Điều gì xảy ra nếu người ngoài hành tinh đến Trái Đất
Giả định rằng có một ngày người ngoài hành tinh sẽ đến Trái Đất, câu hỏi lúc đó sẽ là: Làm sao ta nói chuyện được với họ? Họ sẽ nói loại ngôn ngữ nào?
Tôi hỏi tiến sĩ Shostak điều gì sẽ xảy ra nếu người ngoài hành tinh đến Trái Đất. Liệu tổng thống Mỹ có triệu tập họp khẩn Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân? Liệu Liên Hợp Quốc có soạn thảo tuyên bố chào mừng các vị khách? Cuộc tiếp xúc đầu tiên sẽ tuân theo nghi thức nào?
Câu trả lời của ông khiến tôi khá bất ngờ: về cơ bản, sẽ chẳng có nghi thức nào cả. Các nhà khoa học từng có hội thảo bàn về vấn đề này, nhưng họ chỉ có những đề xuất không mang sức nặng đáng kể. Không một chính phủ nào coi đây là vấn đề nghiêm túc.
Cuộc tiếp xúc đầu tiên
Dù sao đi nữa, cuộc tiếp xúc đầu tiên có lẽ chỉ là đối thoại một chiều, khi máy dò tìm trên Trái Đất phát hiện một thông điệp lạc đến từ hành tinh xa. Nhưng điều đó không có nghĩa ta có thể thiết lập đối thoại cùng họ.
Một tín hiệu như vậy có thể xuất phát từ một hệ cách Trái Đất 50 năm ánh sáng chẳng hạn, vậy sẽ mất 100 năm để một thông điệp được gửi đến ngôi sao đó và lời phản hồi quay về Trái Đất. Như vậy, việc giao tiếp với sinh vật ngoài hành tinh là cực kỳ khó khăn.
Giả định rằng có một ngày người ngoài hành tinh sẽ đến Trái Đất, câu hỏi lúc đó sẽ là: Làm sao ta nói chuyện được với họ? Họ sẽ nói loại ngôn ngữ nào?
Trong phim Arrival (Cuộc đổ bộ bí ẩn), người ngoài hành tinh đưa nhiều tàu khổng lồ bay lượn đầy đe dọa trên bầu trời nhiều quốc gia. Khi người Trái Đất bước vào trong tàu, họ bắt gặp những sinh vật lạ trông giống những con mực khổng lồ. Việc cố gắng tương tác với chúng rất khó khăn, do chúng giao tiếp bằng cách viết lên màn hình những ký tự lạ mà các nhà ngôn ngữ phải vắt óc giải mã.
Khủng hoảng xảy ra khi người ngoài hành tinh viết một chữ có thể dịch sang hai nghĩa là “công cụ” và “vũ khí”. Bối rối trước sự nhập nhằng này, các vũ khí hạt nhân được đặt trong tình trạng báo động cao nhất. Có vẻ chiến tranh liên hành tinh sắp sửa nổ ra, tất cả chỉ vì một hiểu lầm về ngôn ngữ.
Trên thực tế, có lẽ bất kỳ loài sinh vật nào đủ tiến bộ để gửi tàu đến Trái Đất đều hẳn đã theo dõi tín hiệu truyền hình và truyền thanh của ta, đồng thời giải mà trước ngôn ngữ địa cầu, nên họ sẽ không cần phụ thuộc vào các nhà ngôn ngữ trên Trái Đất. Nhưng dù sao, sẽ không hề khôn ngoan nếu khơi mào một cuộc chiến tranh liên hành tinh với những sinh vật tiến bộ hơn chúng ta hàng thiên niên kỷ.
Sẽ ra sao nếu người ngoài hành tinh có hệ quy chiếu ngôn ngữ hoàn toàn khác chúng ta?
Video đang HOT
Nếu họ tiến hóa từ loài chó thông minh thì có lẽ ngôn ngữ họ dùng sẽ dựa trên mùi vị, thay vì hình ảnh thị giác. Nếu tiến hóa từ chim thông minh, ngôn ngữ của họ sẽ dựa trên những điệu hót phức tạp. Nếu tiến hóa từ dơi hay cá heo, họ sẽ dùng tín hiệu siêu âm. Nếu tiến hóa từ côn trùng, có thể họ sẽ dùng pheromone để gửi tín hiệu cho nhau.
Khi phân tích não động vật, ta thấy chúng rất khác não người. Một phần lớn não người phục vụ thị giác và ngôn ngữ, còn não động vật phục vụ khứu giác và thính giác nhiều hơn.
Nói cách khác, khi lần đầu gặp gỡ một nền văn minh ngoài hành tinh, ta không thể mặc định họ sẽ suy nghĩ và giao tiếp giống ta.
Trông họ sẽ ra sao?
Trong các phim khoa học viễn tưởng, cao trào thường là lúc cuối cùng ta cũng được nhìn thấy người ngoài hành tinh. Thật ra, Contact (Sự thật che giấu) sẽ là bộ phim rất hay nếu không có một điểm đáng thất vọng là sau những diễn biến dồn dập, chúng ta lại không được nhìn thấy hình dạng thật của sinh vật ngoài hành tinh.
Nhưng trong loạt phim Star Trek, tất cả người ngoài hành tinh đều trông giống hệt con người và nói chuyện bằng tiếng Anh giọng Mỹ chuẩn. Họ chỉ khác con người duy nhất ở cái mũi. Hình ảnh người vũ trụ trong Star Wars thì sáng tạo hơn, giống thú hoang hoặc cá, nhưng họ đều đến từ hành tinh có không khí và trọng lực tương tự Trái Đất.
Cảnh trong phim Star Wars.
Thoạt tiên, ta sẽ nghĩ người ngoài hành tinh có thể mang bất kỳ hình dạng nào, vì ta cũng chưa từng gặp gỡ họ. Nhưng có một logic mà có lẽ họ cũng phải tuân theo. Tuy chưa thể khẳng định hoàn toàn, nhưng rất có khả năng sự sống ngoài vũ trụ bắt đầu từ dưới biển và cấu thành từ phân tử gốc cacbon. Cacbon đáp ứng hai tiêu chí tối quan trong cho sự sống: khả năng lưu trữ lượng thông tin lớn, do có cấu trúc phân tử phức tạp; và khả năng tự nhân bản.
Ngoại sinh học là một nhánh khoa học mới ra đời gần đây, tập trung nghiên cứu sự sống tại những thế giới xa xôi, với hệ sinh thái khác hẳn Trái Đất. Đến nay, các nhà ngoại sinh học chưa tìm thấy con đường tạo ra sự sống nào khác ngoài cacbon – con đường đã cho chúng ta những phân tử đa dạng và phong phú.
Nhiều dạng sống khác cũng được xem xét đến, như sinh vật thông minh trông giống bóng bay trôi nổi trong khí quyển các hành tinh khí khổng lồ, nhưng rất khó tạo ra các chất hóa học để hình thành nên chúng.
Hồi nhỏ, tôi rất thích Forbidden Planet, bộ phim này đã dạy tôi một bài học khoa học giá trị. Ở một hành tinh xa, các phi hành gia bị một quái vật khổng lồ đe dọa và giết hại. Một nhà khoa học đặt khuôn thạch cao vào dấu chân con quái vật để lại trên mặt đất. Ông choáng váng trước những gì mình tìm được, tuyên bố rằng bàn chân con quái vật không tuân theo bất kỳ định luật tiến hóa nào. Móng vuốt, ngón chân, xương bàn chân của nó đều có cách sắp xếp rất quái lạ.
Chi tiết trên khiến tôi chú ý. Quái vật vi phạm định luật tiến hóa ư? Ý tưởng cho rằng ngay cả quái vật và người ngoài hành tinh cũng phải tuân theo các định luật khoa học nghe thật mới mẻ với tôi. Trước đó, tôi nghĩ quái vật chỉ cần hung dữ và xấu xí là được. Nhưng rồi tôi thấy ý tưởng quái vật và người ngoài hành tinh phải tuân theo những quy luật tự nhiên giống chúng ta thật sự hợp lý. Họ không hề sống giữa chân không.
Chẳng hạn, khi nghe chuyện về quái vật hồ Loch Ness, tôi lại tự hỏi có bao nhiêu con như thế? Nếu một con quái giống như khủng long có thể tồn tại trong hồ, thì hẳn nó phải là một phần trong quần thể sinh sản khoảng 50 con. Nếu thế, bằng chứng về chúng (xương, xác con mồi, chất thải, v.v.) hẳn đã phải được tìm thấy. Nhưng việc chẳng có bằng chứng nào được tìm ra khiến ta phải nghi ngờ về sự tồn tại của loài sinh vật này.
Tương tự, định luật tiến hóa cũng có thể áp dụng cho sinh vật ngoài hành tinh. Chúng ta không thể mô tả chính xác nền văn minh của họ khởi phát ra sao từ một hành tinh xa xôi. Tuy vậy, ta có thể suy luận dựa trên sự tiến hóa của chính loài người. Khi phân tích quá trình Homo Sapien (người tinh khôn) phát triển trí tuệ, ta thấy có ít nhất ba nhân tố quan trọng giúp nhân loại vươn lên từ bùn đen. Đó là mắt có khả năng nhìn nổi; ngón cái tách biệt hoặc có bộ phận cầm nắm; và ngôn ngữ.
Nếu sự tiến hóa của loài có trí tuệ cần ít nhất ba nhân tố như vừa giới thiệu thì ta có thể đặt câu hỏi: Có bao nhiêu loài động vật trên Trái Đất sở hữu cả ba nhân tố đó? Ta có thể thấy nhiều loài săn mồi có mắt nhìn nổi, có càng, móng vuốt, răng nanh hoặc xúc tu nhưng không có khả năng cầm nắm công cụ. Tương tự, không loài nào có ngôn ngữ đủ phức tạp để cho phép chúng săn mồi, chia sẻ thông tin với nhau, cũng như truyền thông tin sang thế hệ sau.
Với nền tảng thông tin trên, ta có thể phân tích các sinh vật ngoài hành tinh trong tiểu thuyết Star Maker của Olaf Stapledon. Nhân vật chính trong truyện có chuyến hành trình tưởng tượng vào vũ trụ, gặp gỡ rất nhiều nền văn minh kỳ thú. Vậy là chúng ta được thấy một bức tranh toàn cảnh về các dạng sống trí tuệ có thể tồn tại trải dài trên tấm toan nền là Dải Ngân Hà.
Những hành tinh đầy bụi bặm này có thể tồn tại sự sống, chỉ là chúng ta không thể thấy được mà thôi
Những thế giới đầy bụi như hành tinh sa mạc Arrakis trong tiểu thuyết Dune có lẽ khá phổ biến trong vũ trụ. Một vài trong số đó, vốn có một lượng lớn bụi trong khí quyển, nhiều khả năng là những nơi có thể tìm thấy sự sống.
Tuy nhiên, tình trạng bụi bặm đó cũng khiến việc tìm kiếm chứng cứ về sự sống trên các hành tinh này trở nên thách thức hơn đối với các nhà thiên văn học.
Các nhà nghiên cứu đã dựng mô hình 3 dạng ngoại hành tinh, mỗi dạng có lượng bụi trong khí quyển khác nhau. Nghiên cứu phát hiện ra rằng điều kiện khí quyển bụi bặm có thể "bao bọc" một hành tinh, làm tăng phạm vi khoảng cách mà sự sống có thể hình thành, từ đó giúp quá trình phát triển sự sống có nhiều cơ hội diễn ra hơn trên những hành tinh như vậy, nếu chúng nằm đủ gần với ngôi sao mẹ của mình.
Những hành tinh xoay quanh những ngôi sao đỏ nguội (thường được gọi là sao lùn đỏ hay sao lùn M) nhiều khả năng sẽ bị "khóa cứng" với sao của chúng - tức là một mặt của những thế giới này sẽ vĩnh viễn hướng về ngôi sao đó, giống như một mặt của mặt trăng luôn hướng về Trái đất vậy. Tình trạng này sẽ khiến một nửa của thế giới luôn là ban ngày, trong khi nửa kia là đêm trường vĩnh cửu.
Các nghiên cứu gần đây cho biết những thế giới bị khóa cứng này là kiểu hành tinh có điều kiện sống phổ biến nhất quanh những ngôi sao nhỏ, nguội lạnh kia.
Các hành tinh trong vùng Goldilocks quanh ngôi sao của chúng (nơi nhiệt độ nước lỏng không quá nóng cũng không quá lạnh) và đủ lớn để duy trì một bầu khí quyển nhiều khả năng sẽ trở thành các thế giới nước.
Mật độ bụi cao trong bầu khí quyển của các thế giới này sẽ vừa đảm nhiệm việc làm mát mặt nóng của hành tinh và làm ấm mặt lạnh. Các hành tinh ngược lại, nếu quá nóng hoặc quá lạnh không phù hợp với sự sống, sẽ có điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt hơn.
"Trên Trái đất và Sao hỏa, những cơn bão bụi mang đến cả những hiệu ứng làm mát và ấm trên bề mặt hành tinh, trong đó hiệu ứng làm mát thường chiếm ưu thế. Nhưng những hành tinh với 'quỹ đạo đồng bộ' lại rất khác biệt. Tại đây, mặt tối của những hành tinh này ở đêm trường vĩnh cửu, và hiệu ứng làm ấm chiếm ưu thế, trong khi ở mặt ban ngày, hiệu ứng làm mát chiếm ưu thế. Hiệu ứng này nhằm điều chỉnh những điểm khắc nghiệt của nhiệt độ, biến hành tinh trở nên thích hợp với sự sống hơn" - Tiến sỹ Ian Boutle thuộc Đại học Exeter và Văn phòng Khí tượng Vương quốc Anh cho biết.
Vùng phù hợp với sự sống xung quanh một ngôi sao gồm những vùng có nước đọng trên bề mặt của các thế giới, hình thành nên ao, sông, và biển.
Trên những thế giới bị khóa cứng với ngôi sao của chúng, bụi sẽ làm mát mặt bị nóng của hành tinh, đồng thời làm ấm mặt đêm. Điều này giúp mở rộng kích cỡ của cả hai mặt của vùng phù hợp với sự sống quanh một ngôi sao của những thế giới này. Các hành tinh không bị khóa cứng với ngôi sao mẹ của chúng sẽ bị nguội lạnh trên khắp bề mặt, có nghĩa là những hành tinh này phải nằm gần ngôi sao của chúng hơn bình thường để các vùng nước này có điều kiện hình thành.
Ở rìa trong của vùng phù hợp với sự sống thuộc hệ mặt trời của chính chúng ta, Sao Kim có lẽ từng có một lượng nước lớn nhưng đã bị bay hơi vào vũ trụ từ rất lâu trước đây. Ở mặt kia của vùng Goldilocks của chúng ta, Sao Hỏa từng là một thế giới nước, nhưng sau đó nước cũng bị bốc hơi vào vũ trụ từ rất lâu trước đây.
Khi nhiệt lượng và đại dương của các hành tinh bốc hơi vào vũ trụ, quá trình này có thể thải ra những lượng rất lớn bụi vào không khí. Quá trình này, còn gọi là một "hồi tố khí hậu tiêu cực", có thể tạm thời làm mát hành tinh, làm chậm sự mất nước của nó.
"Bụi bay lên từ bất kỳ bề mặt đất tương đối khô và không có cây cỏ nào. Bụi không chỉ có thể làm mát bề mặt bằng cách tán xạ bức xạ vũ trụ, mà còn làm mát hệ khí hậu thông qua hấp thụ và thải ra bức xạ hồng ngoại đỏ" - các nhà nghiên cứu nói.
Sự sống có thể là...khí gas
Trong quá trình tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên các hành tinh xung quanh các ngôi sao xa xôi, các nhà thiên văn học tìm kiếm sự hiện diện của methane và các hóa chất khác ở mức độ cao hơn hoặc thấp hơn mức ở một thế giới không có sự sống.
Bụi khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong định hình khí hậu của Trái đất và Sao hỏa. Bầu khí quyển bụi giúp tăng khả năng hình thành sự sống ở các thế giới khác, cũng có thể khiến công cuộc tìm kiếm những sự sống đó trở nên khó khăn hơn.
Các giả lập cho thấy mật độ bụi cao trong khí quyển của các ngoại hành tinh khiến việc phát hiện các dấu hiệu sinh học điển hình - đáng kể nhất là methane và ozone - trở nên khó khăn hơn. Trong đoạn video của NASA ở trên, bạn có thể thấy kính thiên văn vũ trụ James Webb (JWST) sắp được đưa vào hoạt động trông ra sao và nó có thể cho chúng ta biết những gì về khí quyển của các thế giới xoay quanh các mặt trời xa xôi. Các nhà nghiên cứu cho biết mật độ bụi trong khí quyển của các thế giới xa xôi cũng nên được cân nhắc khi xem xét khả năng tiềm tàng của sự sống trên những hành tinh xung quanh các ngôi sao khác.
"Bụi bay trong không khí là thứ có thể giúp các hành tinh tồn tại sự sống, nhưng cũng hạn chế khả năng tìm thấy những dấu hiệu của sự sống trên các hành tinh này của chúng ta. Những hiệu ứng này cần được cân nhắc trong nghiên cứu trong tương lai" - Giáo sư Manoj Joshi thuộc Đại học Đông Anglia ở Norwich, Anh, giải thích.
Trên những hành tinh bị khóa cứng, bầu khí quyển đầy bụi tạo nên một tấm mền bao bọc mặt đêm của chúng, và là một cặp kính râm cho mặt ban ngày. Thông qua việc nhận ra ảnh hưởng của bụi lên khí hậu của các hành tinh ngoại lai, chúng ta sẽ tiến gần hơn đến việc có thể nhận ra những dấu hiệu của sự sống trên các hành tinh xa xôi.
Giải mã cơn giông lục giác trên sao Thổ Cực Bắc của sao Thổ có một thứ rất kỳ lạ mà không một hành tinh nào khác trong Hệ Mặt trời có được. Liệu chúng ta có giải mã được bí ẩn cơn giông lục giác trênsao Thổ? Đó là cơn giông hình lục giác, trải dài trên khoảng cách 29.000 km. Các nhà khoa học ngày càng hiểu rõ hơn về...