Điều khác biệt tại liên hoan phim khoa học 2018 dành cho giáo viên
Liên hoan phim khoa học 2018 với phiên bản thứ 8 của chương trình quốc tế đã quay trở lại. Chương trình Liên hoan phim lần này không chỉ mang tính giải trí, mà còn có tính giáo dục cao với mong muốn đem đến cho giáo viên phương pháp giảng dạy STEM và khuyến khích tính khám phá khoa học cho học sinh trung học.
Buổi họp báo Liên hoan phim khoa học 2018
Với chủ đề của liên hoan phim năm nay là “Cuộc cách mạng thực phẩm” – phản ánh tầm quan trọng của việc tiêu thụ thực phẩm và ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Với 12 bộ phim ngắn, thời lượng ngắn nhất 1phút 30 giây, dài nhất 26 phút cùng nhiều hoạt động thực tiễn đi kèm là các thí nghiệm dành cho giáo viên, học sinh. Năm nay liên hoan phim sẽ tổ chức tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại buổi họp báo, ông Wilfied Eckstein – Viện trưởng Viện Goethe cũng chia sẻ liên hoan phim khoa học lần thứ 8 năm nay sẽ tập trung đặc biệt vào học sinh trung học để giới thiệu phương pháp giảng dạy STEM tại Việt Nam. Và lần đầu tiên liên hoan phim nhận được sự hợp tác của Trung tâm Thông tin và Dư báo, Viẹn khoa hoc Giáo duc Viẹt Nam (EIFC), điều đó sẽ thúc đẩy chương trình đến với các trường và đặc biệt giáo viên tại các trường trung học. Các giáo viên không chỉ tham gia mà còn sử dụng nội dung, các mô hình đi kèm của liên hoan phim như một nguồn cảm hứng cho công việc hàng ngày của họ.
Bà Trần thị Thái Hà – Giám đốc trung tâm thông tin và Dự Báo phát biểu tại buổi họp báo.
Bà Trần thị Thái Hà – Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dư báo, Viẹn khoa hoc Giáo duc Viẹt Nam (EIFC) cho biết: “Những năm trước đây liên hoan phim đang cho thấy những hoạt động đi kèm thôi, nó đưa ra vấn đề thực tiễn nhưng năm nay với sự kết hợp tham gia của giáo viên và các nhà nghiên cứu sẽ đúc kết những hoạt động đó thành những bài học và mô hình giảng dạy theo phương pháp STEM thành công sẽ áp dụng được ở các trường trên toàn quốc.”
Hình ảnh trong phim “Trái đất tương lai- Thời tiết của chúng ta có đang thay đổi?”
Video đang HOT
Nam nay, Liên hoan xoay quanh chu đê “Cuọc Cách mang Thưc phâm”. Thuạt ngư đê cạp đên nhưng thách thưc đôi vơi môi truơng cua chúng ta: công nghiẹp hóa nông nghiẹp. Dân sô thê giơi tang lên và nhu câu tiêu thu thưc phâm cua chúng ta cung vạy, viẹc san xuât hàng hóa dinh duơng dưa trên ky thuạt di truyên và các phuong pháp đê tang nang suât cua thưc vạt và đât. Chúng ta đang phai đôi mạt vơi thiẹt hai vê môi truơng thông qua phát thai nông nghiẹp như methanol, oxit nito, carbon dioxide…
Hình ảnh mô hình đi kèm theo phim “Trái đất tương lai- Thời tiết của chúng ta có đang thay đổi?”
Tại Liên hoan phim Khoa hoc, ngoài việc tổ chức chiếu phim tại các truơng hoc còn cung câp các hoat đọng thí nghiẹm đi kèm cho hoc sinh, các mô hình giang day cho giáo viên. Giống như một tiết học nhưng có thể dài hơn, ở đây có phim trình chiếu kết hợp với các mô hình (đơn giản, dễ làm) cùng sự dẫn dắt, đặt câu hỏi của giáo viên liên tục sẽ tạo hứng thú, tò mò cho các em học sinh. Điều này chẳng những giúp các em khám phá, sáng tạo khoa học mà còn giúp giáo viên có những bài giáo án thực tế theo phương pháp giảng dạy STEM.
Hình ảnh trong phim: ” Bánh mì kẹp côn trùng” của Đức.
Là một nhà nghiên cứu về giáo dục, bà Trần thị Thái Hà – Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dư báo chia sẻ:” Kì vọng với kinh nghiệm trong 8 năm qua, liên hoan phim sẽ lan truyền cảm hứng cũng như nhận thức về giáo dục STEM một cách thiết thực hiệu quả nhất đến học sinh đặc biệt là đối tượng giáo viên. Bởi nếu giáo viên nhận thức được, cảm thấy hứng thú với nó và có thể làm được, lúc đó mới biến những mong muốn của Chính Phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo trở thành những hành động hiện thực. Đây là cách để giáo viên thay đổi nhận thức, thay đổi cách giáo dục STEM để hiểu rõ hơn về phương pháp giảng dạy này.”
Liên hoan phim se băt đâu tư ngày 22 tháng 10 và kêt thúc vào ngày 23 tháng 12. Khai mac cua Liên hoan phim Khoa hoc se diên ra vào ngày 24 tháng 11 lúc 8.30 giơ tai mọt truơng trung hoc Thực nghiệm tại Hà Nội.
Hà Quàng
Theo giaoducthoidai
Phân biệt những từ tiếng Anh phổ biến trong giáo dục
'Undergraduate' và 'Graduate' khác nhau như thế nào? 'Degree' có được dùng để chỉ chứng chỉ trường nghề?
Bài viết dưới đây của Nguyễn Mai Đức, tác giả bốn cuốn sách IELTS, sẽ giúp bạn hiểu hơn các thuật ngữ liên quan đến giáo dục.
Diploma/ Certificate
"Diploma" hay "Certificate" đều có thể hiểu là chứng chỉ được cấp bởi các trường nghề, trung tâm giáo dục tư nhân hoặc các trường đại học sau khi học viên hoàn thành khóa học nhất định. Ví dụ "Postgraduate Certificate in Education (PGCE)" là chứng chỉ cho những ai muốn trở thành giáo viên.
Degree
"Degree" có nghĩa là bằng cấp ở bậc đại học trở lên. Nó phải được cấp bởi các trường đại học và thường có thời gian hoàn thành 3-4 năm, lâu hơn "Diploma" và "Certificate" (1-2 năm). Ví dụ "Bachelor's degree" là bằng cử nhân.
Associate's degree
"Associate's degree" là loại chương trình giáo dục thường kéo dài 1-2 năm ở bậc đại học và có giá trị thấp hơn bằng cử nhân. Mục tiêu chính của nó là cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản để người học tìm việc làm hoặc học bậc cao hơn. Với nhiều người, nó là sự lựa chọn nhanh và ít tốn kém hơn chương trình cử nhân truyền thống kéo dài 4 năm.
Ở Anh, "Associate's degree" còn được gọi là "Foundation program" (chương trình dự bị). Ở Việt Nam, cụm từ đồng nghĩa là "Bằng liên kết".
Undergraduates/ Undergraduate students
"Undergraduates" hay "Undergraduate students" chỉ các sinh viên ở bậc đại học và đang theo đuổi bằng cử nhân hoặc tương đương.
Graduates
"Graduates" là danh từ để miêu tả những người đã tốt nghiệp đại học và theo đuổi thành công bằng cử nhân. Ví dụ, "A Marketing graduate" chỉ người đã có bằng đại học ngành Marketing.
Postgraduate students
"Postgraduate students" nói đến những người đang theo đuổi chương trình hệ sau đại học, ví dụ "Master's degree" (bằng thạc sĩ) hay "Doctor's degree" (bằng tiến sĩ).
Postgraduates
"Postgraduates" bao gồm những người đã theo đuổi thành công bằng thạc sĩ, tiến sĩ hoặc một chương trình học hệ sau đại học có giá trị tương đương.
PhD
"PhD", viết tắt của "Doctor of Philosophy", là một dạng bằng tiến sĩ. Điểm đặc biệt của bằng PhD là luận án của nghiên cứu sinh phải tạo ra một đóng góp "hoàn toàn mới" cho kho tàng kiến thức của lĩnh vực mà họ theo đuổi.
Nguyễn Mai Đức
Theo VNE
Dùng SGK hiện hành thực hiện giáo dục phổ thông mới được không? Xã hội lo lắng liệu có kịp sách giáo khoa mới để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới khi thời gian không còn nhiều. Tuy nhiên, sao không thể đặt vấn đề ngược lại, dùng tài liệu hiện hành để thực hiện chương trình mới? Nếu không kịp SGK mới thì có thể sử dụng SGK hiện hành thực hiện...