Điều động giáo viên cần thận trọng

Theo dõi VGT trên

Điều động giáo viên vùng thuận lợi đến công tác có thời hạn ở vùng khó khăn là biện pháp quản lý cần nhưng lại hết sức nhạy cảm, làm không khéo nội bộ trong nhà trường dễ mất đoàn kết, phát sinh khiếu nại, tố cáo…

Điều động giáo viên cần thận trọng - Hình 1

Giáo viên tại Quảng Trị sẽ phải chấp hành quy chế điều động mới. Trong ảnh: một lớp học vùng khó khăn tại Quảng Trị – Ảnh: QUỐC NAM

Tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quy chế điều động giáo viên sau khi thực hiện việc sáp nhập các trường trên địa bàn. Quy chế này có nhiều quy định mới, trong đó có việc ràng buộc giáo viên phải chấp hành việc điều động.

Thậm chí, nếu không chấp hành điều động, giáo viên sẽ bị buộc thôi việc. Liệu việc này có ổn không?

Trước hết, xin khẳng định việc điều động giáo viên để bảo đảm cho việc dạy học ổn định, điều hòa chất lượng giữa các trường trên địa bàn là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, không thể không có những băn khoăn sau:

1. Theo quy chế kể trên, giáo viên không chấp hành điều động sẽ bị áp dụng chính sách tinh giản biên chế hoặc cho thôi việc. Giáo viên là viên chức, kỷ luật viên chức thực hiện theo nghị định 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, ban hành ngày 6-4-2012.

Theo nghị định này thì không có điều nào liên quan đến việc bị cho thôi việc nếu không chấp hành sự phân công, luân chuyển. Vậy, giáo viên không chấp hành việc điều động bị cho thôi việc có đúng theo nghị định 27/2012/NĐ-CP?

2. Theo quy chế của Quảng Trị vừa ban hành, giáo viên công tác tại vùng thuận lợi và giáo viên công tác tại vùng khó khăn sẽ được liên tục điều động để đổi chỗ cho nhau. Vậy, giáo viên vùng thuận lợi, ai sẽ được điều động đến vùng khó khăn? Tiêu chuẩn về sức khỏe – năng lực nghề nghiệp – trình độ chuyên môn cụ thể ra sao?

Đưa đến vùng khó khăn, cần giáo viên có nhiều kinh nghiệm mới có thể giúp đồng nghiệp tại đây hiệu quả. Số giáo viên này ở các trường thường là giáo viên cốt cán, có thể là tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, phụ trách các đoàn thể. Điều động số này đi, lãnh đạo các trường có thuận tình hay không?

Chưa kể tới đây, các trường phổ thông công lập dần dần được phân cấp theo hướng tự chủ, điều động nhân sự không khéo lại vướng đấy! Điều động kiểu “tự động”, có khi giáo viên yếu kém về chuyên môn, phẩm chất đạo đức được điều động đến các trường vùng khó khăn, họ chẳng giúp gì mà lại làm cho nơi đến… khó hơn!

Đối với giáo viên được điều về công tác tại vùng khó khăn, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nhưng nguyện vọng về trường vùng thuận lợi không được đáp ứng, trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào?

3. Điều giáo viên vùng thuận lợi đi rồi sẽ trả về, ngày về trường cũ có còn chỗ trống xưa hay không? Bởi, khi đưa đi, trường cũ không thể chờ giáo viên quay về mà do yêu cầu công tác cần có người thay thế, đồng thời cấp trên cũng sẽ điều động giáo viên vùng khó về thay chỗ. Thực tế đó làm cho người đi không yên tâm công tác, rồi điều gì sẽ xảy ra…?

4. Trường học muốn nâng cao chất lượng thì đội ngũ phải ổn định; nay với quy chế mới, 2-3 năm có biến động về nhân sự, cả nơi đi và nơi có giáo viên đến, lãnh đạo trường ai cũng lo. Nơi giáo viên mới đến, việc bồi dưỡng cho họ về năng lực, trách nhiệm, giúp họ có cơ hội phát triển nhiều mặt, lãnh đạo trường liệu có mặn mà hay không?

5. Số lượng người điều đi tại một trường thuộc vùng thuận lợi là bao nhiêu? Có trường khó khăn nhưng không nằm ở vùng đặc biệt khó khăn, giáo viên đến công tác không được tăng phụ cấp bao nhiêu, vậy để họ yên tâm công tác, ngành giáo dục Quảng Trị có biện pháp nào để động viên người đi về tinh thần và vật chất?

6. Thời hạn điều động là 2 năm đối với nữ và 3 năm đối với nam, đến trường mới, mất 1 học kỳ để làm quen, vài ba học kỳ còn lại giáo viên được điều động đến có kịp để lại dấu ấn về chuyên môn hay chưa? Giáo dục luôn cần sự ổn định về tâm lý giáo viên, điều kiện ăn ở, đi lại, công tác của họ. Nay dạy mà cứ thấp thỏm chờ đi hay đợi về, liệu có ổn hay không?

Video đang HOT

Điều động giáo viên vùng thuận lợi đến công tác có thời hạn ở vùng khó khăn là biện pháp quản lý cần nhưng lại hết sức nhạy cảm, làm không khéo nội bộ trong nhà trường dễ mất đoàn kết, phát sinh khiếu nại, tố cáo…, vì vậy cần hết sức thận trọng.

Tính toán đến những biện pháp như tạo điều kiện về đất đai, nhà ở, các điều kiện về an sinh khác, giúp giáo viên tại vùng khó khăn có cuộc sống không chỉ ổn định mà còn phát triển.

“Đất lành chim đậu”, họ gắn bó với mảnh đất – ngôi trường mình đang công tác dẫu trước mắt còn khó khăn trăm bề, ấy mới là giáo dục nhân văn.

Theo tuoitre

Gian nan "cõng chữ" qua cổng trời

Tôi vẫn nghe người ta gọi những thầy cô giáo miền xuôi bước qua cổng trời Mường Lát để mang chữ đến với học trò là những người hùng nhưng có lẽ chỉ đến khi bước chân lên mảnh đất ấy tôi mới hiểu vì sao họ xứng đáng được gọi như thế.

Có những thầy cô đã cắm bản 10 năm, 20 năm, đi khắp những bản khó khăn nhất của Mường Lát, nhiều lần suýt bỏ mạng sống, chôn vùi cả tuổi thanh xuân chỉ để gieo chữ ở những nơi "thâm sơn cùng cốc"...

Nghị lực của "người lính" không mang quân hàm

Có dịp lên bản Suối Tung vào một dịp cuối năm, tôi được gặp hai giáo viên ở miền xuôi lên đây cắm bản. Hai thầy cô giáo, một người đã gắn bó hơn 20 năm và một người có thâm niên hơn 10 năm công tác ở xứ sở đại ngàn này.

Hơn 20 năm qua, thầy Đỗ Văn Nhất (ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) là giáo viên Trường Tiểu học Trung Lý 1 (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) vẫn chưa quên được ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ lên Mường Lát để mang chữ đến với học trò.

Gian nan cõng chữ qua cổng trời - Hình 1

Đường vào bản Suối Tung.

Đó là vào năm 2001, thời điểm đó, những vùng khó khăn nhất của Mường Lát như Pa Púa, Tà Cóm, Cá Ráng, Sài Khao, Ón... còn thiếu giáo viên trầm trọng. Những năm đầu, thầy Nhất đã tình nguyện xung phong đi vùng xa nhất, khó khăn nhất. Điểm trường đầu tiên thầy đến là Pa Púa. Ngày đó, Pa Púa vẫn không có đường lên, từ trung tâm của xã Trung Lý, thầy Nhất phải đi bộ một ngày trời mới đến được chân núi Pa Púa.

"Thực ra gọi là đường cho sang nhưng làm gì có đường, là những con suối, là những dốc dựng đứng đá lởm chởm. Chúng tôi đi một đoàn mấy người lên nhận công tác, thầy giáo thì dắt tay cô giáo, có những đoạn suối nước dâng lên ngực, chỉ cần sơ suất trượt chân là cả người lẫn đồ trôi theo dòng suối luôn.

Đi từ trung tâm xã từ lúc trời còn chưa sáng rõ nhưng mãi đến 7h tối chúng tôi mới đến chân núi Pa Púa. Đường từ trung tâm xã vào đến chân núi đã khó đi. Vượt từ chân núi lên đến đỉnh lại là cả một kỳ tích. Chúng tôi phải túm cây theo kiểu leo dây để đu lên. Khoảng nửa đêm thì lên đến nơi, nghĩ lại quãng đường đã vượt qua vẫn không hết rùng mình" - thầy Nhất nhớ lại.

Gian nan cõng chữ qua cổng trời - Hình 2

Do không có phòng học, thầy Nhất cùng lúc phải dạy ghép hai lớp.

Sau này, cứ vài năm thầy Nhất lại được luân chuyển đi bản khó khác, ngay cả bản Tà Cóm, một bản xa nhất của xã, với quãng đường hơn 54km đường rừng, thầy Nhất cũng đã đặt chân tới. Mỗi bản có những khó khăn không giống nhau nhưng nói về cung đường để đến được với học trò thì gian nan, khốn khổ như nhau. Có những lúc tưởng như phải bỏ cả mạng sống...thầy vẫn không quản để mang chữ đến với học trò.

Còn với cô giáo Trần Thị Ánh (ở Nga Sơn, Thanh Hóa), giáo viên trường Mầm non Trung Lý thì hơn 10 năm công tác, cô đã trải qua hết mọi khó khăn gian khổ nơi này. Cô bảo, khổ mãi rồi thành quen. Lần đầu tiên vượt qua cánh cổng trời Mường Lát, cô vừa đi vừa khóc. Tưởng rằng không thể trụ được ở trên này, nhưng rồi, nhìn ánh mắt thơ ngây của bọn trẻ lại níu chân cô ở lại.

Dù là phụ nữ thế nhưng cô cũng không khác gì những thầy giáo, cũng trèo đèo, lội suối, cũng đi gần hết các bản khó của xã Trung Lý. Ngặt nỗi, cấp mầm non không có giáo viên nam nên những người như cô Ánh dù đường có khó đến mấy, có xa đến bao nhiêu cũng vẫn phải đi.

Gian nan cõng chữ qua cổng trời - Hình 3

Cô Ánh cùng học trò trong bản Suối Tung.

"Lần đầu tiên khi lên nhận công tác, được phân nơi ở của mình, tôi đã không dám tin đó là nơi ở. Không phải là nhà, cũng không được gọi là phòng, nó là một túp lều bằng nứa, xung quanh quây những miếng bạt rách che những lỗ thủng, cửa không có then cài, chỉ có thể khép hờ rồi dùng thanh nứa chống.

Rồi những năm sau đó, lại chuyển đến một bản khác, có những nơi mình dạy phải đi bộ cả ngày trời mới ra được trung tâm xã. Mỗi lần đến bản mới là ngã trầy chẹo chân không biết bao nhiêu lần vì không quen đường... Đã lường trước những khó khăn thế nhưng khi tận mắt đi và chứng kiến mới thấy nghị lực bị lung lay" - cô giáo Ánh tâm sự.

Hầu hết các thầy cô cắm bản đều phải tự xoay xở đồ ăn thức uống. Gạo thì có thể mua nhiều ở trung tâm xã rồi ăn cả năm còn thức ăn thì lại phải vào rừng bắt sâu măng hay xuống suối bắt cá.

Và cũng hầu hết các bản cũng đều có hàng loạt không như không điện, không nước sạch, không sóng điện thoại, không đường... Cứ tối đến, cả bản tối bưng như mực. Bởi thế, làm sao để níu giữ giáo viên miền xuôi lên công tác mà còn níu cả hàng chục năm thì quả là phải có tình yêu biết bao với nghề mới có thể khiến họ quên đi khó khăn, gian khổ mà ở lại.

Điều đáng nói là cả với thầy Nhất và cô Ánh, mấy năm đầu lên đây công tác đều chỉ là giáo viên dạy hợp đồng, một tháng chỉ được mấy trăm nghìn tiền lương. Thế nhưng, vì tình yêu thương học trò mà thầy cô tình nguyện ở lại cho đến giờ.

Hơn 10 năm cắm bản gieo chữ, cô Ánh may mắn kết duyên với người chồng miền xuôi lên đây làm bộ đội, còn với thầy Nhất thì người vợ vẫn ở quê nhà. Hơn hai chục năm thầy công tác, chỉ mới duy nhất 1 lần được vợ lên thăm. Còn bình thường, cứ mỗi năm thầy được về với vợ con 2 lần đó là vào dịp hè và Tết.

"Mấy chục năm công tác, vợ vẫn đều đặn viết thư lên cho mình. Những năm trước, thư vợ gửi 2 tháng mới đến được tay, khi đến tay mình thì lá thư cũng nhàu mất rồi vì cứ gửi qua tay người này, người kia mới đến được. Có anh đồng nghiệp mà bố mất hai tháng mới nhận được tin vì trên này không có sóng, không có mạng internet" - thầy Nhất bùi ngùi.

Rồi thầy chỉ lên dãy núi cao ngút ngàn xa xa kia bảo bây giờ không còn viết thư nữa, nhưng mỗi lần nhớ vợ thì lại trèo lên trên đó, hứng sóng gọi về.

Gian nan chồng chất gian nan!

Có lẽ chỉ khi đi trên con đường mà bao năm qua các thầy cô giáo phải gồng mình đi qua mới hiểu được nỗi gian nan của các thầy cô cắm bản.

Để vào được Suối Tung, chúng tôi phải đi trên quãng đường rừng chừng hơn 10 km. Dù chỉ hơn 10 km nhưng cũng mất mấy tiếng mới có thể vào được tới nơi. Trước đây đường đã khó đi, trận lũ lụt lịch sử vừa qua lại khiến đường khó đi hơn vì nhiều đoạn sạt lở vô cùng nguy hiểm.

Con đường vắt quanh sườn núi chỉ rộng mấy gang tay nhưng lúc thì leo dốc dựng đứng lúc thì xuống dốc như rơi tõm vào một hố sâu . Chiếc xe máy liên tục phải cài cắm số 1, đồng chí công an huyện chở tôi phải gồng lên để không lỡ tay. Có những đoạn đường xe cài số 1 cũng không leo nổi, chúng tôi đành phải xuống đẩy xe lên con dốc lởm chởm đá. Đá có lúc phải nín thở, nhắm mắt, cảm giác như chỉ cần lạc tay lái là có thể rơi xuống vực sâu hun hút. Lên đến bản cảm giác như với tay là chạm đến trời.

Gian nan cõng chữ qua cổng trời - Hình 4

Ánh mắt thơ ngây của học trò nơi vùng cao này đã níu giữ chân các thầy cô ở lại.

Thế mà bao năm qua, dù mưa hay nắng, cô Ánh vẫn mỗi ngày đều đặn sáng đi chiều về từ bản Táo vào Suối Tung với quãng đường gần 20 km. Cô Ánh còn bảo đó là cô con nhỏ nên ưu ái lắm mới được chuyển về đây chứ như trước là cắm bản ở Tà Cóm, ở Suối Hộc... đường xa, nhớ nhà đến chảy nước mắt cũng lâu lâu mới dám về vì đường khó đi.

Đáng nói là đồng bào ở đây vẫn xem chuyện học là thừa vì nó không mang lại cái ăn. Thế nên, lũ trẻ cũng ít đứa thiết tha với con chữ. Mỗi lần đến đầu năm học, các thầy cô lại lặn lội vào từng nhà vận động cho các con được đến trường.

Đường đi đã khó, "đường" đến với học trò còn khó hơn. Học trò nơi đây không rành tiếng Kinh nên những năm đầu lên đây, cô Ánh phải vừa học tiếng Mông vừa học phương pháp dạy. Ngày nào cô trò cũng phải "đánh vật" với từng "cái chữ", từng "con số", cứ tiếng H'Mông và tiếng Kinh đan xen nhau.

Giáo án soạn cũng chỉ là những bài giảng thông thường và đơn giản nhất. Cô bảo làm sao để các con nghe lời đã là khó chứ đừng nói dạy thế nào để chúng có thể hiểu.

Dần dần, cô cũng quen và chấp nhận những thiếu sót của học trò mình, rồi lại nỗ lực nhiều hơn để tìm cách dạy sao cho phù hợp.

Không những vậy, cơ sở vật chất thiếu thốn khiến các thầy cô đều phải dạy lớp ghép. Lớp học của cô Ánh có đủ độ tuổi từ 2 tuổi đến 5 tuổi, một buổi dạy cô phải xoay xở sao cho dạy chương trình phù hợp với các độ tuổi. Còn thầy giáo Nhất cũng phải kiêm 2 lớp (3 và 4) trong cùng một thời gian. Thầy cứ quay sang lớp này hướng dẫn bài cho học sinh lại tất bật sang lớp kia...

Gian nan cõng chữ qua cổng trời - Hình 5

Nơi soạn giáo án của thầy chỉ là một góc nhỏ đơn giản trong căn phòng tạm.

"Cũng có nhiều giáo viên khó khăn quá mà bỏ cuộc nhưng mình nghĩ nếu mình cũng như bao thầy cô giáo khác nữa cũng bỏ cuộc thì lũ học trò kia biết phải làm sao? Cứ nhìn thấy mặt mũi lấm lem của chúng, nhìn thấy trời lạnh căm căm mà chỉ một manh áo mỏng đến trường hay những hôm nhịn đói để đi học thì tình thương sẽ lấn át đi tất cả" - thầy Nhất chia sẻ.

Trải lòng về cuộc đời và sự nhọc nhằn "cõng chữ lên non" của mình, tôi như thấy bao nhiêu con chữ mà các thầy cô mang đến với học trò là bấy nhiêu sự hy sinh. Viết về các thầy cô vẫn cảm thấy như ngôn từ không thể đủ. Nếu không có trái tim yêu thương và tràn đầy nhiệt huyết có lẽ các thầy cô hay những giáo viên miền xuôi đang cắm bản ngày đêm mang con chữ đến học trò vùng cao có lẽ không làm được...

Nguyễn Thùy

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộỦy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộ
10:19:21 26/12/2024
Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?
07:59:00 26/12/2024
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?
07:06:19 26/12/2024
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám địnhVụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám định
09:33:07 26/12/2024
Sao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinhSao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinh
08:32:35 26/12/2024
Đoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túyĐoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túy
08:42:09 26/12/2024
Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'
09:27:51 26/12/2024
Kazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơiKazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơi
10:25:49 26/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đặng Thu Thảo - Kỳ Duyên hội ngộ chung một khung hình, bất ngờ vì nhan sắc của Miss Universe Vietnam bên "thần tiên tỷ tỷ"

Đặng Thu Thảo - Kỳ Duyên hội ngộ chung một khung hình, bất ngờ vì nhan sắc của Miss Universe Vietnam bên "thần tiên tỷ tỷ"

Sao việt

13:20:52 26/12/2024
Mới đây, Hoa hậu Kỳ Duyên và Hoa hậu Đặng Thu Thảo đã chia sẻ hình ảnh cùng nhau đón Giáng sinh với hội bạn. Màn hội ngộ của 2 Hoa hậu Việt Nam cũng khiến fan sắc đẹp thích thú.
Xuất khẩu tăng, Thái Lan vẫn thâm hụt thương mại hơn 6 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, Thái Lan vẫn thâm hụt thương mại hơn 6 tỷ USD

Thế giới

13:14:54 26/12/2024
Tuy nhiên, ông Poonpong dự báo xuất khẩu Thái Lan trong năm 2025 chỉ tăng trưởng khiêm tốn ở mức 2-3% vào năm 2025 do những bất ổn kinh tế liên quan đến chiến tranh thương mại leo thang và căng thẳng địa chính trị đang diễn ra.
Bất ngờ nóng trở lại: Lee Min Ho và 1 diễn viên hàng đầu thoát chết trong vụ tai nạn thảm khốc

Bất ngờ nóng trở lại: Lee Min Ho và 1 diễn viên hàng đầu thoát chết trong vụ tai nạn thảm khốc

Sao châu á

13:05:04 26/12/2024
Lee Min Ho khiến khán giả bàng hoàng khi tường thuật lại vụ tai nạn khiến anh và người bạn mình bị thương nặng.
Sự khác biệt giữa tẩy trang mặt, mắt và môi là gì?

Sự khác biệt giữa tẩy trang mặt, mắt và môi là gì?

Làm đẹp

12:59:55 26/12/2024
Ngoài ra, với những người có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị mẩn đỏ quanh mắt, việc lựa chọn loại tẩy trang nhẹ nhàng cho mắt và môi là điều đặc biệt quan trọng.
Chủ tịch HYBE gây tranh cãi khi nói về thành công của bản thân

Chủ tịch HYBE gây tranh cãi khi nói về thành công của bản thân

Nhạc quốc tế

12:54:41 26/12/2024
Trong khi cộng đồng mạng quốc tế cám ơn Bang Si Hyuk vì đã ghi nhận công lao của BTS thì khán giả Hàn Quốc lại phản ứng trái ngược
Từ vụ nữ sinh rơi từ xe máy kẹp 3: Báo động thực trạng người trẻ hung hãn

Từ vụ nữ sinh rơi từ xe máy kẹp 3: Báo động thực trạng người trẻ hung hãn

Pháp luật

12:34:51 26/12/2024
Hà Tĩnh thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ việc thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật. Trong đó, vụ việc nữ sinh rơi từ xe máy kẹp 3 sau cuộc hỗn chiến gây bàng hoàng cho người dân.
Hình ảnh lọt vào ống kính "tố cáo" 1 sự thật về mỹ nhân Gen Z "chưa từng xấu bao giờ"

Hình ảnh lọt vào ống kính "tố cáo" 1 sự thật về mỹ nhân Gen Z "chưa từng xấu bao giờ"

Netizen

12:26:27 26/12/2024
Kể từ khi thoải mái hơn trong việc công khai mối quan hệ, Xoài Non và Gil Lê luôn là cặp đôi nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.
Thúc đẩy "cuộc chiến" xóa bỏ lao động trẻ em

Thúc đẩy "cuộc chiến" xóa bỏ lao động trẻ em

Tin nổi bật

12:24:00 26/12/2024
Thiên tai, dịch bệnh khiến nhiều gia đình rơi vào đói nghèo, trẻ em đối diện với nguy cơ phải lao động sớm. Bảo đảm an sinh xã hội được xem là nền tảng ngăn chặn vấn nạn lao động trẻ em.
Thủ môn 14 tuổi tử vong thương tâm trong đêm Giáng sinh khi cố gắng ngăn cản xô xát

Thủ môn 14 tuổi tử vong thương tâm trong đêm Giáng sinh khi cố gắng ngăn cản xô xát

Sao thể thao

12:17:27 26/12/2024
Cảnh sát cho biết nhận được thông báo về một thiếu niên bị đạn bay vào vùng ngực trong một vụ xô xát tại Montevideo, Uruguay. Dù được cứu chữa, Geral Froste vẫn không thể qua khỏi.
Chuối xanh và chuối chín có khác biệt gì về lợi ích sức khỏe?

Chuối xanh và chuối chín có khác biệt gì về lợi ích sức khỏe?

Sức khỏe

12:02:52 26/12/2024
Tinh bột kháng có nhiều lợi ích cho sức khỏe và có ít calo hơn so với tinh bột thông thường. Do đó, nó không chỉ tốt cho sức khỏe đường ruột mà còn là thực phẩm giúp giảm và duy trì cân nặng phù hợp.
Biến hóa phong cách dễ dàng với công thức phối đồ nhiều lớp

Biến hóa phong cách dễ dàng với công thức phối đồ nhiều lớp

Thời trang

11:24:45 26/12/2024
Phối đồ nhiều lớp (layer) là nghệ thuật kết hợp các món thời trang với nhau để tạo nên vẻ ngoài ấn tượng và phù hợp với nhiều hoàn cảnh.