Điều chưa biết về tác giả bài tập đọc “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng”
Thông thường học sinh chỉ thuộc lòng bài thơ còn thuộc lòng bài văn thì rất hiếm. Và bài văn “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 là trường hợp khác thường…
Bài văn hay, chuẩn về câu từ
Nhiều học sinh, giáo viên dạy lớp 5 ngày đó nhận xét: Những câu văn nằm lòng quen thuộc một thời. Hầu hết các câu văn trong bài “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng” đạt đến độ chuẩn chỉnh, tiêu biểu về ngữ pháp, là ngữ liệu để dạy về từ và câu cho học sinh.
Một bài văn tả cảnh rất hay, được tác giả tả theo trình tự thời gian và cách dùng từ hết sức đặc biệt. Cả hai yếu tố làm cho bài văn trở nên sinh động và neo lại mãi trong lòng người đọc.
Thời đi học, tôi yêu lắm bài văn “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng”. Một bài văn miêu tả với cách quan sát tinh tế, với câu từ rất chuẩn đã vẽ lên một bức tranh thung lũng đẹp đến mê hồn. Cứ mong mãi được trải nghiệm “những tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá”.
Bài văn “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5.
Bức tranh làng quê miền núi được tái hiện rõ nét dưới con mắt tinh tế của tác giả. Với nét tả chân thực mà sống động, nghệ thuật tài tình về dùng từ tượng hình, tượng thanh đã làm cho bức tranh làng quê miền núi thêm hấp dẫn, bình yên.
Tĩnh mà động, tác giả thổi một luồng khí mát vào tâm hồn người đọc về cảnh bình minh yên ả, êm đềm ở làng quê miền núi. Thời gian trôi qua nhưng âm hưởng của bài văn vẫn như còn đâu đây.
Điều chưa biết về tác giả
Nhiều người yêu thích và thuộc lòng bài tập đọc nhưng ít người biết được về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của bài văn. Vào một buổi sáng đầu tháng 5/2020, tôi may mắn được gặp tác giả, được ông kể cho nghe về hoàn cảnh ra đời của bài tập đọc “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng”. Ông là nhà giáo, Tiến sĩ Hoàng Hữu Bội (nguyên giảng viên Khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên).
Video đang HOT
Nhà giáo, Tiến sĩ Hoàng Hữu Bội
Sinh quán tại Diễn Châu (Nghệ An), nhưng ông chủ yếu học tập, lập nghiệp và sinh sống ở ngoài Bắc. Học xong Trung cấp Sư phạm Trung ương tại Hà Nội, ông tình nguyện lên Hà Giang dạy học.
Ông nhớ lại: “Chúng tôi hồi đó không mảy may nghĩ đến cái khó cái khổ. Lên Hà Giang, đúng là xa xôi thiếu thốn lắm, nhưng tôi cũng thấy rất thích sự yên bình và vẻ đẹp núi rừng nơi đây”. Thầy giáo trẻ nhiệt tình, tâm huyết ấy đã nhanh chóng khẳng định mình, được tín nhiệm làm Hiệu trưởng một trường cấp 2 ở đây.
Không chỉ say sưa với công việc dạy học, thầy giáo trẻ Hoàng Hữu Bội còn thực sự cảm thấy gắn bó và yêu quý cuộc sống nơi miền cao này. Tình cảm đó đã tạo cảm xúc để ông viết nên những cân văn ấn tượng: “Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn… Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đỏ ối những quả…”.
Niềm vui từ bản nhỏ được chia sẻ, tỏa đến học trò và bạn đọc cả nước khi bút kí “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng” của ông được đưa vào chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5.
Ông tâm sự: “Có lần tôi trở lại Hà Giang, gặp lại học trò cũ giờ là giáo viên dạy Văn, cô ấy đem cuốn sách giáo khoa ra rồi hỏi về bài bút kí của thầy, lòng thấy bồi hồi, thấy nhớ những năm tháng gắn bó ngày xưa quá”.
Trong suốt hơn 30 năm công tác tại Thái Nguyên, ông trải qua nhiều công việc khác nhau: giáo viên cấp 2; chuyên viên của Khu Giáo dục Việt Bắc và Ty Giáo dục Bắc Thái; giảng viên của trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (nay là trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên).
Song hành cùng công việc chính là giảng dạy, ông vẫn đều đặn tìm tòi nghiên cứu về vấn đề tiếp cận tác phẩm văn chương, đặc biệt trong góc độ nhà trường.
Những cuốn sách Dạy và học thơ cổ trường cấp 2 – 3 miền núi; Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông lần lượt được xuất bản và như một mối lương duyên, đã gắn ông với lĩnh vực phương pháp dạy học Văn.
Nghỉ hưu, ông lại bắt tay vào biên soạn bộ sách Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp từ lớp 6 đến 12. Liên tục từ năm 2002 đến 2008, trong 7 năm ông đã biên soạn và cho xuất bản 7 cuốn sách. Bộ sách đã đoạt giải thưởng trong cuộc thi biên soạn sách tham khảo do Bộ GD&ĐT và nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức.
Như con ong hút mật, như con tằm nhả tơ, bước sang tuổi 80, ông lại miệt mài viết sách tham khảo môn Văn theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Sách bán giá cao nếu chỉnh lý hay đổi mẫu mã sách thì ai phải chịu trách nhiệm?
Nếu như sách bị chỉnh lý nhiều hoặc thay đổi mẫu mã như sách VNEN thì nhà xuất bản có đồng ý đổi sách cũ lấy sách mới hay không?
Giá một bộ sách giáo khoa mới (tính cả sách Anh văn) lên đến hơn 300.000đ/bộ là con số không hề nhỏ đối với nhiều gia đình nghèo hiện nay.
Do chỉnh lý, đổi mẫu mã hàng nghìn cuốn sách VNEN phải nằm chỏng chơ chờ ngày ra hàng đồng nát thế này đây (Ảnh: Phan Tuyết)
Nhưng giá cao như thế sách sẽ dùng được mấy năm? Liệu có xảy ra tình trạng một hoặc vài năm nhà xuất bản lại chỉnh lý hay đổi mẫu mã một lần để những bộ sách còn mới nguyên ấy cũng chẳng thể dùng để học tiếp?
Câu hỏi được đặt ra: Ai sẽ chịu trách nhiệm về việc này? Hay tất cả lại bổ vào hầu bao của phụ huynh?
Sự lo lắng này chẳng phải là vô lý khi ngoài thực tế đã xảy ra với những bộ sách VNEN vài năm về trước.
Chỉ chỉnh lý sơ sơ nhưng hàng nghìn bộ sách VNEN từ nhà trường bị lùa về cửa hàng đồng nát chịu chung số phận với những tập giấy vụn rách tả tơi và dơ bẩn
Năm 2016, nhiều trường học đang dạy chương trình VNEN đồng loạt thông báo sách VNEN đã được chỉnh lý nên yêu cầu phụ huynh năm học mới phải mua sách mới cho con học không nên dùng lại sách cũ.
Là người đang trực tiếp giảng dạy, chúng tôi thấy rằng nội dung chỉnh lý không nhiều.
Một số bài tập toán chỉ thay đổi các con số, một số bài tập đọc bớt đi vài từ ngữ khó đọc này để thêm vào một số từ ngữ khác.
Hay việc bỏ bớt đi một số yêu cầu, thay đổi hình thức dạy học của một số hoạt động.
Nhiều phụ huynh phải bỏ đi bộ sách cũ để mua lại bộ sách mới vì sợ con sẽ không học theo các bạn. Vậy mà, chỉ 2 năm sau 2018 lại có thông báo sách giáo khoa VNEN tiếp tục đổi mẫu mã.
Cụ thể, sách tiếng Việt, sách toán hiện có 4 cuốn in lại còn 2 (mỗi kỳ một cuốn). Sách tự nhiên và xã hội 2 cuốn in lại còn 1...
Nhìn vào nội dung sách mới cũng chẳng khác sách cũ là bao, điều khác duy nhất sách mới được in nhỏ và dày hơn...Một lần nữa nhiều phụ huynh lại chẳng thể dùng lại cho con bộ sách cũ. Bởi, họ vẫn sợ con mình "lạc loài" trong lớp học.
Nhưng do vẫn còn một số phụ huynh không chịu đổi vì tiếc sách còn mới (cũng có nhà vì chẳng có đủ tiền để mua cho con bộ sách khác) vẫn cứ để con học bộ sách cũ.
Thế là, giáo viên chúng tôi khi dạy phải kiêm thêm công việc điều chỉnh một số nội dung và hình thức dạy học cho cả lớp đồng nhất.
Vì việc cứ chỉnh lý, thay đổi mẫu mã liên tục thế này, hàng nghìn bộ sách VNEN còn mới phải bỏ đi đã tiêu tốn khá nhiều tiền của phụ huynh.
Sách bán giá cao nếu chỉnh sửa đổi sách thì ai phải chịu trách nhiệm?
Bài học về việc lãng phí sách VNEN còn đó. Nay, sách giáo khoa mới có giá bán hơn 200.000đ/bộ nhiều phụ huynh vẫn lo rằng nếu vẫn cứ chỉnh sửa, đổi mẫu mã liên tục như sách VNEN đã làm sẽ dẫn đến chuyện em không thể học sách của anh.
Những bộ sách còn mới được in khá cầu kỳ kia cũng sớm ra hàng đồng nát. Vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm về việc này?
Hay vẫn chỉ là phụ huynh buộc phải móc hầu bao để con có được bộ sách học chung với các bạn?
Nếu như sách bị chỉnh lý nhiều hoặc thay đổi mẫu mã như sách VNEN thì nhà xuất bản có đồng ý đổi sách cũ lấy sách mới hay không?
Nếu có quy định này, chúng tôi tin chắc sẽ khó xảy ra tình trạng thích là chỉnh lý, là đổi mẫu mã như cách mà họ đã làm.
Phan Tuyết
Sai lầm phổ biến của người học nói tiếng Anh Sử dụng các từ đồng nghĩa khi không hiểu rõ nghĩa và ngữ cảnh là sai lầm phổ biến của người học khi giao tiếp bằng tiếng Anh. 1. Chú trọng ngữ pháp Chú trọng ngữ pháp khi nói tiếng Anh là sai lầm phổ biến và nghiêm trọng nhất, làm gián đoạn quá trình giao tiếp trôi chảy của bạn. Trên thực...