Điều gì đã xóa sổ loài vượn lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất?
Nguyên nhân và thời điểm tuyệt chủng của Gigantopithecus blacki – loài linh trưởng lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất – đã khiến các nhà khoa học đau đầu suốt nhiều thập kỷ.
Gigantopithecus blacki được coi là loài linh trưởng lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất. Ảnh: Live Sience.
Gigantopithecus blacki là một loài vượn khổng lồ, cao 3 mét và cân nặng có thể lên đến 300 kg. Chúng sống ở Trung Quốc và Đông Nam Á, được coi là loài linh trưởng lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.
Nghiên cứu mới được công bố trên Nature, cho thấy Gigantopithecus blacki đã không vượt qua được thử thách của thời gian, diệt vong khi những loài vượn nhỏ bé hơn lại thích nghi thành công với sự thay đổi môi trường.
Bí ẩn suốt nhiều năm
Cơ thể đồ sộ của Gigantopithecus blacki được cho là khiến chúng “kém linh hoạt” trước sự thay đổi của môi trường, trong khi những loài vượn nhanh nhẹn hơn như đười ươi đã kịp thích nghi và tồn tại đến ngày nay.
Chỉ được biết đến qua 4 mảnh xương hàm và hàng nghìn chiếc răng, nguyên nhân và thời điểm tuyệt chủng của Gigantopithecus blacki đã khiến các nhà khoa học đau đầu suốt nhiều thập kỷ.
“G. blacki là một ẩn số trong ngành cổ sinh vật học. Làm thế nào một sinh vật hùng mạnh như vậy lại có thể tuyệt chủng trong khi những loài linh trưởng khác thích nghi và tồn tại?”, TS Yingqi Zhang, nhà cổ sinh vật học từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đồng tác giả nghiên cứu, đặt câu hỏi.
Để giải mã bí ẩn này, nhóm nghiên cứu của TS Zhang đã tái hiện môi trường sống của G. blacki cách đây khoảng 2 triệu năm (khi loài vượn này lần đầu tiên xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch) và cuối giai đoạn Pleistocen trung (thời kỳ chúng tuyệt chủng).
Các nhà khoa học đã phân tích hóa thạch và mẫu trầm tích từ 22 hang động ở miền Nam Trung Quốc. Trong đó, một nửa chứa dấu tích của G. blacki. Những hóa thạch này tạo thành bộ sưu tập bằng chứng lớn nhất về G. blacki, bao phủ toàn bộ phạm vi phân bố của chúng.
Hồ sơ hóa thạch không thể lý giải hoàn toàn tại sao một loài lại tuyệt chủng. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm chúng biến mất có thể giúp các nhà nghiên cứu thu hẹp phạm vi các giai đoạn biến đổi môi trường và hành vi diễn ra song song với sự tuyệt chủng.
Sự biến đổi khí hậu này chính là tai họa của G. blacki. Ảnh: AOL.
Tìm ra câu trả lời
Kết quả nghiên cứu cho thấy G. blacki đã tuyệt chủng trong khoảng từ 295.000 đến 215.000 năm trước, dựa trên 157 mốc thời gian phóng xạ từ 6 phương pháp khác nhau. Nguyên nhân chính được xác định là do biến đổi khí hậu.
Phân tích phấn hoa cho thấy ngay trước và trong thời gian G. blacki tuyệt chủng, các khu rừng ở miền Nam Trung Quốc đã chuyển từ môi trường lý tưởng (rừng rậm rạp, tán cây dày, nước dồi dào và trái cây phong phú) thành cảnh quan khô và rừng thưa, đồng cỏ dễ cháy và sự thay đổi mùa rõ rệt.
Sự biến đổi khí hậu này chính là tai họa của G. blacki. So với họ hàng linh trưởng gần nhất đã tuyệt chủng là Pongo weidenreichi, G. blacki không thích nghi tốt với sự thay đổi môi trường.
Phân tích dấu răng cho thấy G. blacki có dấu hiệu căng thẳng mạn tính khi loài này đến gần bờ vực tuyệt chủng. Chế độ ăn của chúng cũng trở nên ít đa dạng hơn do rừng bị tàn phá và khô cằn. Số lượng cá thể giảm dần và phạm vi sinh sống của G. blacki thu hẹp.
“Đây là lần đầu tiên chúng ta có cái nhìn sâu sắc về hành vi của G. blacki khi đứng trước bờ vực tuyệt chủng, hoàn toàn khác biệt so với P. weidenreichi – loài ít dấu hiệu căng thẳng hơn trong thời kỳ này”, các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo.
Nghiên cứu cũng chỉ ra G. blacki không dễ bị tổn thương trong những cánh rừng thưa thớt. Chính sự phụ thuộc vào nguồn trái cây giàu dinh dưỡng đã khan hiếm khi môi trường thay đổi mới là nguyên nhân chính dẫn đến tuyệt chủng.
“So với những loài thích nghi linh hoạt hơn như đười ươi, G. blacki là một loài chuyên biệt hóa cao, và điều này cuối cùng đã dẫn đến sự diệt vong của chúng”, TS Yingqi Zhang nhấn mạnh.
Bí ẩn loài 'mộc tinh' tuổi thọ lớn nhất Trái đất, tồn tại hàng nghìn năm, xuất hiện trước cả Kim Tự Tháp
Một loại cây ngoại hình kỳ lạ, nhưng tuổi thọ lên đến hàng nghìn năm. Trong môi trường khắc nghiệt, nó vẫn tồn tại, phát triển bình thường.
Ở dãy Núi Trắng, bang California, Mỹ có một loại cây vô cùng đặc biệt. Nó được tiến sĩ Edmund Schulman phát hiện ra vào năm 1953, trong lúc ông đang khám phá khu rừng Inyo. Cả một cánh rừng bạt ngàn chỉ có loại cây này. Nó tên là thông Bristlecone, một trong những cây cổ xưa nhất thế giới. Nhiều người còn ví đây là loài "mộc tinh" cổ đại của Trái đất.
Ảnh minh họa.
Để nói về tuổi thọ của thông Bristlecone, thật khó để xác định chính xác xem nó xuất hiện từ khi nào. Chỉ biết rằng dựa vào các vòng gỗ, cây này đã nảy mầm từ năm 3050 trước Công nguyên. Tính đến nay cây Bristlecone già nhất đã ngót nghét nó cũng đã hơn 5.000 năm tuổi, thậm chí con số thực có thể đạt 5.100 tuổi. Tức là từ 5 thế kỷ trước khi người Ai Cập cổ đại xây dựng Đại Kim Tự Tháp Giza, cây thông Bristlecone đã tồn tại.
Tiến sĩ Schilman cho rằng, cây Bristlecone càng thấp, vặn xoắn kỳ quái thì càng già. Trải qua rất nhiều giai đoạn biến đổi thời tiết của Trái đất, thông Bristlecone bắt buộc phải thích nghi mới tồn tại được đến ngày nay. Thớ gỗ dày là một trong những cách tốt giúp thông Bristlecone không bị côn trùng tàn phá.
Nơi rừng thông Bristlecone bị phát hiện là dãy Núi Trắng. Vùng này được tạo từ đất dolomit, rất ít thực vật, thảm thực vật có thể tồn tại ở đây. Vô tình chung, điều đó lại giúp thông Bristlecone giảm bớt đối thủ cạnh tranh. Khả năng sinh tồn của nó xứng đáng được ngưỡng mộ. Khi dưỡng chất dần cạn kiệt, cành lá sẽ rụng dần, chỉ trừ một phần thân lá nhỏ để tiếp tục phát triển mà thôi.
Đáng tiếc là cây thông Bristlecone có tuổi thọ lớn nhất thế giới đã bị đốn hạ để nghiên cứu khi không ai biết về số tuổi thực của nó. Năm đó, nhà khoa học trẻ Currey đã xin được chặt một cây Bristlecone cao hơn 5m, đường kính 6,4m để xem xét những vòng tròn bên trong thân gỗ. Thực tế phần lớn cây đã chết, nhưng vẫn còn một cành dài hơn 3,3m còn sống.
Thân gỗ sau đó được chia làm nhiều phần, chuyển đến các trường đại học ở Mỹ để nghiên cứu. Đến khi nhận ra sai lầm của mình, giới khoa học nói chung, Currey nói riêng chỉ còn biết tiếc nuối. Dù không có hình phạt nào được đưa ra, nhưng phía BQL vườn quốc gia đã tăng cường an ninh để bảo vệ những cây Bristlecone còn lại. Hiện tại cây Bristlecone nhiều tuổi nhất còn sống là Prometheus với khoảng 4.900 tuổi.
Tín hiệu từ các nền văn minh ngoài Trái Đất do Sky Eye phát hiện có thực sự tồn tại? Nền văn minh ngoài Trái Đất luôn là đối tượng cho sự tò mò và khám phá vô tận của nhân loại và phát hiện gần đây của các nhà thiên văn học Trung Quốc đã một lần nữa thu hút sự chú ý của toàn cầu. China Sky Eye là kính viễn vọng vô tuyến một khẩu độ lớn nhất thế giới,...