Điện tử, CNTT sẽ là ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, đến năm 2020, ngành điện tử, CNTT sẽ trở thành ngành công nghiệp chủ lực, chiếm tỉ trọng từ 9 – 10% trong cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam.
Một mục tiêu cụ thể đã được đề ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam là đến năm 2030 ngành điện tử, CNTT sẽ tự cung cấp được 80% nhu cầu phần mềm cho cả nước (Nguồn ảm: Internet)
“Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030″ vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP sẽ chiếm 42 – 43% và năm 2030 chiếm 43 – 45%.
Video đang HOT
Có hiệu lực thi hành từ tháng 6/2014, một nội dung nổi bật của bản Quy hoạch này là việc sẽ xây dựng ngành điện tử, CNTT trở thành ngành công nghiệp chủ lực để tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển.
Cùng với việc tiếp tục phát triển phương thức lắp ráp các thiết bị điện tử, tin học để đáp ứng nhu cầu sản phẩm điện tử trong nước và tham gia xuất khẩu; tăng cường liên kết với các tập đoàn điện tử, tin học lớn trên thế giới để tiếp nhận công nghệ hiện đại và tăng năng lực sản xuất linh kiện trong nước, “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030″ cũng nêu rõ định hướng khuyến khích phát triển sản xuất các phần mềm tin học phục vụ cho các ngành công nghiệp và tham gia vào thị trường xuất khẩu.
Mục tiêu đặt ra đối với ngành điện tử, CNTT là tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này giai đoạn đến năm 2020 sẽ đạt 17 – 18% và giai đoạn đến năm 2030 đạt 19 – 21%. Đồng thời, đến năm 2020 tỉ trọng ngành điện tử, CNTT chiếm 9 – 10% trong cơ cấu ngành công nghiệp và đáp ứng 65 – 70% nhu cầu thị trường; năm 2030 chiếm tỉ trọng 12 – 13% và đáp ứng 75 – 80 nhu cầu.
Cũng theo Quy hoạch, một nhiệm vụ quan trọng từ nay đến năm 2020 là nghiên cứu thiết kế, sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tử chuyên dụng, sản xuất robot công nghiệp, sản xuất một số linh kiện, phụ kiện điện tử, cơ điện tử thông dụng. Trong đó, tập trung vào 4 nhóm dự án và chương trình (máy tính và thiết bị văn phòng, thiết bị điện tử chuyên dụng, thiết bị điện tử dân dụng, công nghiệp phần mềm) với các mục tiêu cụ thể.
Một nhiệm vụ nữa đối với ngành điện tử, CNTT đã được xác định trong bản Quy hoạch là đến năm 2030, bên cạnh việc phấn đấu để tự cung cấp 80% nhu cầu phần mềm cho cả nước, sẽ đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã các thiết bị phần cứng đáp ứng trên 70% nhu cầu trong nước, tăng tỉ trọng thiết bị không dây theo nhu cầu; và các thiết bị, công nghệ được chuyển hoàn toàn sang kĩ thuật số.
Theo Vụ CNTT thuộc Bộ TT&TT, trong năm 2013 ước tính tổng doanh thu công nghiệp CNTT Việt Nam đạt khoảng 37 tỉ USD, tăng khoảng 45% so với tổng doanh thu năm 2012 và gấp gần 3 lần tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm 2011. Và trong tổng số 37 tỉ USD doanh thu công nghiệp CNTT năm 2013, có 34 tỉ USD là doanh thu từ công nghiệp phần cứng và doanh thu của công nghiệp phần mềm, dịch vụ chỉ đạt khoảng 3 tỉ USD.
Theo ICTnews
Bảo vệ thương hiệu Việt với tên miền .vn
Ngày 28-3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cùng các Nhà đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam phối hợp Sở Thông tin truyền thông Quảng Ninh tổ chức hội thảo "Bảo vệ thương hiệu Việt với tên miền .vn".
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet tại Việt Nam cùng với sự gia tăng của các hoạt động thương mại điện tử, các vấn đề về đăng ký sử dụng tên miền liên quan tới việc bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm, nhất là tại những trung tâm kinh tế lớn. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp trong nước chưa nhận thức hết tầm quan trọng của vấn đề tên miền liên quan tới thương hiệu trên mạng internet. Điều đó có thể thấy qua các vụ việc tranh chấp tên miền, sở hữu trí tuệ ngày một tăng trong thời gian vừa qua.
Theo số liệu của VNNIC, hiện có khoảng 75 nghìn doanh nghiệp Việt Nam nhưng mới đăng ký gần 200 nghìn tên miền (bao gồm cả tên miền Việt Nam .vn và tên miền quốc tế), trong đó mỗi doanh nghiệp thường đăng ký nhiều hơn một tên miền. So sánh với số lượng hơn 500 nghìn doanh nghiệp hoạt động thì có thể thấy tỷ lệ doanh nghiệp có tên miền hoặc website mới chỉ khoảng 13%. Tại Quảng Ninh, hiện có 1.441 tên miền .vn và 2.007 tên miền quốc tế đã được các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn đăng ký.
Trong khi đó, tính đến hết năm 2013, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là khoảng 11.800 doanh nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn có website và tên miền riêng rất thấp, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về tranh chấp tên miền liên quan tới tên, thương hiệu của doanh nghiệp, trong khi thương mại điện tử và các hoạt động quảng bá trên mạng Internet toàn cầu ngày càng phát triển.
Tại hội thảo, các tham luận cũng tập trung làm rõ những nội dung như: tầm quan trọng, lợi thế của tên miền và website trong phát triển kinh doanh của doanh nghiệp; làm thế nào để nâng cao giá trị tên miền và giải pháp thương mại điện tử chuyên nghiệp cho các doanh nghiêp; lựa chọn tên miền nào để bảo vệ thương hiệu trên internet... nhằm nâng cao nhận thức chung của doanh nghiệp về bảo hộ thương hiệu trên mạng Internet, phát triển và quảng bá hoạt động trên mạng Internet, trong đó tập trung vào nội dung bảo vệ thương hiệu trên mạng với tên miền .vn...
Theo NDĐT
Điện thoại giá rẻ BlackBerry Z3 lộ diện Z3 dự kiến sẽ sở hữu chip lõi kép 1,2 Ghz, bộ xử lý đồ hoạ Adreno 305, RAM 1,5 GB. Với mức giá 150 USD, đây là mẫu máy có thiết kế khá đẹp ở thị trường tầm trung và thể hiện thực tế chiến lược mới của BlackBerry: nhắm vào các thị trường mới nhờ những mẫu điện thoại thông minh...