Điện thoại chuyển mùi, không chuyển ngôn bản
Chúng ta có đủ mọi cách đê liên lạc với người khác: thông điệp văn bản, email, Gchat và thậm chí ngôn bản qua các cuộc gọi. Chúng ta sống trong một thế giới nặng về từ, và tại sao không? Một câu được phát đi hoặc viết ra, là một cách truyền tải hiệu quả cao gồm nhiều thông tin với ít thời gian và nỗ lực.
Các nguyên mẫu hiện tại của oPhone. Bên trong các ống hình trụ là các oChip giữ thông tin về mùi để chuyển cho bạn và bạn cua bạn. Ảnh: Le Laboratoire
Nhưng từ không nhất thiết là phương cách tốt nhất để biểu đạt. Nói bằng cảm xúc, đôi khi từ làm không đúng những gì chúng ta cố gắng truyền đạt.
Thư từ với đầy đủ cảm giác vẫn còn phải mất thời gian dài. Hiện nay chúng ta chỉ mới bắt đầu khai thác cảm ứng ảo có thể nối kết với nhau như thế nào. Nhưng có một cảm giác thiếu đáng kể trong khung cảnh: ngửi. “Khi bạn nghĩ về khứu giác quan trọng như thế nào trong hầu hêt tất cả các kiểu thông tin liên lạc, sự vắng mùi trong liên lạc toàn cầu là một điều đáng kinh ngạc”, David Edwards nói.
Edwards luôn bù đầu đằng sau Le Laboratoire, một cơ sở nghiên cứu và đổi mới đã từng đem lại cho chúng ta sáng chế WikiPearls – một loại vo có thể chứa thức ăn và đồ uống, và Le Whaf – công cụ làm cho nước bốc hơi và ta có thể uống dung dịch lỏng ấy như sương khói. Sáng chế mới nhất của nhóm này là oPhone, với mục tiêu làm cho thông tin liên lạc khứu giác trở nên phổ biến bằng cách chuyển tải các mùi hương nhiều, như cách chúng ta chuyển các văn bản thông điệp.
Đó là ý tưởng cơ bản. Con người từ lâu đã bị ràng buộc bởi các mùi, cả tốt lẫn xấu (không có gì giống như một cái tàu điện ngầm có mùi để tạo ra sự thân thiết). Mà rồi thật kỳ lạ là không ai có thể đưa các kênh mùi vào một dạng thức dễ tiêu trong thông tin liên lạc.
Video đang HOT
Chỉ có một vấn đề lớn khi phải làm điều đó. Edwards nói: “Cho đến nay chuyển tải mùi là không thông minh gì. Nếu tôi cho bạn được mùi của cái bánh pizza, tôi lại khó khăn khi chuyển ngay cho bạn mùi biển và rồi cho bạn mùi cây xương rồng”. Về cơ bản điều Edwards đang nói và cái chúng ta đã biết khi để thùng rác trong nhà quá lâu, và mùi ấy gắn kết. Cái khó là làm sao tường thuật bằng khứu giác bất kỳ thứ mùi nào.
oPhone giải quyết vấn đề này bằng sự đổi mới chính của nó: oChip. Chiếc ống nhỏ này kích cỡ ngón tay, chứa thông tin khứu giác có thể sản sinh ra hàng trăm tín hiệu mùi (và sau này hàng ngàn, Edwards cho biết). Ý tưởng là các con chip này có thể lắp trong iPhone, và thông qua một ứng dụng nối kết bằng bluetooth gọi là oTracks, các mùi có thể được gửi tới cho chính bạn hoặc một người bạn có xài oPhone với bằng một nút nhấn.
Theo SGTT
Tân thị trưởng New York bị "ném đá" vì ăn pizza bằng dao dĩa
Tân thị trưởng của New York Mayor Bill De Blasio đang gặp những sóng gió đầu tiên khi bị dư luận châm chọc ngày một nhiều về việc không biết cách ăn bánh pizza kiểu New York, do dùng dao và dĩa khi ăn.
Tại New York, người ta đang gán cho vụ lùm xùm trên biệt danh "Forkgate" (Vụ bê bối dĩa), và đây là một bê bối chính trị mà ai cũng có thể hiểu.
Tâm điểm của bê bối đó là tân thị trưởng Bill De Blasio, người vừa mới đắc cử cách đây 2 tháng.
Ông de Blasio đang bị châm chọc vì ăn pizza bằng dĩa
Vấn đề đã khiến thành phố này trở nên chia rẽ không phải là tham nhũng hay ý thực hệ, mà là một chuyện đơn giản và đời thường hơn rất nhiều - ăn bánh pizza thế nào cho đúng cách.
Ông de Blasio, một người cánh tả và thường tự hào là con người của nhân dân hiện đang chịu những chế giễu sau khi bị phóng viên "chộp" được cảnh ông đang ăn một chiếc pizza trong nhà hàng với dao và dĩa. Những bức ảnh trên lập tức được lan truyền chóng mặt trên khắp thành phố.
Theo truyền thống tại New York, hầu hết mọi người sẽ dùng tay lấy miếng bánh pizza và cuộn lại trước khi đưa lên miệng cắn.
Tờ Bưu điện New York ngay lập tức chỉ trích vị thị trưởng vì không ăn pizza như người New York thực thụ. Tờ nhật báo New York thì viết "vị thị trưởng New York lại ăn bánh pizza như thể một khách du lịch". Tạp chí New York thì gay gắt: "Tuần trăng mật đã kết thúc", ám chỉ những ngày êm đẹp của vị tân thị trưởng sau đắc cử đã hết.
Hầu hết người Mỹ đều ăn bánh pizza bằng tay
Hồi tháng 11 năm ngoái, ông de Blasio đã trở thành người đầu tiên của đảng Dân chủ được bầu vào ghế thị trưởng New York suốt 25 năm qua. Tuyên bố hành động của ông khi đó là tăng thuế đối với các triệu phú tại khu Manhattan.
Nhưng giờ ông đã trở thành nhân vật chính trị nổi tiếng mới nhất bị châm chọc vì kỹ thuật ăn pizza. Trước đó tỉ phú Donald Trump và cựu thống đốc bang Alaska Sarah Palin cũng từng rơi vào cảnh ngộ tương tự.
Sự việc diễn ra tại nhà hàng Goodfellas pizzeria, trên đảo Staten khi ông de Blasio tới đây tham dự một cuộc họp. Trước ống kính máy quay và hàng chục chủ doanh nghiệp cũng như người dân địa phương, ông de Blasio ăn bánh pizza bằng dao dĩa. Trong khi đó một thực khách 103 tuổi khác tại đây vẫn dùng tay ăn pizza.
Khi bị báo giới chất vấn sau đó, ông de Blasio, người có mẹ là người Ý, thanh minh rằng: "Ở quê hương của tổ tiên tôi, thường người ta vẫn ăn pizza với dao và dĩa. Tôi tới Ý rất nhiều lần và đã học theo thói quen này đối với một số loại pizza khác nhau.
Với loại pizza có nhiều gia vị được để bên trên thế này, tôi thường bắt đầu với dao và dĩa trước khi chuyển sang ăn bằng tay theo kiểu Mỹ".
Theo Dantri
Thiết bị kết nối vệ tinh cho tàu cá chưa phát huy hiệu quả Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar được xem là thiết bị liên lạc hiện đại, nhằm hỗ trợ ngư dân trong quá trình hành nghề trên biển. Thiết bị này không chỉ giúp cơ quan quản lý có thể biết chính xác vị trí tàu của ngư dân trên...