Điều gì xảy ra nếu ăn quá nhiều muối?
Muối là loại gia vị chủ yếu trong món ăn hàng ngày và là khoáng chất cần thiết, nhưng việc sử dụng quá nhiều muối gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe.
Thông tin từ Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K cho biết, tiêu thụ nhiều muối sẽ dẫn đến những tác động xấu đối với cơ thể.
Có nhiều tranh luận về mối quan hệ giữa muối và ung thư dạ dày. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận rằng, việc tiêu thụ muối ở mức trung bình hoặc cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, tương tự như ăn nhiều các thực phẩm ngâm giấm, muối chua.
Một số cơ chế được cho là muối làm tăng nguy cơ nhiễm Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP) dai dẳng, hiệp đồng với loại vi khuẩn này làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ngoài ra, nghiên cứu thử nghiệm cũng cho thấy, muối làm tăng tốc độ sinh tế bào và đột biến nội sinh, làm tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày với nồng độ cao.
Tiêu thụ nhiều muối có liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp. Khi ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng natri trong máu và phá hủy đi sự cân bằng của natri và kali, từ đó làm giảm khả năng lọc nước của thận. Tất cả đều tác động đến huyết áp. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến các bệnh lý về tim mạch. Các nghiên cứu cũng cho thấy khi giảm 2,5g muối tiêu thụ/ngày, cũng giảm đến 20% các biến cố tim mạch.
Video đang HOT
Ăn nhiều muối dẫn đến nhiều thay đổi như tăng huyết áp, tăng protein niệu, stress oxy hóa, rối loạn chức năng nội mô. Các thay đổi này là những yếu tố nguy cơ dẫn đến tiến triển các bệnh lý về thận. Một số nghiên cứu giảm muối trong chế độ ăn giúp làm giảm bài tiết albumin và protein trong nước tiểu của những người tăng huyết áp, suy thận, tiểu đường. Giảm muối có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh thận mãn tính.
Ăn nhiều muối dẫn đến tăng bài tiết canxi qua nước tiểu, cơ thể bị thiếu hụt canxi nên tăng hấp thu canxi ở ruột và huy động canxi từ xương, từ đó dẫn đến loãng xương. Nghiên cứu trên nhóm phụ nữ sau mãn kinh thấy mật độ xương hông bị giảm ở những người bài tiết nhiều natri trong nước tiểu.
Thừa cân và béo phì
Cơ sở của mối liên quan là do khi ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể bị khát, có thể dẫn đến tăng sử dụng các đồ uống có đường. Ngoài ra, các loại thức ăn chứa nhiều muối thường có nhiều chất béo và đậm độ năng lượng cao, có vị hấp dẫn khiến người ăn sẽ ăn nhiều hơn. Từ đó trực tiếp làm tăng năng lượng ăn vào gây thừa cân béo phì. Mặt khác, thực nghiệm trên động vật cũng cho thấy ăn nhiều muối làm phì đại mô mỡ, tăng leptin máu, góp phần làm tăng khối mỡ trắng.
Các nghiên cứu quan sát ở trẻ em và người lớn cũng cho thấy sử dụng nhiều muối làm tăng tỉ lệ thừa cân béo phì, tăng khối mỡ trong cơ thể.
Người dân nên ăn muối với lượng vừa phải. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, lượng muối cho người trưởng thành là dưới 5g/ngày. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người tiêu thụ trung bình 9-12g muối/ngày.
Mỗi cá nhân có thể giảm lượng muối trong chế độ ăn tại nhà bằng cách không thêm muối khi sơ chế thực phẩm, không để sẵn muối trên bàn ăn, giảm ăn các loại đồ ăn nhiều muối, chọn các loại thực phẩm chứa ít muối.
Thuốc lá và bia rượu ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào?
Uống rượu bia và hút thuốc gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng tình trạng lạm dụng đồ uống có cồn và thuốc lá, thuốc lào trên thực tế vẫn không giảm.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do sự hiểu biết còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ do thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục về thuốc lá, bia rượu và tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
Ảnh hưởng của thuốc lá tới sức khỏe
Khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá quá nhiều không bị chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể.
Khói thuốc lá độc hại cho cả người hút lẫn những người không hút thuốc, nhưng hít phải khói thuốc lá.
Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.
Khi đã nói đến hút thuốc lá, người ta thường hay quên mất khái niệm "hút thuốc lá thụ động", nghĩa là những người không hút thuốc, nhưng hít phải khói thuốc lá. Đôi khi những người này lại gánh chịu hậu quả nặng nề hơn. Cho nên chúng ta chỉ có dữ liệu 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá nhưng quên mất tới 33 triệu người không hút thuốc bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động.
Nhĩ châm, cứu tinh cho người cai thuốc láĐỌC NGAY
Bỏ hút thuốc lá, giảm nhiều bệnh ĐỌC NGAY
Ảnh hưởng của bia rượu tới sức khỏe
Tác hại của lạm dụng rượu bia rất nhiều, chưa kể đến các vụ tai nạn giao thông, ở đây chỉ nói đến góc độ bệnh tật và sức khỏe thì có thể kể ra một vài tác hại chủ yếu như sau:
1. Độc hại với gan: Gan là cơ quan nội tạng rất quan trọng của con người, có thể ví gan như một nhà máy sản xuất ra tất cả các cơ chất quan trọng đối với cơ thể; đồng thời gan cũng là cơ quan thanh lọc, chuyển hóa tất cả những chất độc đối với cơ thể. Nhưng rượu bia lại là chất gây tổn thương gan đầu tiên và nặng nề nhất. Rượu làm cho gan bị nhiễm mỡ, sau đó xơ hóa và mất dần chức năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, ung thư gan, nhiễm trùng...
2. Ảnh hưởng đến não và thần kinh: Uống rượu thường xuyên có liên quan với trầm cảm, lo âu và nhiều vấn đề tinh thần khác. Gần 1/3 các ca tự tử là có liên quan đến rượu.
Rượu ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều cơ quan trong cơ thể
3. Làm tăng nguy cơ gây ung thư: Theo giáo sư Linda Bauld thuộc Trung tâm nghiên cứu thuốc lá và rượu Anh Quốc, thì có bằng chứng xác đáng cho thấy rượu làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như vòm họng, thực quản, gan, ruột và ung thư vú. Đặc biệt, người uống rượu lại rất hay kèm hút thuốc, càng làm tăng nguy cơ bệnh tật.
4. Ảnh hưởng đến các bệnh lý tim mạch: Cồn là chất độc và có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim. Do vậy khi một người uống rượu, tế bào cơ tim chết, và thay vào đó là mô xơ không có khả năng co bóp. Dẫn đến bệnh cơ tim do rượu, hậu quả là suy tim, loạn nhịp tim và tử vong.
5. Tăng nguy cơ mắc bệnh thận: Thường xuyên uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên gấp đôi, theo Tổ Chức Thận Anh Quốc. Thận lọc và thải chất độc ra khỏi dòng máu, rượu làm suy giảm khả năng thực hiện chức năng này của thận.
6. Rượu làm tăng nguy cơ loãng xương và bệnh Gút: Uống rượu thường xuyên gây loãng xương, làm xương mỏng, yếu và dễ gãy hơn, đồng thời cũng lâu liền hơn nếu bị gãy do cồn trong rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái tạo xương, ức chế sự tân tạo, do đó làm cán cân nghiêng về bên hủy xương. Cũng do rượu bia làm ảnh hưởng chức năng thận, trong đó có chức năng thải trừ a xit uric trong máu dẫn đến tăng a. uric làm nảy sinh bệnh Gút hoặc bệnh tiến triển nặng hơn.
PGS.TS Nguyễn Đức Hải - Viện trưởng Viện điều trị cán bộ cao cấp, Bệnh viện TWQĐ 108
Mỡ bụng nhiều dẫn đến 5 nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng Dư thừa mỡ bụng không chỉ khiến bạn trông kém gọn gàng, săn chắc mà còn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư, sa sút trí tuệ. Theo các bác sĩ, số đo vòng eo vượt quá 89 cm ở nữ và 102 cm ở nam là chỉ số đáng báo động về lượng mỡ dư thừa tích tụ ở...