Điều gì xảy ra khi uống trà xanh sai thời điểm?
Trà xanh rất phổ biến, tốt cho sức khỏe của tim mạch, bộ não. Tuy nhiên, sử dụng loại đồ uống này sai thời điểm và không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể.
Từ khi tôi dùng trà xanh để nguội để uống buổi chiều, tôi thấy bụng khó chịu. Nguyên nhân do sức khỏe của tôi hay do trà xanh, thưa bác sĩ? (Hoà Vân, Đồng Nai).
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, trả lời:
Lá chè xanh (trà xanh) chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm flavonoid, saponin triterpen, caffeine, tanine, quercetin, tinh dầu, acid ascorbic (vitamin C), riboflavin (vitamin B), carotene, acid malic, theophylline, xanthin, acid oxalic, kaempferol,…
Nhờ các chất này, lá trà xanh có nhiều tác dụng như cầm tiêu chảy, giảm nguy cơ ung thư, bảo vệ sức khỏe tim mạch, chống lão hóa, duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh, tăng cường trí nhớ, bảo vệ gan, kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm…
Theo Đông y, lá trà xanh có vị đắng, chát, tính mát, quy vào kinh Can và Tâm. Công dụng: Lợi tiểu, định thần, thanh nhiệt, giải khát, tiêu cơm, làm mát cơ thể.
Tuy vậy, bạn cần lưu ý về thời điểm khi dùng trà xanh:
Thứ nhất, trà xanh tính hàn nên không dùng lạnh vì sẽ gây quá hàn sinh đờm, nên uống nóng.
Video đang HOT
Thứ hai, trà xanh chứa hàm lượng caffeine lớn, có thể gây chóng mặt, cồn cào, hoa mắt nếu dùng lúc bụng đói. Caffeine trong lá trà xanh có tác dụng hưng phấn thần kinh trung ương nhằm tăng mức độ tập trung và hoạt động của não bộ. Do đó, nếu uống trà xanh vào buổi tối có thể gây khó ngủ và mất ngủ.
Thứ ba, tránh uống trà xanh ngay sau khi ăn vì chất tannin có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Hoạt chất tannin trong trà xanh có tác dụng cầm tiêu chảy, vì vậy người bị táo bón nên hạn chế sử dụng.
Thứ tư, không dùng lá chè cho người đang uống thuốc làm tan máu đông vì có vitamin K.
Thứ năm, nên dùng trà xanh vào sáng sớm để đầu óc tỉnh táo và tăng hiệu suất làm việc, học tập.
Tác dụng tuyệt vời của hành lá, gia vị không thể thiếu trong những món ăn ngày Tết
Hành lá có hương vị thơm ngon và dễ trồng quanh năm, là loại gia vị phù hợp với nhiều món ăn khác nhau.
Hành lá là gia vị được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực châu Á với các món xào, món canh, món hầm, thậm chí có thể ăn sống. Không chỉ là nguyên liệu làm dậy vị cho các món ăn, hành còn có nhiều công dụng vô cùng tốt với sức khỏe.
1. Giảm viêm
Hành lá có nhiều đặc tính chữa bệnh và có thể bảo vệ chống lại nhiều bệnh mãn tính. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ăn hành lá có thể giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm. Đó là nhờ các chất chống oxy hóa như quercetin, flavonoid và vitamin có trong hành lá.
Những chất dinh dưỡng này giúp giảm viêm hiệu quả.
Hành lá cũng có hàm lượng vitamin C cao, rất hữu ích trong việc giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường.
2. Tốt cho tim mạch
Hành lá rất giàu quercetin, một loại flavonoid có lợi cho cơ thể. Flavonoid này giúp giảm huyết áp bằng cách giảm mức homocysteine, giảm nguy cơ đột quỵ tim hoặc nhiễm trùng. Hành lá còn chứa kali giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa tăng huyết áp.
3. Giảm cholesterol
Hành lá rất giàu hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, được biết là có tác dụng làm giảm mức cholesterol trong máu. Ngoài ra, chất flavonoid trong hành lá giúp tăng HDL hay còn gọi là cholesterol "tốt". Theo nghiên cứu, quercetin, một loại flavonoid có trong hành lá, cũng giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
4. Tốt cho bệnh tiểu đường
Hành lá có ít carbohydrate và calo, vì vậy, bạn có thể thêm món này vào chế độ ăn uống của mình. Chúng cũng rất giàu chất xơ giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu.
Theo một nghiên cứu, hành lá có tác dụng chuyển hóa tích cực đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì chúng giúp duy trì mức chất béo trung tính. Ngoài ra, nó còn chứa flavonoid có tác dụng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.
5. Tăng cường khả năng miễn dịch
Hành lá chứa lượng vitamin C, magie, kali và sắt vừa phải. Những chất dinh dưỡng và khoáng chất này rất cần thiết để xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nếu bạn có một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, nó có thể giúp bạn ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng. Vitamin C đặc biệt có nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và viêm thông thường.
6. Giữ cho đường ruột sạch sẽ
Ăn hành lá có thể làm giảm rối loạn tiêu hóa và đường ruột. Nó giúp loại bỏ chất thải độc hại vì hàm lượng chất xơ và men vi sinh. Ngoài ra, nó giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và làm cho việc hấp thụ khoáng chất dễ dàng hơn nhiều. Hành lá cũng giúp củng cố thành dạ dày và ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến tiêu hóa.
7. Ngăn ngừa ung thư
Ung thư là một nhóm các tế bào bất thường phát triển và lan rộng không kiểm soát được. Một lợi ích tuyệt vời của việc ăn hành lá là chúng có thể giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Hiểu lầm về thói quen uống cà phê khi đói và những sai lầm thường gặp Cà phê không còn là một thức uống xa lạ với nhiều người. Uống cà phê khi đói bụng có sao không? Uống cà phê đen có hại dạ dày không?,.. là một vài băn khoăn phổ biến khi thưởng thức loại đồ uống thơm ngon và tốt cho sức khỏe này. Trên nhiều nền tảng mạng xã hội, mọi người cảnh báo...