Điên Kremlin lý giải việc đồng nội tệ trượt giá mạnh so với USD
Đồng nội tệ của Nga đã giảm xuống mức thấp với 100 ruble đổi 1 USD vào ngày 14/8. Cố vấn kinh tế của Tổng thống Vladimir Putin đã lên tiếng lý giải về diễn biến đồng ruble suy yếu.
Đồng xu ruble của Nga (phía trên) và đồng bạc xanh Mỹ tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin phiên giao dịch sáng 14/8 ghi nhận mức 100,35 ruble đổi 1 USD.
Cố vấn kinh tế của Tổng thống Putin – ông Maxim Oreshkin phát biểu với hãng TASS (Nga): “ Tỷ giá hối đoái hiện tại đã chệch hướng đáng kể so với các mức cơ bản và việc bình thường hóa dự kiến sẽ diễn ra trong tương lai gần”.
Video đang HOT
Ông bổ sung thêm: “Đồng ruble yếu gây phức tạp cho chuyển đổi cấu trúc nền kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập thực sự của người dân. Việc có đồng ruble mạnh là lợi ích của nền kinh tế Nga”. Theo ông Maxim Oreshkin, lý do chính dẫn đến việc đồng ruble suy yếu là do chính sách nới lỏng tiền tệ.
Ngân hàng Nga quy trách nhiệm của tình trạng đồng ruble giảm mạnh trong năm nay, mất gần 30% so với đồng bạc xanh, là do cán cân thương mại của Nga thu hẹp. Thặng dư tài khoản vãng lai của Nga đã hạ 85% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7.
Ngày 21/7, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã tăng lãi suất cơ bản mạnh hơn dự kiến, lên 8,5%, trong bối cảnh đồng ruble yếu và áp lực lạm phát cao. Cuộc họp chính sách tiếp theo của CBR dự kiến diễn ra vào ngày 15/9 tới.
Các ngân hàng trung ương đang ưu ái euro trong ngắn hạn
Tờ Business Insider (Mỹ) ngày 28/6 đưa tin các ngân hàng trung ương toàn cầu đang sử dụng đồng euro như một tài sản dự trữ trong vài năm tới.
Đồng euro tại một ngân hàng ở Heidelberg, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Dựa trên khảo sát của OMFIF - một diễn đàn độc lập cho ngân hàng trung ương, chính sách kinh tế và đầu tư công - 14% ngân hàng trung ương có kế hoạch tăng nắm giữ đồng euro trong hai năm tới, đánh dấu nhu cầu cao nhất trong các loại tiền tệ.
Báo cáo của OMFIF cho biết: "Dường như lãi suất tăng ở châu Âu đang khiến các tài sản có thu nhập cố định tại châu lục này trở nên hấp dẫn hơn".
Trong khi đó, 10% dự kiến sẽ tăng tỷ lệ nắm giữ đồng nhân dân tệ trong hai năm tới và 6% có kế hoạch tăng dự trữ đồng USD.
Tuy nhiên, về dài hạn có sự khác biệt. Khoảng 6% các ngân hàng trung ương có kế hoạch giảm nắm giữ đồng bạc xanh trong 10 năm tới, dẫn đầu là các ngân hàng trung ương Mỹ Latinh và châu Âu.
OMFIF dự đoán rằng dự trữ USD sẽ giảm từ 58% trên toàn thế giới xuống còn 54% trong thập niên này. Nhưng USD sẽ duy trì là đồng tiền dự trữ thống trị. Cũng trong 10 năm tới, 9% ngân hàng trung ương cho biết kế hoạch tăng tài sản dự trữ bằng đồng euro. OMFIF đánh giá điều này cho thấy euro có thể đóng vai trò chính trong việc đa dạng hóa trong tương lai.
Bà Alicia García Herrero tại Viện nghiên cứu Bruegel (Bỉ) phân tích: "Rõ ràng chúng ta đang hướng tới một thế giới đa phương hơn, thể hiện qua tỷ lệ dự trữ ngoại hối của đồng USD giảm".
Trên toàn cầu, đồng USD được các nhà đầu tư coi là tài sản dự trữ an toàn, đặc biệt là trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, do niềm tin cao vào nền kinh tế Mỹ. Sự đảm bảo đó thể hiện ở nhu cầu USD tăng lên vào những thời điểm khủng hoảng kinh tế. Nhưng nhu cầu đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự mất giá của hầu hết các loại tiền tệ so với USD vào năm 2022 khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát.
Trên cơ sở ròng, hơn 30% ngân hàng trung ương kỳ vọng sẽ đẩy mạnh tiếp cận với đồng nhân dân tệ trong cùng khoảng thời gian. OMFIF ước tính rằng tỷ lệ dự trữ toàn cầu của đồng nhân dân tệ sẽ tăng từ 3% năm 2023 lên 6% vào năm 2033.
Hà Linh/Báo Tin tức (Theo Business Insider)
Nga sắp sửa đối mặt với vòng trừng phạt thứ 11 từ EU Một ủy viên Liên minh châu Âu (EU) xác nhận Nga sẽ sớm phải đối mặt với vòng trừng phạt mới từ liên minh này sau khi 10 vòng trừng phạt trước đó được cho là có hiệu quả. Đồng ruble của Nga tại Moskva. Ảnh: AFP/ TTXVN Trả lời phỏng vấn đài truyền hình CNBC ngày 14/4, Ủy viên EU phụ trách...