Điều gì đang chờ người đàn bà 56 tuổi “đào thoát” khỏi gia đình?
Tôi không biết bà Tô Mẫn kết thúc hành trình lang thang chưa? Nhưng tôi tin chắc, hàng loạt những thứ “đàn bà mà thế” đang chờ Tô Mẫn, khi bà hết thức ăn, hết xăng, hết tiền và quay về nhà.
Tôi đọc bài viết về người phụ nữ 56 tuổi “đào thoát” khỏi gia đình khá nhiều lần và lần nào cũng dừng khóc ở chỗ bà Tô Mẫn bị chồng phang ghế vào lưng.
Bà Tô Mẫn trốn khỏi nhà trên chiếc xe đầy thức ăn để rong ruổi đường xa. Bà kể một câu chuyện cuộc đời thật dài và cũng thật buồn, rằng bà luôn phục dịch chồng con, nhưng vẫn bị chồng chửi bới, ức hiếp. Mọi thành viên gia đình đều xem việc bà chăm sóc họ là hiển nhiên.
Trong một lần bị chồng đánh, bằng cách nào đó, bà Tô Mẫn có được chiếc ghế nhỏ trong tay, nhưng bà chần chừ giây lát, rồi quăng nó sang bên. Liền sau đó, chồng bà tóm được cái ghế, cầm lên, phang và chiếc lưng gầy của bà.
Cú phang ấy làm bà đau đớn tới mấy ngày. Nhưng có lẽ nỗi đau lớn hơn thể xác, là cảm giác tủi nhục, cảm giác bất lực.
Thế đấy, cơ hội phản kháng duy nhất của bà Tô Mẫn là chiếc ghế, nhưng rồi bà đã vứt nó qua một bên.
Video đang HOT
Bà Tô Mẫn lần đầu trốn khỏi nhà để tận hưởng ngọn gió tự do
Đọc chi tiết ấy, tôi từng tự hỏi, nếu là mình, tôi sẽ phản kháng bằng cách nào, liệu tôi có dùng cái ghế làm vũ khí và chiến đấu tới cùng?
Tôi tự hỏi, mẹ tôi, một phụ nữ nóng tính nổi tiếng, bà có dám cầm ghế phang chồng không? Rồi bà ngoại tôi nữa, người đàn bà nửa đời ngồi chợ bán buôn nuôi đàn con, liệu bà có cầm ghế phang ông ngoại?
Thật tình, tôi từng thấy vài người đàn bà đánh lại chồng ngoài đời, họ cào cấu chồng, vừa cào vừa la hét, khóc lóc. Nhưng họ đánh vì không thể kiếm chế được bản thân, vì tức quá mà đánh, một kiểu “bật lại” do bản năng tự vệ của con người. Chưa có ai chủ động đánh để “huấn phu” như một vài clip vợ đánh chồng đang nổi trên mạng gần đây (đến mức tôi tự hỏi, lẽ nào người ta dựng các clip đó để kiếm view hơn là sự thật).
Mẹ tôi và bà tôi, bạn bè tôi, không ai có suy nghĩ sẽ “bật lại” chồng/người yêu. Ngay cả khi con trai mình đẻ ra hành hạ, cũng câm lặng chịu đựng.
Thử hỏi, nếu bà Tô Mẫn phang ông chồng lúc ấy, ông ta có nổi điên mà đánh bà đến chết không? Nhiều ngày sau, ông ta sẽ có cái cớ để bạo hành với bà mạnh tay hơn, tàn ác hơn. Các con bà sẽ xông vào chỉ trích bà…
Thế nên, tôi dù tôi rất tiếc khoảnh khắc bà Tô Mẫn ném cái ghế sang bên, mà không phang thẳng vào mặt kẻ hành hạ mình, nhưng sau đó tôi nghĩ: “May quá, chứ không thì bà còn khốn khổ hơn”.
Những số liệu thống kê từng cho thấy, rất nhiều phụ nữ mỗi ngày phải chịu bạo hành gia đình. Được bao nhiêu trong số ấy dám một lần phản kháng? Quan trọng hơn nữa, sau phản kháng là gì? Liệu tình hình có thay đổi?
Cuộc sống mỗi lúc thêm khó khăn, các mối quan hệ phức tạp thì con người càng lúc càng khó khiếm chế cảm xúc và có xu hướng dùng bạo lực với người xung quanh. Nhiều người phụ nữ tôi biết bị chồng đánh ngày này qua ngày khác, là vì còn thương, là vì bản chất của đàn bà là rộng lượng, bao dung. Họ luôn có xu hướng biện minh cho hành động vũ phu của người đàn ông chung nhà. Hay nói với tôi: Do “ổng” say xỉn, do sự khích bác của bạn bè, do nỗi cay cú thất bại, do áp lực tiền bạc…
Nếu tôi là bà Tô Mẫn, tôi không cần phải trốn khỏi nhà và phấp phỏng nỗi lo trở về
Với vài clip phụ nữ đánh chồng trên mạng, có chị em hả hê, đồng cảm, thì cũng có những phụ nữ khác vẫn quăng tiếng bình luận: “Đàn bà mà thế à. Gớm quá…”
Đàn bà mà dám đánh lại chồng, đàn bà mà dám bỏ nhà đi, đàn bà mà không nghĩ cho cha mẹ, con cái… Với bà Tô Mẫn, trên các diễn đàn dành cho phụ nữ, có không ít bình luận mỉa mai: “Bà ơi, sống tới tuổi 56 rồi mà còn ưa mạo hiểm, không giữ thể diện gia đình…”
Tôi không biết bà Tô Mẫn kết thúc hành trình lang thang chưa? Nhưng tôi tin chắc, hàng loạt những thứ “đàn bà mà thế” đang chờ Tô Mẫn, khi bà hết thức ăn, hết xăng, hết tiền và quay về nhà.
Rồi bà sẽ sống tiếp những ngày tháng mới sao đây? Suy cho cùng, cú “đào thoát” của bà gần như chẳng giải quyết được gì cả, nó chỉ giống việc cầm ghế phang chồng mà thôi. Bộc phát và không lường hết nguy cơ…
Nếu tôi là bà, bất kể ở tuổi nào, tôi chỉ cần làm điều đơn giản hơn rất nhiều: Nộp đơn ly hôn!
Lý trí quá mạnh mẽ khiến tôi không thể yêu ai
Tôi 32 tuổi, mạnh mẽ và khá nóng tính. Nhiều người khác giới theo đuổi nhưng đến giờ tôi vẫn chưa có mối tình chính thức nào, tất cả do bản tính của tôi.
Tôi không thích yêu bừa bãi khi chưa rung động với họ hoặc chưa tin tưởng vào tình cảm của họ, vậy nên chưa từng đồng ý yêu ai. Những năm gần đây, tôi cảm thấy khá cô đơn và cố gắng tìm kiếm một người khiến mình có cảm xúc yêu đương. Năm 26 tuổi, có người hơn một tuổi khiến tôi rung động; thế nhưng đời không như mơ, hơn một năm tôi tán tỉnh mà anh vẫn không thuộc về tôi.
Từ đó đến giờ, tôi tiếp tục tìm kiếm nhân duyên cho bản thân. Đầu năm nay, một lần nữa tôi rung động với người cũng hơn một tuổi. Tôi nhận thấy, dường như mình chỉ thích người hơn một tuổi và điểm chung giữa những người tôi để mắt tới là họ đều bị cận nặng. Chúng tôi quen nhau qua mạng, cuộc hẹn hò đến khá nhanh cũng bởi cả hai đã để ý nhau từ lâu, có điều chưa ai dám chủ động cho đến khi anh làm quen. Cuộc gặp đúng như mong đợi, ngoại hình của chúng tôi đúng như trên hình ảnh đăng tải trên mạng, cảm xúc gặp mặt khá tốt.
Sau vài lần hẹn hò, anh làm tôi thầm vui trong lòng nhưng tôi có cảm giác không tin tưởng anh chân thành với mình. Khi bên anh, tôi luôn cảm giác anh trăng hoa, tự suy diễn rằng mình chỉ là con cá tự cắn câu. Cảm giác là vậy nhưng trong suy nghĩ tôi vẫn muốn giữ anh bên mình, rồi lý trí lại không cho phép tôi tiếp tục hẹn hò với anh, không để tôi lún sâu vào vòng tay anh. Sau buổi hẹn đầu tiên thì không có buổi hẹn nào được trọn vẹn và hạnh phúc như con tim mong muốn. Tôi không hiểu vì sao mình luôn có những hành động không để anh đụng chạm vào người dù chỉ là xoa đầu, vuốt tóc, chạm má hay ôm hôn. Mặc dù muốn nhận được từ anh những cử chỉ âu yếm, thân mật nhưng tôi luôn kháng cự lại và kết quả là tôi bỏ về chỉ sau một giờ bên anh.
Con tim và lý trí luôn trái ngược nhau, tại sao lý trí của tôi lại quá mạnh mẽ, luôn "ăn hiếp" con tim như vậy? Tôi rất cô đơn và không biết làm thế nào để thoát khỏi những nỗi sợ hãi khi gần gũi một người mà mình có cảm xúc, nỗi sợ hãi đó khiến tôi rất cô đơn.
Vợ dở chứng "làm nư" Anh Q. bạn tôi có cô vợ - chị A. - là nhà giáo. Tính nết bình thường cũng ngoan hiền, chỉ mỗi cái tật hay "làm nư", tự ái nổi lên là "làm nư". Anh Q. vốn nóng tính, lại ruột để ngoài da, đụng chuyện là oang oang thẳng tuột không biết tế nhị hoặc mềm mỏng lựa lời. Vậy nên...