhà, bất kể các triệu chứng của họ nhẹ đến đâu”.
Thủ tướng Lý Hiển Long vào ngày 28/11 cho biết với sự xuất hiện của biến thể Omicron, người dân Singapore nên chuẩn bị cho “gập ghềnh” ở phía trước. Ông nói: “Chúng ta có thể buộc phải lùi lại vài bước trước khi có thể tiến thêm những bước nữa. Nhưng bất chấp tất cả những điều này, tôi tin tưởng rằng cuối cùng chúng ta sẽ tìm thấy cách sống chung với virus và tiếp tục tất cả những việc chúng ta muốn làm một cách an toàn”.
Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore Ong Ye Kung vào ngày 30/11 thông báo rằng họ sẽ dừng nhiều biện pháp mở cửa trở lại trong thời điểm nghiên cứu biến thể Omicron, đồng thời tăng cường xét nghiệm đối với khách du lịch và nhân viên tuyến đầu.
Ông Cook đánh giá với sự cẩn trọng và tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 cao, Singapore vẫn ở vị trí tốt để “đối đầu” với biến thể mới. Ông nhấn mạnh: “Vaccine vẫn hình thành việc bảo vệ mạnh mẽ các bệnh nghiêm trọng, tôi không cho rằng việc xuất hiện biến thể mới có thể dẫn đến việc xem xét lại cơ bản về chiến lược sống chung với COVID-19″.
Singapore biến vỏ sầu riêng thành băng y tế kháng khuẩn
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) ở Singapore đã phát triển thành công quy trình xử lý rác thải thực phẩm bằng cách biến vỏ sầu riêng thành băng gel kháng khuẩn.
Vỏ sầu riêng và đĩa Petri chứa hydrogel xenlulo làm từ vỏ sầu riêng với men phenol. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), quy trình bắt đầu từ việc chiết xuất bột xenlulo bằng cách cắt nhỏ và đông khô vỏ sầu riêng bỏ đi, sau đó và trộn với glycerol. Hỗn hợp này tạo ra hydrogel mềm và cuối cùng được cắt thành các dải băng gel kháng khuẩn.
Giáo sư William Chen, Giám đốc Chương trình Khoa học và Công nghệ thực phẩm cho biết: "Ở Singapore, chúng tôi tiêu thụ khoảng 12 triệu quả sầu riêng mỗi năm. Vì vậy, ngoài phần múi, chúng tôi không thể làm gì nhiều với vỏ và hạt. Vỏ sầu riêng, chiếm hơn một nửa thành phần của sầu riêng, thường bị vứt bỏ và đốt. Điều này góp phần tạo ra chất thải và gây ô nhiễm môi trường".
Đĩa Petri chứa các bước biến vỏ sầu sầu riêng thành băng kháng khuẩn, với sản phẩm cuối cùng đặt cạnh băng y tế thông thường để so sánh. Ảnh: Reuters
Một nhà nghiên cứu cầm hydrogel làm từ vỏ sầu riêng và men phenolics. Ảnh: Reuters
Ông Chen cho biết thêm rằng công nghệ này cũng có thể biến các chất thải thực phẩm khác, chẳng hạn hạt đậu nành và ngũ cốc đã qua sử dụng thành hydrogel, giúp hạn chế lãng phí thực phẩm.
So với các loại băng y tế thông thường, băng organo-hydrogel có thể giữ cho vùng da bị thương mát hơn và ẩm hơn, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
"Ưu điểm của loại băng y tế này là ẩm. Vì vậy, nó ngăn vết thương bị khô và giảm cảm giác ngứa, thích hợp cho những người mắc bệnh về da như bệnh chàm", ông Chen nhấn mạnh.
Giáo sư William Chen (trái) và Tiến sĩ Tracy Cui, các tác giả của nghiên cứu. Ảnh: Reuters
Ông William Chen, Giám đốc Chương trình Khoa học và Công nghệ Thực phẩm của Đại học Công nghệ Nanyang Singapore. Ảnh: Reuters
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng việc sử dụng chất thải thực phẩm và nấm men để chế tạo băng kháng khuẩn sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc sản xuất các loại băng thông thường có đặc tính kháng khuẩn làm từ các hợp chất kim loại đắt tiền hơn như ion bạc hoặc đồng.
Tan Eng Chuan, một người bán buôn sầu riêng, cho biết ông bán được ít nhất 30 thùng sầu riêng mỗi ngày khi vào vụ, tương đương 1.800 kg. Ông tin rằng việc tận dụng các phần bỏ đi của trái cây làm băng y tế là một sự đổi mới giúp ngành nông nghiệp phát triển "bền vững hơn".
Ca nhập viện do COVID-19 ở Singapore tăng nhưng ít ca bệnh nặng Theo Bộ Y tế Singapore, thống kê đến hết ngày 20-9 cho thấy Singapore có hai cụ cao niên 84 và 85 tuổi tử vong, nâng tổng số người chết do COVID-19 lên 62 người. Ngoài ra, nước này có thêm 910 ca nhiễm cộng đồng. Người lao động nhập cư đến thăm đền Sri Veeramakaliamman ở quận Little India, Singapore ngày 15-9...