Điều cay nghiệt nhất mà bố mẹ từng nói với bạn là gì? Những lời tố cáo của con trẻ khiến tâm hồn cứng rắn nhất cũng bật khóc
Một vết đứt tay chỉ đau ngay giây phút đó. Còn lời nói tồi tệ sẽ đeo bám, ám ảnh ta đến khi trưởng thành.
Mới đây trên một group MXH xuất hiện topic đặc biệt, thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Nội dung nói về: “Điều cay nghiệt nhất mà bậc làm cha làm mẹ có thể nói với con mình là gì?”. Ngay lập tức, có hàng nghìn bình luận và lượt chia sẻ xoay quanh chủ đề này.
Thực chất đây là vấn đề không mới nhưng sức ảnh hưởng lại rất lớn. Bởi dù cho bao nhiêu năm tháng trôi qua thì những tổn thương tinh thần vẫn còn đó, nhói đau và rỉ máu khi bị đụng chạm. Dạo quanh một vòng topic, nhiều người giật mình trước những câu nói đầy gai nhọn của cha mẹ được một số cư dân mạng kể lại:
- Liên tục so sánh bạn với anh chị trong nhà, và đối xử với bạn khác hoàn toàn so với họ. Làm bạn thấy mình thật kém cỏi và dù có cố gắng như nào đi nữa cũng chẳng bao giờ là đủ đối với họ.
- Phải chi mày tự tử thì tốt.
- Mày thật vô dụng.
- “Ừ”. Liên tục từ năm này qua năm khác. “Ừ” với mọi thành tích, mọi kỳ thi, kiểm tra nào mà tôi đạt được. Chỉ “Ừ” mà thôi.
- Nếu mày trầm cảm thế thì đi rạch tay đi? Rạch sâu vào rồi chết luôn đi.
- Mày thật xấu xí, sẽ không có ai yêu hay kết bạn với mày đâu.
- Không có mày thì đời đỡ khổ rồi. Mày là cội nguồn đau khổ của tụi tao đấy.
Video đang HOT
- Ước gì tao không đẻ ra mày.
- Mày tới đây phá hoại hạnh phúc gia đình tao hả?
- Tôi bảo với bố “Con muốn chết” và bố tôi bảo “Mày có giỏi thì làm đi”. Thật sự lúc đó chỉ muốn lao thẳng ra ngoài cửa sổ cho rồi.
…
Và còn vô vàn nhưng câu nói như gai nhọn khác.
So với con trẻ, người lớn gặp nhiều áp lực cuộc sống hơn. Áp lực nuôi dạy con, áp lực cơm áo gạo tiền, những tranh đua bon chen ngoài xã hội,… khiến đầu óc chúng ta như muốn nổ tung. Giống như trò chơi “cá lớn nuốt cá bé”, “tầng cao” dồn xuống “tầng thấp”, nhiều cha mẹ xả bực tức bằng cách đổ lên đầu con, quy kết con là nguyên nhân gây ra bao mệt mỏi.
“Nếu sống một mình thì giờ chẳng phải lo nghĩ chuyện nuôi ai?” – Suy nghĩ này từng len lỏi trong đầu không ít bậc cha mẹ. Hay “Mình kiếm tiền vất vả thế mà con học chẳng bằng ai”. Mệt mỏi khiến họ mất bình tĩnh và thốt ra lời đay nghiến.
Sau khi xả xong cơn giận, cha mẹ thoải mái và quên bẵng đi. Chỉ còn những đứa trẻ với vết thương lòng khó xóa. Tổn thương đó không đánh gục trẻ ngay mà dày vò, cắn nát tinh thần cả chục năm trời. Để rồi trẻ giống như tấm gỗ mục, bên ngoài chỉ còn một lớp vỏ xù xì, cố che đi sự mòn rỗng bên trong.
Một vết đứt tay chỉ đau ngay giây phút đó. Còn lời nói tồi tệ sẽ đeo bám, ám ảnh ta đến khi trưởng thành. Mỗi khi có ai nhắc lại, vết thương lại thêm một lần rỉ máu. Đó cũng là lý do dù xuất hiện bao nhiêu lần thì topic “Điều cay nghiệt nhất mà bậc làm cha làm mẹ có thể nói với con mình là gì?” vẫn gây xúc động mạnh.
Thời gian trước, một cư dân mạng từng khiến nhiều người thương cảm khi chia sẻ câu chuyện của bản thân. Anh A. (giấu tên) đã 40 tuổi nhưng vẫn chưa lập gia đình, mà thực ra là không dám. Bởi anh từng có một “người mẹ độc hại”. Mẹ anh là giáo viên nhưng luôn mắng nhiếc, chì chiết, so sánh thành tích của con với học trò của mình.
Anh A. bị tổn thương tâm lý nặng. Không trở nên lỳ lợm, bất cần nhưng trầm cảm, nhiều lần nghĩ đến chuyện tự vẫn. Càng lớn, anh càng sống cách xa mẹ để tránh tổn thương. Anh sợ hãi khi phát hiện mình nhiễm thói “ác khẩu” của mẹ. Anh sợ cả việc có con. Bởi sợ sẽ lặp phải sai lầm dạy dỗ của mẹ, trở thành nạn nhân của thế hệ trước và thủ phạm đối với thế hệ sau.
Có lẽ không một bậc cha mẹ nào muốn con mình rơi vào tình cảnh của anh A. Cuộc sống vốn bộn bề, bực tức là không tránh khỏi. Nhưng trước khi trút lên đầu con, cha mẹ hãy cố gắng bình tĩnh, hít một hơi sâu để thư giãn. Giống như một bài hát nổi tiếng: “Người tổn thương đừng nên làm tổn thương người khác”. Đừng tạo một vòng tròn luẩn quẩn!
Hãy nhớ rằng, mỗi đứa trẻ sinh ra đời đều xứng đáng được yêu thương, bao bọc. Bậc cha mẹ thông thái sẽ nuôi dạy con trưởng thành, khỏe mạnh cả về thể xác và tâm hồn. Vật chất quan trọng nhưng cũng không bằng cảm xúc của con. Bởi đó mới là thứ hình thành nên nhân cách và tư tưởng của con sau này…
30 tuổi không nợ ngập mặt 100 triệu trở lên đã là quá may mắn!
Đòi hỏi số dư của ai đó ở tuổi 30 cũng nên nhìn vào hoàn cảnh, thời điểm.
30 tuổi không dư nổi 100 triệu là đang có vấn đề?
Tôi từng đọc một topic: "30 tuổi không có nổi 100 triệu tiết kiệm trong tài khoản có phải là vô dụng?". Tuy nhiên giữa mùa Covid-19 nhiều người đang phải gồng mình với "cơm áo gạo tiền" và nỗi lo kinh doanh thâm hụt chỉ tiêu thì tuổi 30 trong giai đoạn này không gánh nợ 100 triệu trở lên đã là quá... may mắn.
Họp mặt một nhóm bạn thời trung học, nhìn mặt ai nào cũng méo xệch, tôi lân la hỏi năm nay làm ăn khá không, chỉ nhận được nhiều cái lắc đầu ngán ngẩm:
- Không nợ đã là may lắm rồi, ở đó mà dư với chả dả.
- Tài khoản sau khi thanh toán hết lương cho nhân viên và đóng cửa dẹp tiệm chỉ còn đúng 5 triệu, đã thấy may mắn hơn nhiều người vì không lâm vào cảnh nợ.
- Dư gì? Chỉ mong không phải về nhà xin tiền ba mẹ bù vào khoản lỗ vốn gần 200 triệu khi mùa dịch vừa qua là an lòng lắm rồi.
...
Đòi hỏi trăm triệu ở tuổi 30 cũng nên tuỳ hoàn cảnh, tuỳ thời điểm
Khác với những năm trước, ai không dư nhiều cũng dư ít nhưng giữa thời điểm hiện tại thì tuổi 30 chỉ cần không quá xui xẻo dính vào nợ vì kinh doanh không tốt hoặc "không xu dính túi" do thất nghiệp là đã quá may mắn. Đòi hỏi ở tuổi 30 cũng tùy thuộc từng hoàn cảnh, từng thời điểm.
Thanh Tùng, một người đã sở hữu cửa hàng kinh doanh điện thoại từ mấy năm trước, ngay sau khi tốt nghiệp. Từ khi mới 27 tuổi, kiếm trăm triệu mỗi năm với Tùng đã là chuyện nhỏ. Nhưng trải qua đợt dịch, làm ăn khó khăn, giấc mơ tỷ phú tuổi 30 tạm khép lại bằng mong muốn không thâm hụt vốn, không nợ nần ai; bằng hi vọng 30 tuổi vẫn dư được 50 triệu để thủ thân, qua đợt dịch rồi gầy dựng lại. Chỉ như vậy thôi là Tùng đã hơn bao người bạn trắng tay ngoài kia rồi.
Không đồng tình với quan điểm 30 tuổi phải có số dư ít nhất 100 triệu trở lên, Minh Hải (29 tuổi) chia sẻ: "Mình làm công nhân, mỗi tháng tiền nhà, tiền điện, nước dư ra chưa được 2 triệu, nếu dính đám cưới tiệc tùng chắc còn thâm hụt lương. Từ ngày đi làm đến giờ chỉ tích cóp mua được chiếc xe trả góp, gần 30 tuổi rồi mình chỉ mong năm tới công ty tăng lương để cuộc sống ổn định hơn chứ chẳng dám mơ dư 100 triệu, không biết 40 tuổi mình dư nổi không. Nghề nào kiếm tiền nhiều thì nói dễ lắm chứ nghề kiếm lương trung bình thì chỉ mong đủ ăn đủ mặc lo cho ba mẹ là vui rồi" .
Chúng ta không cổ xuý cho việc thất bại, khó khăn hay kiếm tiền quá ít của giới trẻ. Tuy nhiên thực tế là thời điểm 30 tuổi, rất nhiều bạn còn phải chật vật với mức lương căn bản, nhiều bạn làm ông/bà chủ sớm nhưng không may gặp thị trường đi xuống, khiến công việc không thuận lợi, cũng nên thông cảm cho họ. Một lời động viên hay khích lệ những lúc ấy sẽ khiến họ có cái nhìn tích cực hơn về tương lai, thay vì tự đặt nặng áp lực so sánh bản thân với những người này người nọ, để rồi đêm đêm tự dằn vặt vì tài khoản trống trơn dù đã gần 30 cái xuân xanh.
30 tuổi, làm gì để tránh nợ 100 triệu?
Nếu những bạn làm công việc cơ bản với mức lương văn phòng, chi tiêu hợp lý, chắc chắn sẽ không dư nhiều nhưng cũng sẽ không dính nợ. Có điều nhiều bạn trẻ với đam mê làm giàu, khởi nghiệp trước 30 tuổi sẽ rất dễ rơi vào cảnh trắng tay, làm lại từ đầu. Cách tốt nhất để không phải gánh nợ ở tuổi 30 bạn nên xác định khả năng kinh doanh của mình. Nếu đam mê hãy chi ra một khoản hợp lý cho mục tiêu kinh doanh và làm thử, để khi thất bại bạn vẫn sẽ còn số dư để quay đầu và không bị âm tài khoản.
Hoàng Tâm (chủ shop đồ thể thao) chia sẻ: "Mình đã từng bán nhà mà mình tự mua được để trả nợ khi kinh doanh thất bại, lẽ ra 30 tuổi mình đã có nhà có ô tô do mình tự "tậu". Lúc bán hết mình cũng suy sụp và thất vọng lắm nhưng nghĩ lại thì 30 vẫn còn trẻ, thời gian vẫn còn dài làm lại mấy hồi. Tiền dễ kiếm nhưng niềm vui và thanh xuân thì qua rồi khó trở lại, nên cứ vô tư mà lao động tiếp thôi vì ủ rũ, chán nản cũng chẳng được gì!".
30 tuổi dư 100 triệu hay nợ 100 triệu đó đều là con đường bạn chọn. Quan trọng là dù dư hay thiếu, thì bạn vẫn phải luôn giữ vững động lực và niềm lạc quan để 40 tuổi biết đâu tài khoản lại dư chục tỷ chứ nói gì 100 triệu nhỉ?
Minh hoạ: @Paco_Yao
Làm quanh năm nhưng 30 tuổi chẳng có nổi 100 triệu đồng có là vô dụng? Ở độ tuổi 30 trở đi, con người đối mặt với rất nhiều áp lực khi phải lập gia đình, sinh con, ổn định công việc,... Thế nên trong giai đoạn này việc tiết kiệm tiền và "giấu kỹ" trong thẻ ngân hàng cũng là điều nhiều người suy ngẫm. Vậy liệu dành dụm được bao nhiêu ở tuổi này là ổn và...