Điều gì khiến cấy ghép Implant ‘đắt xắt ra miếng’
Cấy ghép Implant nha khoa được dùng để phục hồi các trường hợp mất răng riêng lẻ, hoặc mất nhiều răng.
Cấy ghép Implant thương được chỉ định cho những người bị mất răng cần cải thiện sức nhai. Ảnh: Pexels.
Khi 14 tuổi, trong một lần chơi đùa cùng bạn bè, chị Thúy Diễm, 32 tuổi, ngụ Bình Dương, bị té đập hàm răng trên xuống nền xi măng làm bể nửa chiếc răng nanh. Thấy máu chảy đầy trong khoang miệng, chị Diễm hô hoán người nhà chở đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương.
Sau khi điều trị, một tháng sau chị được mẹ đưa đến phòng nha khoa để làm lại răng đã mất.
Chia sẻ với Tri thức – Znews, chị Diễm cho biết thời điểm đó cả chị và mẹ đều không biết nhiều về việc làm răng. Chị được tư vấn nhổ bỏ chiếc răng bị gãy và hai răng liền kề để làm răng sứ bắc cầu.
Qua 16 năm sử dụng, phần nướu ở 3 chiếc răng sứ giả thường xuyên bị viêm và có mủ, răng cũng bị tụt ra. Do bất tiện trong sinh hoạt và thẩm mỹ, chị Diễm đến một bệnh viện tại TP.HCM để làm cấy ghép Implant. Chị cho biết sau 2 năm thực hiện, sức nhai và thẩm mỹ của 3 chiếc răng đã cải thiện rất nhiều.
Đắt nhưng xắt ra miếng
Trao đổi với Tri thức – Znews, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Khoa, Trưởng khoa Cấy ghép răng, Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương tại TP.HCM, cho biết kỹ thuật cấy Implant đang là giải pháp tối ưu trong phục hồi răng bị mất mà không can thiệp vào các răng khác.
Sau 3-6 tháng trồng, Implant sẽ tích hợp vào xương như một chiếc răng hoàn toàn bình thường. Qua đó cải thiện chức năng nhai, phục hồi thẩm mỹ cho khuôn mặt của người được làm.
Video đang HOT
Ngoài ra, sau khi phục hồi mất răng Implant cũng giúp cải thiện khả năng phát âm cũng như tăng sự tự tin cho người dân trong giao tiếp hàng ngày. Qua đó, cải thiện sức khỏe toàn thân cũng như cải thiện sức khỏe tinh thần của họ.
Để thực hiện kỹ thuật này, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề chắc, kinh nghiệm lâu năm và có chứng chỉ cấy ghép nha khoa. Thêm nữa, vật liệu được sử dụng trong cấy Implant hầu hết được làm từ hợp kim titan y khoa nhập khẩu.
Vật liệu này vốn có tính tương hợp sinh học cao, đã được chứng minh tính an toàn qua nhiều nghiên cứu và công bố trên các tạp chí uy tín của chuyên ngành nha khoa thế giới.
Hình ảnh trước và sau khi trồng Implant, chỗ răng mất đã được thay thế bằng răng Implant. Ảnh: BSCC.
Bên cạnh đó, phục hình bên bằng cấy ghép Implant có thể được chế tác từ các loại sứ thẩm mỹ, nhựa acrylic, peek, PMMA, BioHPP, G-Cam… tùy thuộc vào loại phục hình là mão răng, cầu răng, hàm giả tháo lắp toàn hàm hay phục hình toàn hàm cố định.
“Chính vì những yếu tố trên, giá thành của kỹ thuật này luôn cao hơn so với các kỹ thuật nha khoa khác”, bác sĩ Khoa nói.
TS.BS Hồ Nguyễn Thanh Chơn, Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt – Răng hàm mặt Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM, cho hay ở Việt Nam, chi phí để làm Implant tầm trung trở lên khoảng 1.000 USD. Tuy nhiên, có nhiều hãng sản xuất Implant khác nhau, vật liệu răng giả cũng khác nhau nên mức giá cũng có thể có thay đổi.
Implant không dành cho tất cả
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Khoa, trường hợp được trồng Implant là tất cả người có sức khỏe toàn thân tốt, hoặc người có bệnh lý nền nhưng được kiểm soát tốt bởi bác sĩ chuyên khoa.
Nếu sức khỏe toàn thân và tâm lý của người có nhu cầu làm Implant tốt, cùng với đó cơ sở thực hiện đáp ứng tất cả điều kiện gây tê tại chỗ thì có thể làm nhiều Implant trong một lần phẫu thuật. Điều này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của người được làm.
Đồng tình với quan điểm trên, bác sĩ Chơn nhận định rằng không phải ai cũng có thể dễ dàng làm được kỹ thuật này. Những người muốn trồng Implant phải có xương ở chỗ mất răng, nếu không có xương hay tiêu xương họ phải ghép xương trước.
“Cấy Implant là phương pháp có xâm lấn, bác sĩ sẽ gây tê và rạch nướu, khoan một lỗ vào xương tương đương với đường kính của Implant. Do đó, những người mắc bệnh máu không đông, tiểu đường chưa kiểm soát, tăng huyết áp chống chỉ định làm kỹ thuật này”, bác sĩ Chơn nói thêm.
Bác sĩ Nguyễn Văn Khoa khẳng định phẫu thuật đặt Implant hiếm khi xảy ra rủi ro nếu được thực hiện một cách nghiêm túc và đúng phương pháp. Tuy nhiên, nếu làm ở những cơ sở không uy tín, người dân có thể gặp các biến chứng như nhiễm trùng hậu phẫu, Implant xâm phạm vào ống răng dưới hoặc lỗ cằm, Implant lọt vào khoang xoang hàm, mất hoặc không tích hợp xương của Implant…
Để tránh những rủi ro đó, người dân nên lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, có giấy phép, người thực hiện phải là bác sĩ có chứng chỉ. Đồng thời, người dân cần tìm hiểu những thông tin liên quan đến cấy ghép Implant.
Phẫu thuật cho bé gái 2 tuổi bị trật khớp háng bẩm sinh
Bé N.G.H (2 tuổi, trú tại Lâm Thao, Phú Thọ) bị trật khớp háng bẩm sinh nhưng gia đình không phát hiện ra bất thường bởi bé vẫn ăn tốt, chơi ngoan và phát triển đúng lứa tuổi.
Trật khớp háng bẩm sinh là một bệnh lý nguy hiểm song lại khó phát hiện sớm khi trẻ mới chào đời. Bệnh được coi là hiếm gặp với tỉ lệ mắc khoảng 1/800 - 3000 trẻ, thường gặp ở trẻ nữ nhiều hơn trẻ nam. Mới đây, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với các chuyên gia Bệnh viện Nhi trung ương phẫu thuật thành công cho bé gái 2 tuổi mắc bệnh lý này.
Bé N.G.H (2 tuổi, trú tại Lâm Thao, Phú Thọ) bị trật khớp háng bẩm sinh nhưng gia đình không phát hiện ra bất thường bởi bé vẫn ăn tốt, chơi ngoan và phát triển đúng lứa tuổi. Chỉ đến khi bé bước vào giai đoạn tập đi, bố mẹ bé thấy con bước đi tập tễnh và hay té ngã mới đưa bé đến khám ở một số cơ sở y tế gần nhà. Tuy nhiên, qua các lần khám này, gia đình chỉ nhận được lời khuyên nên theo dõi bé thêm.
TS.BS Hoàng Hải Đức - Trưởng khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi trung ương (thứ 2 từ phải qua) trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhi.
Khi được 2 tuổi, bé vẫn đi tập tễnh, dáng đi lệch, đồng thời thường xuyên vấp ngã khi di chuyển gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày, gia đình đưa bé đến khám tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ.
Tại đây, sau khi thăm khám, các bác sĩ thấy 2 chân của bé dài ngắn khác nhau, chân trái ngắn hơn chân phải, gối bên trái cũng thấp hơn gối bên phải. Hình ảnh trên phim chụp X-quang cho thấy chỏm xương đùi trái trật ra khỏi ổ cối. Bệnh nhi được chẩn đoán xác định trật khớp háng trái bẩm sinh.
Sau khi hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành tuyến trung ương, bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật để chỉnh sửa và tạo hình lại khớp háng trái. Ca phẫu thuật được thực hiện trực tiếp bởi TS.BS Hoàng Hải Đức - Trưởng khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi trung ương và các bác sĩ khoa Ngoại nhi tổng hợp tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ.
Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ tiến hành mở bao khớp, đặt lại khớp háng về vị trí giải phẫu, đồng thời cắt xương chậu, ghép xương đồng loại tạo hình ổ cối và bó bột chậu lưng chân theo tư thế giải phẫu. Ca phẫu thuật tiến hành thuận lợi, thành công, bệnh nhi sau đó được điều trị, chăm sóc tại khoa Ngoại nhi tổng hợp. Các bác sĩ cho biết sau khi xuất viện, trẻ tiếp tục được bó bột trong khoảng thời gian 3 tháng và sau đó tập phục hồi chức năng, phục hồi giải phẫu khớp háng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời trong độ tuổi sơ sinh đến 6 tháng tuổi thì việc điều trị trật khớp háng bẩm sinh sẽ đơn giản, tỷ lệ thành công có thể đạt tới 95% bằng phương pháp bảo tồn.
Tuy nhiên, đa số các gia đình thường chỉ đưa con đi khám sau khi thấy con đi tập tễnh, một chân yếu so với chân kia. Do đó, sự quan sát, chú ý của phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ có ý nghĩa quyết định đến việc phát hiện con bị bệnh sớm hay muộn.
Trong trường hợp phát hiện bệnh muộn, việc điều trị sẽ rất phức tạp, thậm chí để lại nhiều di chứng như: Tái trật khớp, hoại tử chỏm xương đùi, loạn sản phát triển ổ cối và chỏm xương đùi gây mất cân xứng chiều dài của chi, teo cơ cứng khớp, hạn chế vận động.
Các bác sĩ khuyến cáo, gia đình khi thấy trẻ có các dấu hiệu như: 2 chân trẻ dài ngắn khác nhau; Nếp lằn mông, đùi 2 bên cao thấp khác nhau; Bàn chân trẻ đổ ra ngoài khi trẻ nằm duỗi chân; Trẻ hạn chế việc dạng khớp háng; Khi trẻ lớn bị lệch vai một bên, chân đi tập tễnh ...cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh gây ra những di chứng đáng tiếc.
Theo TS.BS Hoàng Hải Đức ca phẫu thuật loại này thường được thực hiện tại các bệnh viện hiện có đủ trang thiết bị hiện đại đồng thời có đội ngũ bác sĩ gây mê, bác sĩ phẫu thuật được đào tạo, có trình độ chuyên môn tốt.
TS.BS Phạm Thái Hạ - Giám đốc Bệnh viện cho biết: Bệnh viện sẽ tăng cường phối hợp với các chuyên gia tuyến trung ương trong điều trị các bệnh lý hiếm gặp giúp người dân được thụ hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao ngay tại địa phương mà không cần di chuyển xa, từ đó giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị.
6 lần phẫu thuật chỉnh đôi tay bị khớp giả hiếm gặp trên thế giới Bé gái 5 tuổi, ở Đồng Tháp, mắc chứng khớp giả bẩm sinh 2 xương cẳng tay cực kỳ hiếm gặp trên thế giới vừa trải qua lần phẫu thuật thứ 6 để chỉnh đôi tay trở lại bình thường. Mẹ bé chia sẻ khi sinh ra cơ thể bé hoàn toàn bình thường, tập đứng tập đi như những đứa trẻ khác....