Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn cơm mỗi ngày?
Ăn cơm nấu từ gạo trắng và gạo lứt đều giúp bạn có thêm năng lượng, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, bạn nên vo gạo cẩn thận trước khi nấu.
Gạo là loại thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới, cây lúa được trồng ở hơn 100 quốc gia. Gạo không đắt, để được lâu, dễ dàng kết hợp với các món ăn khác.
Nhưng ăn cơm hằng ngày có tốt cho sức khỏe không, chẳng hạn cân nặng, mức năng lượng, nguy cơ mắc bệnh tim mạch? Ngoài ra, có thể bạn đang phân vân có nên chọn gạo lứt thay cho gạo trắng.
Gạo là loại thực phẩm phổ biến trên thế giới. Ảnh: Live Japan
Cơm có tốt cho sức khỏe không?
Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Alex Caspero khẳng định, mọi loại gạo đều là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Cô nói: “Cả gạo trắng và gạo lứt đều được tốt và bạn có thể ngạc nhiên rằng không có nhiều khác biệt giữa hai loại này”.
Video đang HOT
Chuyên gia dinh dưỡng Alexis Newman cũng đồng ý với quan điểm trên vì gạo cung cấp carbohydrate, nguồn năng lượng ưa thích của cơ thể. Gạo trắng đã trải qua quá trình loại bỏ cám, mầm nên trở thành carbohydrate đơn giản. Trong khi gạo lứt vẫn giữ được sợi cám, mầm, là carbohydrate phức tạp.
Cả hai chuyên gia đều nói rằng gạo lứt giàu chất dinh dưỡng hơn gạo trắng, nhưng sự khác biệt khá nhỏ. Gạo lứt có nhiều chất xơ và protein hơn một chút. Vì sự khác biệt không lớn nên bạn có thể chọn loại mình thích.
Ăn cơm mỗi ngày tác động như thế nào đến cơ thể?
Cơm có thể tốt cho sức khỏe nhưng ăn đều đặn hằng ngày có ổn không? Các chuyên gia đều khuyên bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm để có được tất cả chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Điều đó đồng nghĩa bạn có thể ăn cơm mỗi ngày miễn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng thông qua các thực phẩm khác.
Chuyên gia Caspero cảnh báo điều quan trọng là phải kiểm soát hàm lượng asen trong gạo, đặc biệt với trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. Bạn có thể giảm lượng asen tiềm ẩn trong gạo bằng cách vo gạo trước khi nấu. Gạo trắng có ít asen hơn gạo lứt do cách xay xát.
Các loại gạo khác nhau về mức độ dinh dưỡng nhưng đều tốt cho sức khỏe. Ảnh: Eatcleanbro
Nhiều người thắc mắc liệu ăn cơm mỗi ngày có khiến họ tăng cân hay không. Chuyên gia Caspero cho biết trọng lượng thay đổi ít liên quan đến cơm mà phụ thuộc vào tổng lượng calo hấp thụ. “Không có thực phẩm nào có thể gây tăng cân trừ khi lượng calo nạp vào bị dư thừa. Nếu ăn nhiều hơn mức cơ thể cần thì bạn sẽ tăng cân”, vị chuyên gia giải thích.
Theo Parade, ăn cơm mỗi ngày sẽ khiến bạn có nhiều năng lượng hơn. Chuyên gia Newman giải thích gạo trắng là carbohydrate đơn giản nên dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu nhưng cũng nhanh chóng giảm xuống. Nếu bạn muốn tránh tình trạng cạn kiệt năng lượng, bạn nên ăn gạo lứt cung cấp năng lượng bền vững hơn.
Ăn cơm mỗi ngày cũng hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh. Gạo lứt giúp trị táo bón và no lâu hơn vì có nhiều chất xơ hơn. Gạo lứt là ngũ cốc nguyên hạt, có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh ung thư.
Ăn sai loại rau củ, ngày càng tăng cân khó hiểu
Các nhà khoa học Havard đã theo dõi hơn 136.000 người trong vòng 24 năm và nhận thấy nhiều người có thể mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc ăn rau củ.
Ăn nhiều rau củ hay thức ăn thực vật nói chung là cách nhiều người đang làm để cố gắng giảm cân. Tuy nhiên, nhóm tác giả từ Trường Y tế Công cộng Havard TH Chan (Mỹ) lưu ý không phải loại rau củ nào cũng tạo nên điều đó, theo tờ Daily Mail.
Một số thành phần trong đĩa rau củ xào ngon lành của bạn nên được tính vào nhóm tinh bột tiêu thụ - Ảnh minh họa từ internet
Nhóm tình nguyện viên gồm 136.000 người dưới 65 tuổi đã được theo dõi về cân nặng, tình trạng sức khỏe và hoàn thành một bảng câu hỏi sau mỗi 2-4 năm.
Kết quả cho thấy mỗi người trung bình tăng khoảng 1,5 kg sau mỗi 4 năm và chỉ số này thường đi kèm với sự gia tăng chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, không phải ai cũng vậy và loại rau củ mỗi người ăn dường như có tính quyết định lớn đến sự khác biệt này.
Những người hay cố làm no bản thân bằng những loại thức ăn thực vật giàu tinh bột như bắp, đậu, khoai tây... có xu hướng tăng cân và tăng vòng 2 lớn hơn những người thích ăn các loại không chứa tinh bột và nhiều chất xơ hơn.
Điều này một lần nữa chỉ ra dù các loại rau, củ, quả, đậu, hạt... đều giàu chất xơ và vitamin nhưng người ăn cần phân nhóm đúng những thứ gì mình ăn.
Trong đó, khoai tây đã từng được cảnh báo rằng khi chúng là một thành phần của món canh, súp thì phải coi chúng là nguồn cung cấp carbohydrate chứ không như rau củ khác.
Bắp - nhất là bắp ngọt (bắp Mỹ) - cũng là loại thực phẩm mà nhiều người tin rằng có thể giúp giảm cân do giàu chất xơ. Thế nhưng, nó giàu tinh bột và nên được coi như thực phẩm nhóm bột - đường.
Trong khi đó, các món đậu thường được khuyến cáo xem như một nguồn đạm.
Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo ăn ít nhất 5 phần rau củ, trái cây mỗi ngày, nhưng lưu ý chỉ nên gồm các loại rau củ, trái cây không có tinh bột như rau lá xanh, cà rốt, táo, lê...
Theo các nhà khoa học, kết quả này làm nổi bật tầm quan trọng tiềm tàng của chất lượng và nguồn carbohydrate trong việc kiểm soát cân nặng lâu dài, đặc biệt là ở người có trọng lượng cơ thể quá mức.
Làm điều này sau mỗi bữa ăn, bạn sẽ sống thọ hơn Để duy trì sức khỏe, chúng ta không chỉ chú ý đến những gì ăn vào mà còn cả những điều sẽ làm sau khi ăn. Một quan niệm lâu đời của người Ấn Độ có tên là "shatapavli", khuyến khích mọi người đi dạo sau khi ăn. "Shatpavali" về cơ bản được định nghĩa là đi bộ 100 bước sau mỗi bữa...