Điều bất thường trong báo cáo của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trước Quốc hội
Trung Quốc đã bước vào hai kỳ họp Quốc hội và Chính Hiệp năm nay chậm hơn hai tháng do dịch bệnh COVID-19.
Ngày 22/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã trình bày Báo cáo công tác của chính phủ và các từ ngữ liên quan đến Đài Loan gây nên sự chú ý đặc biệt.
Trung Quốc đã chuẩn bị đầy đủ cho việc sử dụng vũ lực với Đài Loan để thống nhất đất nước (Ảnh: Đa Chiều.
Trang tin Hoa ngữ Đ a C hiều ngày 22/5 qua phân tích nhận thấy, so với 7 bản báo cáo trước đây của ông Lý Khắc Cường, lần này văn bản không có hề nhắc đến “Đồng thuận 1992″, thậm chí không có từ “hòa bình”.
Báo cáo Công tác năm 2020 của chính phủ, phần liên quan đến Đài Loan đã viết: “Phải kiên trì chính sách lớn trong công tác đối với Đài Loan, kiên quyết phản đối và ngăn chặn các hành động chủ nghĩa ly khai chủ trương “Đài Loan độc lập”… đoàn kết đông đảo đồng bào Đài Loan cùng nhau chống lại “Đài Loan độc lập, thúc đẩy thống nhất”, trong đó trọng tâm là “phản đối Đài Loan độc lập, thúc đẩy thống nhất”.
Video đang HOT
Báo cáo công tác chính phủ do Thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày trước Quốc hội năm nay đã không đề cập đến “Đồng thuận 1992″ và “thống nhất hòa bình” (Ảnh: Tân Hoa xã).
Trang tin Đ a C hiều đã nghiên cứu các báo cáo công tác của chính phủ trong các kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc từ 2013 đến 2019 và phát hiện thấy các cụm từ “đồng thuận 1992″ và “thống nhất hòa bình” đã xuất hiện trong 7 bản báo cáo. Trong số đó, từ năm 2017 đến 2019, đều có viết “kiên trì và bảo vệ “Đồng thuận 1992″ và “thúc đẩy tiến trình thống nhất hòa bình”. Từ năm 2013 đến 2015, báo cáo đều viết “Kiên trì ‘Đồng thuận 1992′ ” và “cống hiến cho sự nghiệp vĩ đại thống nhất hòa bình tổ quốc”. Năm 2016, chỉ có “kiên trì ‘Đồng thuận 1992′ “, nhưng không thấy từ “thống nhất”.
Ngoài Báo cáo công tác của chính phủ, trong Báo cáo công tác của Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân Trung Quốc (gọi tắt là Chính Hiệp, tổ chức tương tự Mặt trận Tổ quốc của Việt Nam) ngày 21/5, ông Uông Dương, Chủ tịch Chính Hiệp cũng không đề cập đến “Đồng thuận 1992″ hay “phản đối Đài Loan độc lập” nữa.
“Đồng thuận 1992″ là chỉ một sự đồng thuận miệng giữa hai bên eo biển hồi năm 1992 tuyên bố rõ ràng rằng Trung Quốc đại lục và Đài Loan cùng tuân thủ nguyên tắc “một Trung Quốc”. Hàm nghĩa cốt lõi của thỏa thuận miệng này là Trung Quốc đại lục và Đài Loan cùng thuộc về một nước Trung Quốc và cùng nhau nỗ lực mưu cầu thống nhất quốc gia.
Tuy nhiên, kể từ khi bà Thái Anh Văn trúng cử trở thành người đứng đầu chính quyền Đài Loan năm 2016, bà đã theo đuổi chính sách phi Trung Quốc hóa hoặc công khai hoặc ngấm ngầm, tìm kiếm sự độc lập cho Đài Loan. Đến khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 20/5 năm nay, bà Thái Anh Văn đã không nhắc đến “Đồng thuận 1992″ nữa, bày tỏ đã triệt để vứt bỏ “Đồng thuận 1992″.
Trung Quốc tuyên bố đã chuẩn bị đầy đủ để vùng vũ lực thống nhất Đài Loan bất cứ lúc nào (Ảnh: Tân Hoa xã).
Liên quan đến sự phát triển của tình hình ở Đài Loan, Trung Quốc đại lục cũng đã không còn kiên trì và cũng không còn đề cập trực tiếp đến “Đồng thuận 92″ trong báo cáo công tác của chính phủ. Rốt cuộc, hai bên eo biển đều không cần nền tảng chính trị đó nữa.
Thay vì không đề cập đến “Đồng thuận 92″, thế giới bên ngoài, đặc biệt là Đài Loan, quan tâm chú ý nhiều hơn đến một thực tế là Báo cáo công tác năm 2020 của chính phủ Trung Quốc cũng không đề cập đến từ “hòa bình” trong “thống nhất hòa bình” nữa. Tương phản với “hòa bình” là “không hòa bình”, trong đó bao hàm việc “sử dụng vũ lực”.
Đa Chiều cho rằng, trong sự tuyên truyền lâu nay, Trung Quốc đại lục luôn tuyên bố rằng họ sẽ không từ bỏ việc sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan. Trên thực tế, xem xét từ các công tác chuẩn bị gần đây của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), “cuộc đấu tranh quân sự chống Đài Loan” vẫn là phương hướng chủ yếu hiện nay. Không đề cập đến “hòa bình”, cũng được cho là một cách gửi tín hiệu mạnh mẽ tới Đài Loan.
Trung Quốc bỏ từ 'hòa bình' khỏi tuyên bố thống nhất Đài Loan
Thủ tướng Trung Quốc tái khẳng định mục tiêu thống nhất Đài Loan, nhưng không còn sử dụng từ "hòa bình" như truyền thống hàng chục năm qua.
"Chúng ta sẽ khuyến khích người dân Đài Loan cùng phản đối nỗ lực đòi độc lập của hòn đảo và thúc đẩy sự thống nhất Trung Quốc. Với những nỗ lực này, chúng ta chắc chắn sẽ mang đến tương lai tươi đẹp cho hòa giải đất nước", Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói trong phiên họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hôm nay.
Tuy nhiên, ông Lý không nhắc đến từ "hòa bình" trong cụm từ "thống nhất hòa bình" vốn luôn xuất hiện trong các bài phát biểu về vấn đề Đài Loan của các lãnh đạo Trung Quốc tại những kỳ họp quốc hội trong ít nhất 40 năm qua.
Trong phát biểu của mình, ông Lý cho biết Trung Quốc "kiên quyết phản đối và răn đe mọi hành động ly khai đòi độc lập cho Đài Loan", khẳng định Bắc Kinh sẽ cải thiện các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy trao đổi, hợp tác hai bờ eo biển Đài Loan, cũng như bảo đảm phúc lợi cho người dân Đài Loan.
Tiêm kích Đài Loan bám theo oanh tạc cơ Trung Quốc hôm 10/2. Ảnh: Lực lượng vũ trang Đài Loan.
Tuy nhiên, một quan chức Đài Loan cấp cao cho rằng phát biểu của ông Lý không phải dấu hiệu thể hiện Bắc Kinh đã thay đổi cách tiếp cận vấn đề hai bờ eo biển. "Họ vẫn đề cập tới mô hình thống nhất một cách hòa bình, nhưng sử dụng cách nói gián tiếp", quan chức này nói.
Văn phòng phụ trách vấn đề Đài Loan của Trung Quốc không bình luận về phát biểu của Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết, khiến eo biển Đài Loan có nguy cơ trở thành điểm nóng bùng phát xung đột quân sự.
Trung Quốc gần đây gia tăng áp lực với Đài Loan, đe dọa Đài Bắc sẽ phải "trả giá" nếu theo đuổi chủ nghĩa ly khai, nhiều lần tiến hành các cuộc diễn tập không quân, hải quân quy mô lớn xung quanh đảo Đài Loan với sự tham gia của các khí tài hiện đại nhất trong biên chế như tiêm kích đa năng Su-35S, máy bay tàng hình J-20, oanh tạc cơ chiến lược H-6K và tàu sân bay Liêu Ninh.
Giới chức Đài Loan ngày càng lo ngại rằng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hoạt động quân sự nhằm "xóa nhòa ranh giới" với hòn đảo sau khi kiểm soát được Covid-19. Các hoạt động áp sát của không quân Trung Quốc sẽ dưới ngưỡng châm ngòi chiến tranh, nhưng sẽ giúp Bắc Kinh gia tăng kiểm soát ở khu vực về mặt quân sự, tương tự những gì nước này đã làm ở Biển Đông.
Trung Quốc giải thích lý do ra luật an ninh Hong Kong Luật an ninh mới được xem xét nhằm ngăn chặn nguy cơ Hong Kong bị biến thành "bàn đạp xâm nhập", theo Phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Vương Thần. "Tính toán căn bản đằng sau dự luật là Bắc Kinh không cho phép Hong Kong bị biến thành bàn đạp để xâm nhập", Phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Vương...