Điều gì xảy ra khi Eo biển Hormuz – “yết hầu” dầu mỏ thế giới bị bóp nghẹt?
Với vai trò được ví như “yết hầu” trên tuyến đường biển quan trọng bảo đảm tới hơn 30% lượng dầu thô và 33% lượng khí hóa lỏng của thế giới, điều gì sẽ xảy ra khi Eo biển Hormuz bị phong tỏa bởi cuộc đối đầu Mỹ-Iran?
Chiếm toàn bộ khu vực phía Bắc Eo biển Hormuz, Iran có lợi thế án ngữ nguồn cung dầu lửa từ Vùng Vịnh
Ngay sau khi xảy ra vụ tấn công tàu chở dầu của Na Uy và Nhật Bản gần Eo biển Hormuz hôm 13-6, giá dầu thô đã có dấu hiệu tăng. Theo CNBC, trong phiên giao dịch ngày 13-6, giá dầu tại Mỹ tăng 2,2% lên 52,22 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent trên thị trường Anh cũng tăng 2,2% lên 61,31 USD/thùng.
Nhưng đó vẫn chưa phải là kịch bản tồi tệ nhất. Theo một chuyên gia của hãng RBC, giá dầu có thể tăng lên mức 60-80 USD/thùng do bất ổn ở Vùng Vịnh. Thậm chí một số chuyên gia Ngân hàng Bank of America dự báo giá dầu có thể tăng vọt lên 100 USD/thùng nếu căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang.
Mọi mối lo đều xuất phát từ Eo biển Hormuz, vốn quan trọng ngay từ thời cổ đại. Chỉ dài 39km, điểm hẹp nhất là 33km nhưng Eo biển Hormuz có vai trò nối thông Vịnh Ba Tư với Biển Oman, rồi tới Biển Arab để đi khắp thế giới. Đây là tuyến đường thủy duy nhất để 8 nước trong khu vực Vịnh Ba Tư đi ra các vùng biển quốc tế.
Trong khi đó, Vịnh Ba Tư lại là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất toàn cầu, thậm chí còn được mệnh danh là vùng biển giàu có bậc nhất thế giới. Những nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới như Kuwait, Saudi Arabia, Qatar, Iran, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UEA) đều nằm quanh Vịnh Ba Tư và phải dùng tuyến đường biển qua Eo biển Hormuz để xuất khẩu dầu lửa. Trung bình, mỗi ngày có hàng chục tàu chở dầu khổng lồ đi qua tuyến đường thủy này.
Chiếm toàn bộ khu vực phía Bắc Eo biển Hormuz, Iran có lịch sử hàng hải hàng nghìn năm và từng thống trị Vịnh Ba Tư. Vùng nước sâu tại Hormuz lại nằm phần lớn trong lãnh hải Iran nên có thể nói không có tàu chở dầu nào đi trong khu vực này mà không phải đi qua lãnh hải của Iran. Chính vì thế, việc Mỹ đổ lỗi cho Iran tấn công 2 tàu chở dầu của Na Uy và Nhật Bản có thể dẫn đến nguy cơ đối đầu quân sự giữa Washington và Tehran, khiến tuyến đường biển qua Eo biển Hormuz bị tê liệt.
Video đang HOT
Nếu Washington gia tăng lệnh cấm vận nhằm vào Iran, nhất là trong lĩnh vực dầu lửa, Tehran có thể sẽ phản đòn bằng việc đóng cửa Eo biển Hormuz. Phó Tổng thống Iran Mohammad Reza Rahimi từng tuyên bố nếu dầu của Iran bị phong tỏa, thì “sẽ không có một giọt dầu nào lọt qua được Eo biển Hormuz”. Còn Tư lệnh Hải quân Iran thì cảnh báo: “Đóng cửa Eo biển Hormuz dễ như trở bàn tay đối với các lực lượng hải quân Iran vì Iran có quyền kiểm soát hợp pháp trên tuyến đường này”.
Trong cuộc đối đầu Mỹ – Iran, chưa biết bên nào có lợi thế. Biết rõ tầm quan trọng của Eo biển Hormuz nên Mỹ đặt Tổng hành dinh của Hạm đội 5 tại Bahrain trong Vịnh Ba Tư. Với các tàu sân bay hiện đại cùng các tàu khu trục, tàu đổ bộ, tàu hộ tống, tàu tiếp vận…, Mỹ có ưu thế hơn hẳn Iran về trang thiết bị quân sự.
Thế nhưng, Iran lại có ưu thế về bố trí lực lượng. Nước này có 6 hòn đảo chiến lược nằm chặn lối thông từ Vịnh Ba Tư tới Biển Oman. Chúng hình thành một vòng cung và thực sự là tuyến phòng thủ của Iran chống lại khả năng xâm lược từ bên ngoài. Iran lại có trong tay các tên lửa đất đối biển có khả năng uy hiếp các tàu của Mỹ. Nếu muốn, Iran có thể đặt toàn bộ Eo biển Hormuz trong tầm bắn của tên lửa.
Chính vì thế, Tehran tỏ ra khá tự tin trong cuộc đối đầu với Mỹ. Trong bối cảnh các nền kinh tế hàng đầu thế giới phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung dầu lửa từ Vùng Vịnh, bóp nghẹt “yết hầu” – Eo biển Hormuz sẽ khiến giá dầu lửa tăng vọt, đây chẳng khác nào hành động tự sát.
Theo ANTD
Iran nã rocket gần tàu sân bay Mỹ trên Vịnh Ba Tư
Ngày 22/12, hàng chục xuồng cao tốc và tàu chiến của Iran đã tiếp cận, theo dõi và phóng rocket gần hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis của Mỹ trên Vịnh Ba Tư.
Xuống cao tốc của Iran tiếp cận gần hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis trên Vịnh Ba Tư. Ảnh: almasdarnews
Hải quân Mỹ ngày 21/12 đã điều một nhóm tàu tấn công do hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis dẫn đầu tiến vào Vịnh Ba Tư trong bối cảnh Iran dọa đóng cửa Eo biển Hormuz, cửa ngõ trên biển duy nhất từ Vùng Vịnh ra thế giới và là tuyến đường biển chiến lược để đưa dầu mỏ từ Trung Đông ra thị trường quốc tế.
Theo hãng tin AP, khoảng 30 tàu và xuồng máy của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã bắn rocket tại khu vực tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis tuần tra. Có thời điểm, một tàu nhỏ của Iran đã phóng vật thể trông giống như một máy bay không người lái mini để quay phim các tàu Mỹ. Nguồn tin cho biết thêm USS John C. Stennis cũng tiến hành quay lại hình ảnh các xuồng cao tốc Iran.
Đại tá Randy Peck, một sĩ quan chỉ huy trên tàu sân bay USS John C. Stennis, được AP dẫn lời cho biết: "Tàu Iran đã chạy trước mũi tàu chúng tôi, dừng lại và tìm cách chụp ảnh".
Vụ việc trên diễn ra khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiến hành giai đoạn cuối của cuộc tập trận "Nhà tiên tri Vĩ đại 12". Đài truyền hình nhà nước Iran chiếu những hình ảnh cho thấy các lực lượng đổ bộ tràn lên đảo Qeshm thuộc vùng Vịnh trong các cuộc tập trận. Tham gia cuộc tập trận này còn có các tàu hải quân, trực thăng, máy bay không người lái, bệ phóng rocket và các đơn vị đặc công.
Hãng thông tấn nhà nước Iran (IRNA) dẫn lời Tư lệnh IRGC, Thiếu tướng Mohammed Ali Jafari nêu rõ với cuộc tập trận này, Iran hy vọng các quốc gia đối đầu của nước này sẽ nhận thức rõ hơn về mức độ tổn thất của các biện pháp đáp trả từ Tehran đối với bất kỳ động thái nào.
Giới chức Iran gần đây cảnh báo sẽ cản trở hoạt động vận chuyển dầu mỏ của các nước khác đi qua vùng Vịnh nếu Mỹ tăng cường các nỗ lực ngăn chặn hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran thông qua các biện pháp trừng phạt.
Tàu USS Mitscher (trước) thuộc nhóm tàu sân bay USS John C. Stennis bị tàu Iran (sau) theo dõi trên Vịnh Ba Tư. Ảnh: Sputnik
Căng thẳng leo thang nhanh chóng thời gian gần đây giữa Mỹ và Iran liên quan tới việc Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), thỏa thuận hạt nhân mà Tehran ký với nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ là Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga cùng với Đức) hồi năm 2015.
Washington đồng thời tái áp đặt tất cả các lệnh trừng phạt và đưa ra một loạt hạn chế mới nhằm vào khu vực năng lượng, tàu biển, tài chính và nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhằm ngăn chặn nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Đáp lại, giới lãnh đạo quân đội Iran nhiều lần cảnh báo các hành động gậy hấn, dọa sẽ đóng cửa Eo biển Hormuz.
Washington và Tehran còn đối đầu trong vấn đề Syria. Bộ Ngoại giao Iran ngày 22/12 tuyên bố sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Syria là "phi lý và là ngọn nguồn của căng thẳng".
IRNA dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Bahram Qasemin nêu rõ: "Ngay từ đầu, việc các lực lượng Mỹ tiến vào và hiện diện tại khu vực này đã là một sai lầm, phi lý và là ngọn nguồn của căng thẳng, đồng thời là nguyên nhân chính của sự bất ổn định".
Lên tiếng sau khi Tổng thống Trump ra lệnh rút hết binh sĩ Mỹ khỏi Syria, ngày 21/12, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố Washington "không còn bất kỳ ảnh hưởng nào" đối với mối quan hệ giữa các nước trong khu vực, cũng như sẽ không thể ra lệnh cho bất cứ quốc gia nào nữa.
Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Theo Tintuc
Nhật Bản yêu cầu có bằng chứng về sự số tàu bị tấn công Chính phủ Nhật Bản đã đề nghị Mỹ đưa ra bằng chứng cụ thể để chứng minh nhận định của Washington cho rằng Iran đứng sau vụ tấn công 2 tàu chở dầu Front Altair của Na Uy và Kokuka Courageous của Nhật Bản gần eo biển Hormuz ngày 13-6 vừa qua. Một tàu chở dầu đang bốc cháy trên biển Oman hôm...