Điều gì đang xảy ra với hệ thống giáo dục Ấn Độ?
Mặc dù số lượng các trường cao đẳng, đại học ở Ấn Độ đang tăng mạnh nhưng chất lượng lại đi xuống. Tại sao lại như vậy?
Có thể nói, Ấn Độ là nước có nền giáo dục lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Trường đại học Nalanda ở Ấn Độ đã thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim này đã trở thành dĩ vãng. Các trường đại học Ấn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm như cơ sở vật chất thiếu thốn, chất lượng giáo dục yếu kém và cả sự can thiệp ngày càng lớn của giới chính trị vào trường học. Đó là những khủng hoảng khiến hệ thống giáo dục của nước này không đủ sức đáp ứng cho yêu cầu ngày càng cao của người dân.
Kết quả là ngày càng nhiều gia đình gửi con đi du học. Chảy máu chất xám là một bài toán nan giải khi Ấn Độ đang vật lộn với số lượng y bác sĩ ít ỏi còn những sinh viên tài năng của Viện Nghiên cứu Y học toàn Ấn Độ (AIIMS) có xu hướng lập nghiệp ở các quốc gia hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, những người trong ngành kỹ thuật hay phần mềm thường không làm việc ổn định tại một nơi mà đi từ quốc gia này sang quốc gia khác, tạo nên sự tuần hoàn chất xám.
Sinh viên Viện Nghiên cứu Y học toàn Ấn Độ (AIIMS). Nhiều SV của AIIMS có xu hướng hướng lập nghiệp ở các quốc gia hàng đầu thế giới. (Ảnh: Indiatoday)
Để đáp ứng cho nhu cầu giáo dục chất lượng của người dân và để chống chảy máu chất xám, chính phủ đã bật đèn xanh cho các trường đại học nước ngoài mở các trung tâm nghiên cứu và trường đại học tại nhiều thành phố của Ấn Độ. Nhưng nhiều sinh viên lại coi cái mác trường đại học quốc tế như tấm hộ chiếu để họ có thể định cư ở nước ngoài.
Công cuộc toàn cầu hóa cũng tác động mạnh mẽ lên nền giáo dục bậc cao ở nước này. Là một nước châu Á đang nổi lên, Ấn Độ cần thiết lập một xã hội dựa trên kiến thức điều mà chưa xảy ra ở nước này. Các trường học tư thục có vai trò quan trọng ở một mức độ nào đó trong việc quảng bá ngành giáo dục bậc cao. Tuy nhiên, sự liên quan của mảng giáo dục tư thục bậc đại học vẫn còn là một câu hỏi. Hàng năm, có rất nhiều trường đại học được thành lập nhưng đa số đều thiếu cơ sở vật chất thiết yếu như phòng thí nghiệm, thư viện hay đội ngũ giáo viên chất lượng. Tỉ lệ sinh viên trên giáo viên cũng khá thấp so với nhiều nước châu Á như Singapore, Trung Quốc hay Nhật Bản.
Các trường đại học y không đào tạo đủ đội ngũ y sĩ cho các vùng nông thôn. Các viện công nghệ Ấn Độ (IIT) và viện quản lý Ấn Độ (IIM) đang đào tạo được những sinh viên tốt nghiệp có thể tìm việc làm ở nước ngoài. Kể cả những cơ sở đào tạo này cũng không có hướng đào tạo nhà nghiên cứu tại Ấn Độ.
Số sinh viên tìm được việc sau khi ra trường là rất thấp. Đặc biệt, hầu hết các sinh viên tốt nghiệp trường công hay cao đẳng đều khó kiếm việc vì thiếu kỹ năng mềm. Đây cũng là một thách thức lớn, hậu quả của cách dạy kém chất lượng tại các trường đại học. Có một sự khác biệt lớn giữa hệ thống giáo dục đại học của các nước phương Tây và Ấn Độ.
Các trường đại học ở Mỹ thường chọn cách hợp tác với các công ty tư nhân và các trường đại học khác để phổ biến nghiên cứu và trao đổi giảng viên. Trong khi đó, chỉ một số ít các trường Ấn Độ liên kết với các trường trong nước. Việc chính trị gia can thiệp vào nhiều khía cạnh của các trường đại học Ấn Độ cũng là một trở ngại ngày càng lớn. Nếu các trường đại học tại Mỹ tuyển dụng giảng viên dựa trên những thành tích của họ thì nhiều giáo viên ở Ấn Độ được đứng trên bục giảng là do được đề cử bởi các chính trị gia và những nhân vật có ảnh hưởng.
Tại Ấn Độ, số lượng tiến sĩ đào tạo được trong nước ít hơn nhiều so với Mỹ và một số nước châu Á khác. Nếu ở Mỹ, việc phong tiến sĩ dựa trên những nghiên cứu và bài báo nổi trội thì số nghiên cứu trong ngành khoa học kỹ thuật ở Ấn Độ lại rất hạn chế do chất lượng kém của việc giáo dục bậc đại học dựa trên định hướng việc làm.
Video đang HOT
Gần đây, Thủ tướng Ấn Độ, tiến sĩ Manmohan Singh, đã phát biểu trong lễ trao giải của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Ấn Độ (CSIR) rằng: “Chúng ta không thể tự hài lòng chính mình. Là một quốc gia, chúng ta chưa thành công trong việc huy động đủ đầu tư của tư nhân cho khoa học để nâng đầu tư cho nghiên cứu khoa học đến mức 2% GDP. Chúng ta cần thừa nhận rằng sự xuất sắc đã không có được ở tất cả các trường và trung tâm nghiên cứu. Và chúng ta vẫn chưa thể gây được ảnh hưởng tầm thế giới tương xứng với nguồn nhân lực dồi dào về khoa học của đất nước”.
Ngô Vân
Theo dân trí
Đề xuất rút gọn bậc phổ thông còn 9 năm
Đa số ý kiến của các nhà khoa học tại cuộc tọa đàm "Hướng tới một nền giáo dục thật sự đổi mới" cho rằng nên rút gọn bậc học phổ thông còn 9 năm, sau đó có thể chia làm hai mảng, học nghề và vào đại học.
Hội thảo diễn ra vào ngày 9/10 vừa qua. Tại đây, những diễn giả nổi tiếng như GS Hoàng Tụy, GS Hồ Ngọc Đại, PGS Văn Như Cương, TS Mai Liêm Trực, nhà giáo Phạm Toàn... đã cùng đưa ra những ý kiến sâu sắc về vấn đề đổi mới giáo dục nước nhà.
Giáo dục Việt Nam đang lạc hướng?
GS Hoàng Tụy cho rằng, trước tiên, để đổi mới hệ thống giáo dục, phải đổi mới tư duy về sứ mệnh của giáo dục và hội nhập với hệ thống giáo dục của thế giới.
Bản thân ông nhận ra khuyết điểm lớn nhất của giáo dục thời gian qua là vẫn giữ khư khư cách làm của mấy chục năm trước, khiến nền giáo dục Việt Nam ngày càng tụt hậu so với thế giới.
Theo quan điểm của GS Hoàng Tụy, giáo dục Việt Nam cần có sự hội nhập hóa, phải theo những giá trị đã được nhân loại khẳng định là đúng đắn. Việc đổi mới cho dù rất khó khăn nhưng cũng cần đoạn tuyệt với các quan niệm và cách nghĩ cũ đã ăn sâu vào nhiều thế hệ.
"Chúng ta không thể ôm khư khư mãi cách làm giáo dục như bao nhiêu năm về trước, một nền giáo dục lạc hậu có thể khắc phục được nếu tăng tốc, nhưng một nền giáo dục lạc hướng so với thế giới thì mãi mãi không thể hội nhập được, không phát triển được... không nên coi giáo dục là một phương tiện để đào tạo ra những con người phục vụ xã hội theo một tư tưởng định trước", GS Hoàng Tụy nhấn mạnh.
Các chuyên gia có tâm huyết với giáo dục tại hội thảo. Ảnh Thiên Trường.
Bên cạnh đó, TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, cho rằng đề án "Đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện" do Bộ GD-ĐT và Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng để trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 khóa XI chưa có những đổi mới thực sự.
Ông Trực cho rằng những kỳ vọng về sự đổi mới thực sự lại chưa được thực hiện. Ông cũng lấy ra ví dụ cần phải đổi mới kiểu như công nhận cơ chế thị trường năm 1986, phải nhìn thẳng vào sự thật như đã nhìn vào sự thật thời kỳ bao cấp trước đây mới là đổi mới.
Rút ngắn bậc phổ thông còn 9 năm
GS Hoàng Tụy cho rằng nên giảm số năm trong bậc học phổ thông. Sau 9 năm học phổ thông, học sinh có thể vào cuộc sống hoặc dự bị lên đại học. Còn hệ thống giáo dục đại học, ông cho rằng nên học theo hệ thống giáo dục đại học hiện đại, tiên tiến của nước Mỹ.
TS Lê Trường Tùng (Hiệu trưởng ĐH FPT) một lần nữa nhấn mạnh giáo dục là một dịch vụ xã hội đặc biệt, Nhà nước nên cung cấp một mô hình giáo dục hoàn toàn miễn phí.
Hiệu trưởng ĐH FPT - ông Lê Trường Tùng đưa ra đề xuất bậc phổ thông còn 9 năm và nhận được sự đồng tình của phó giáo sư Văn Như Cương, tiến sĩ Mai Liêm Trực.
Ông Tùng cũng cho rằng, trong điều kiện Việt Nam hiện nay khi ngân sách chưa thể đảm bảo cho một mô hình giáo dục hoàn toàn miễn phí thì cần đầu tư có trọng tâm. Vì vậy, trách nhiệm của Nhà nước là tập trung nhiều vào hệ thống giáo dụcphổ thông, còn lại xã hội hoá bậc giáo dục đại học một cách triệt để để thu hút đầu tư.
Ở bậc đại học, Nhà nước chỉ nên hỗ trợ cho những nhân tài, sinh viên nghèo và một số ngành đặc thù khó thu hút doanh nghiệp tư nhân như công đoàn, lao động, các lĩnh vực xã hội...
TS Lê Trường Tùng cũng đưa ra một phương án mới với bậc học phổ thông chỉ còn 9 năm (5 năm tiểu học và 4 năm trung học), thay vì 12 năm. Sau khi học xong trung học, học sinh có thể vào cao đẳng hoặc vào thi vào đại học. Bậc cao đẳng cũng được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầu tương đương với bằng trung cấp hiện nay.
Chia sẻ về phương án đề xuất học phổ thông chỉ còn 9 năm, ông Mai Liêm Trực cũng rất đồng tình với ý kiến này.
Theo ông Trực, phương án học phổ thông 9 năm là hợp lý, sau đó phân luồng để học sinh có thể học nghề hoặc vào đại học.
Cũng có ý kiến đồng tình ủng hộ, PGS Văn Như Cương cho rằng, chương trình hiện nay có nhiều kiến thức không cần thiết, có thể cắt giảm đến 1/3.
Tuy nhiên, theo ông, học văn hóa thì 9 năm là đủ, nhưng đào tạo con người 9 năm lại là ít. Vì vậy, bậc phổ thông cần học 11 năm, hết THCS sẽ có hai hệ thống, một là học nghề, hai là như truyền thống để học cao hơn.
PGS Văn Như Cương cho rằng, chương trình hiện nay có nhiều kiến thức không cần thiết, có thể cắt giảm đến 1/3. Ảnh thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012. Lê Hiếu.
PGS Văn Như Cương nhấn mạnh: "Lỗ hổng rất lớn của giáo dục hiện nay là chưa dạy được thế nào là trung thực, thế nào là giả dối cũng như học sinh thiếu kiến thức thực tế".
Đồng ý với quan điểm cần cấu trúc lại bậc học phổ thông cho gọn nhẹ và xã hội hóa các bậc học cao hơn, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng phải chia giáo dục phổ thông thành hai giai đoạn.
Giai đoạn một có 6 năm, Nhà nước chi toàn bộ, kể cả tiền sách vở. Giai đoạn hai có 3 năm, nhà nước và cha mẹ học sinh cùng chia sẻ kinh phí. Hết bậc học phổ thông, người học phải tự đóng học phí.
Cũng có ý kiến đồng tình với việc phải cải cách nền giáo dục nhưng GS Trần Xuân Hoài lại đề xuất giữ nguyên số năm học phổ thông như hiện nay, và học sinh chỉ phải thi một lần khi hết bậc học phổ thông. Học sinh tốt nghiệp sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình học.
THIÊN TRƯỜNG
Theo Infonet
Cần tổng điều tra toàn diện trước khi đánh giá Để có được cơ sở vững chắc cho một đánh giá khách quan, toàn diện về thực trạng nền giáo dục nước ta hiện nay, có lẽ cần có một cuộc tổng điều tra toàn diện, khoa học với quy mô thích hợp. Đó là quan điểm của GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Khoa...