Điều chỉnh nguyện vọng: Cân nhắc để học đúng ngành yêu thích
Hôm nay 19/9, thí sinh bắt đầu điều chỉnh nguyện vọng (NV) đăng ký xét tuyển đại học (ĐH) 2020. Các chuyên gia lưu ý thí sinh cần cân nhắc, sắp xếp NV để có thể đỗ vào ngành học mình yêu thích và phù hơp với năng lực, cơ hội việc làm rộng mở thay vì điều chỉnh chỉ để đỗ ĐH bằng mọi giá.
Thí sinh cân nhắc khi điều chỉnh nguyện vọng.
Điểm thi cao nên làm gì?
Nếu như mọi năm căn cứ quan trọng để xác định điểm chuẩn của các ngành học là dựa vào điểm chuẩn các năm trước thì năm nay, với việc điểm thi có xu hướng cao hơn mọi năm, phổ điểm nhiều tổ hợp lệch về bên phải nên thí sinh cần cẩn trọng trong việc sắp xếp NV.
Theo các chuyên gia, việc có cần thiết điều chỉnh NV hay không cần căn cứ vào điểm thi thí sinh đạt được cũng như mong muốn, suy nghĩ ở thời điểm hiện tại có thay đổi so với khi viết phiếu đăng ký hay không.
Đầu tiên, nếu kết quả thi của các thí sinh rất cao, các em nên sắp xếp NV1, NV2 là ngành mình thích học với các trường top đầu. Sau đó mới đến các trường ít yêu thích hơn. Vì điểm thi cao nên thí sinh có nhiều cơ hội vào trường mà mình yêu thích. Nếu thí sinh đã làm đúng điều này thì không cần điều chỉnh NV.
Đối với thí sinh có kết quả thi gần bằng điểm chuẩn các năm trước của ngành mình đăng ký, các em cần lưu ý điều chỉnh NV phù hợp. Các thí sinh nên thực hiện theo các bước sau. Thứ nhất, liệt kê ra danh sách các trường và ngành mà bản thân thực sự yêu thích và muốn theo học, xem điểm chuẩn các năm trước của những trường này. Thí sinh có thể loại bỏ ra khỏi danh sách những trường có điểm chuẩn những năm trước quá cao so với điểm theo năng lực của mình.
Chẳng hạn, nếu thí sinh đạt 24 điểm thì không nên đăng ký xét tuyển vào những trường mà các năm trước lấy 26 – 27 điểm. Sau đó, thí sinh có thể bổ sung thêm một số trường cho đến khi thí sinh có được danh mục mà bản thân ưng ý. Để tăng tính an toàn, thí sinh nên chọn trường có điểm chuẩn các năm trước bằng và thấp hơn điểm tổ hợp môn của mình .
Video đang HOT
Bước 2, sắp xếp các nhóm để điều chỉnh NV theo tiêu chí NV1, NV2 là các ngành rất thích học của các trường có điểm chuẩn cao hơn một chút hoặc tương đương với điểm thi mình đạt được. Các NV sau là các trường có điểm chuẩn năm trước thấp hơn điểm thi của mình với tính chất dự phòng.
Đối với thí sinh có điểm thi thấp hơn các năm trước của các ngành thí sinh đã đăng ký NV, các em có thể để NV1 là các ngành có điểm chuẩn các năm trước gần bằng điểm thi của mình. NV2 là một số ngành chắc chắn, đảm bảo có cơ hội đỗ ĐH để nếu như không đỗ NV1, thí sinh sẽ đỗ NV2.
Một số thí sinh đặt câu hỏi, nếu cứ chọn NV cao hơn nhiều so với điểm thi mình đạt được, nhỡ đâu may mắn? Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng điều này khó có thể xảy ra do điểm thi năm nay tăng cao ở hầu hết các khối thi, chưa kể các trường đã xét tuyển vào trường bằng nhiều hình thức nên chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi có thể giảm. Do vậy, đăng ký gần sát với thực lực của mình là lời khuyên được đưa ra bởi nếu 2 thí sinh bằng điểm nhau chỉ được chọn 1 thì nhà trường sẽ ưu tiên thí sinh có NV xếp trước.
Chọn ngành trước khi chọn trường
PGS.TS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng quản lý đào tạo, Trường ĐH Y Hà Nội nhận định, đến nay các thí sinh đều có thông tin về điểm sàn của tất cả các trường. Kết hợp với điểm chuẩn của ngành học đó các năm trước, ý kiến của các chuyên gia giáo dục, đặc biệt là các chuyên gia đến từ chính ngôi trường ĐH mình dự kiến đăng ký xét tuyển qua các kênh truyền thông đại chúng hoặc website của nhà trường… Thí sinh hoàn toàn có đủ cơ sở để thực hiện điều chỉnh NV nếu có nhu cầu.
Bởi so với lần đăng ký đầu tiên, các em đã có thêm thời gian tìm hiểu nhà trường, ngành nghề mình mong muốn theo đuổi, các cơ hội vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp cũng như cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp sau này. Cùng với đó là điểm số mình đạt được trong kỳ thi vừa qua, căn cứ vào phẩm chất, yêu cầu của nghề nghiệp, các em cần cân nhắc xem mình có đáp ứng đầy đủ và có thực sự yêu thích ngành nghề đó hay không.
Đăng ký điều chỉnh NV, các em căn cứ vào điểm mình có được, NV mà mình mong muốn. Các NV bình đẳng với nhau khi xét tuyển, tất nhiên khi bằng điểm sẽ ưu tiên NV.
“Tôi nghĩ rằng các em nên mạnh dạn chọn ngành mong muốn học, không nhất thiết là trường vì đối với khối ngành sức khỏe, còn phải phát triển nghề nghiệp cá nhân, lâu dài, học tập suốt đời để khẳng định vị trí. Các em nên cân nhắc các ngành, các trường có mốc điểm mà mình đã đạt được. Trên cơ sở đó, nguyện vọng mình yêu thích nhất nên ưu tiên thay vì chọn trường, chọn chỗ học cho có bằng cấp vừa tốn thời gian, vừa tốn cơ hội và kinh tế”, PGS.TS Lê Đình Tùng đưa ra lời khuyên.
Đồng thời, với những thí sinh đã có kết quả tốt, PGS Tùng cho rằng cần tranh thủ thời gian này chuẩn bị hành trang tốt nhất để học ĐH vì học ĐH khác với học phổ thông. Chuẩn bị sức khỏe tốt vì phải theo đuổi khóa học lâu dài, chú trọng học ngoại ngữ và kỹ năng nghiên cứu.
Có thể thay đổi tất cả nguyện vọng cũ
Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT, thí sinh điều chỉnh NV đăng ký xét tuyển trực tuyến có thể thay đổi tất cả các NV cũ bằng các nguyện vọng mới, nhưng số lượng NV không được tăng thêm.
Đối với hình thức điều chỉnh bằng phiếu điều chỉnh NV đăng ký xét tuyển, thí sinh được phép điều chỉnh tăng thêm số lượng NV so với số lượng NV đã đăng ký ban đầu trong phiếu đăng ký dự thi và phải nộp bổ sung lệ phí cho số NV tăng thêm theo quy định hoặc thí sinh có điều chỉnh ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng.
Điểm chuẩn Trường ĐH Y Hà Nội 5 năm gần nhất
Điểm chuẩn vào Trường ĐH Y Hà Nội trong 5 năm qua luôn ở mức cao. Mới đây, lãnh đạo trường này cũng nhận định, rất có thể điểm chuẩn vào Trường ĐH Y Hà Nội năm 2020 sẽ cao hơn năm ngoái.
Ảnh minh họa
Trường ĐH Y Hà Nội vẫn luôn là một trong những trường đại học có điểm đầu vào cao nhất cả nước. Đặc biệt, trong 5 năm gần đây, có ngành có mức điểm chuẩn lên tới hơn 29.
Năm 2019, ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội có mức điểm chuẩn cao nhất là 26,75. Xếp sau đó là ngành Răng - Hàm - Mặt với mức điểm chuẩn là 26,4.
Năm 2018, điểm chuẩn vào tất cả các ngành của ĐH Y Hà Nội đều giảm. Cụ thể, ngành vốn luôn ở mức cao nhất là Y đa khoa giảm xuống 4,5 điểm so với năm 2017, ở mức 24,75. Các ngành khác dao động từ 18,1- 24,3 điểm. Đây cũng là năm duy nhất trong 5 năm qua Trường ĐH Y Hà Nội có ngành giảm xuống ở mức dưới 20 điểm.
Năm 2017, điểm chuẩn ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội là 29,25 điểm với nhiều tiêu chí phụ. Ngành Y tế Công cộng có mức điểm chuẩn thấp nhất vào trường là 23,75.
Năm 2015 và 2016, mức điểm chuẩn vào các ngành của Trường ĐH Y Hà Nội dao động từ 20,25 - 27,75 điểm.
VietNamNet xin giới thiệu điểm chuẩn vào Trường ĐH Y Hà Nội trong 5 năm gần đây để quý phụ huynh, học sinh tham khảo và đưa ra lựa chọn trước khi đăng ký xét tuyển đại học năm 2020.
Trước đó, GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, theo nhận định của các thầy cô giáo, phổ điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ cao hơn năm ngoái đáng kể.
"Các phụ huynh và thí sinh nên sẵn sàng đón nhận kết quả này vì đề thi năm nay đã được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kiện học tập trong tình hình dịch Covid-19. Điểm trúng tuyển của trường ĐH Y Hà Nội cũng không nằm ngoài xu hướng chung và sẽ cao hơn năm ngoái", GS Tú nhận định.
GS Tú cũng cho rằng, tỉ lệ chọi của Trường ĐH Y Hà Nội tùy thuộc vào từng ngành khác nhau và theo từng năm. Do đó, thí sinh cần tham khảo điểm trúng tuyển của những năm trước và so sánh với điểm trúng tuyển nói chung của các trường Y để đưa ra quyết định phù hợp.
"Các em nên sắp xếp thứ tự nguyện vọng theo nguyện vọng mà các em yêu thích, tránh việc có điểm trúng tuyển vào Trường ĐH Y Hà Nội nhưng không được xét tuyển vì xếp ĐH Y Hà Nội sau nguyện vọng của một số trường có điểm trúng tuyển ít hơn", GS Tú khuyên.
Chọn ngành học hậu Covid Hãy xem xét kỹ quyết định của mình, tránh chọn bừa, chọn theo phong trào để không hối hận về sau Ảnh minh họa. Các thí sinh cuối cấp THPT vừa hoàn thành xong việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ 2020. Theo dõi quá trình làm hồ sơ đăng ký dự thi và xét...