Nga tiết lộ lý do khiến đồng ruble suy yếu gần đây
Bộ Tài chính Nga cho biết đồng tiền của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần trong bối cảnh cán cân thương mại thay đổi.
Đồng ruble của Nga tại Moskva. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng thông tấn Tass, trong một tuyên bố ngày 31/7, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết sự suy yếu gần đây nhất của đồng ruble chủ yếu là do những thay đổi trong cán cân thương mại của nước này.
Cùng ngày, đồng tiền của Nga đã giảm 1,16% xuống mức đổi 92,77 ruble lấy 1 USD, đánh dấu mức yếu nhất so với đồng bạc xanh trong ba tuần. Tuần trước, đồng ruble giao dịch trong biên độ hẹp gần 90 so với đồng USD.
Video đang HOT
“Sự suy yếu của đồng ruble chủ yếu là do cán cân thương mại, dòng tiền vào và ra khỏi đất nước”, Bộ trưởng Siluanov lưu ý nhu cầu ngoại tệ cao hơn trong kỳ nghỉ hè.
Quan chức tài chính nói thêm một số nhà phân tích cho rằng giá trị đồng ruble giảm là do việc bán các doanh nghiệp nước ngoài mới nhất ở Nga và dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương trước đó đã thống nhất khối lượng tiền rút ra từ việc bán các doanh nghiệp này không được vượt quá 1 tỷ USD mỗi tháng. “Vì vậy, việc bán doanh nghiệp nước ngoài này không tác động đáng kể đối với thị trường tiền tệ”, Bộ trưởng Siluanov nói.
Ông Siluanov cũng lưu ý trong năm 2022, giá xuất khẩu năng lượng cao trong khi nhập khẩu giảm.
“Bây giờ nhập khẩu đã phục hồi, trong khi giá hàng hóa xuất khẩu thấp hơn mức của năm ngoái, đặc biệt là đối vois hàng hoá khí đốt”, nhà chức trách lý giải.
Đầu tháng này, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng là nguyên nhân chính khiến tỷ giá đồng ruble giảm trong tháng 6 và tháng 7.
Ngân hàng trung ương Nga tăng cường kiểm soát vốn
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết ngân hàng này sẽ mở rộng kiểm soát vốn đối với hoạt động rút tiền mặt bằng ngoại tệ và chuyển khoản ra nước ngoài, khi nền kinh tế tiếp tục chịu sức ép.
Đồng ruble của Nga (trái) và đồng đô-la Mỹ. Ảnh: Sputnik/TTXVN
Nga đã đưa ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động giao dịch tiền tệ vào năm ngoái để ứng phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây và hạn chế người dân Nga chuyển tiền ra nước ngoài.
Phát biểu tại một diễn đàn ngân hàng, bà Nabiullina cho biết mặc dù nhiều biện pháp hạn chế đã được dỡ bỏ hoặc nới lỏng, nhưng với điều kiện kinh tế hiện tại các biện pháp sẽ vẫn giữ nguyên.
Bà Nabiullina cho hay các hạn chế như giới hạn rút tiền mặt từ tài khoản ngân hàng, chuyển tiền ra nước ngoài và hạn chế rút tiền của những công dân đến từ các quốc gia "không thân thiện" sẽ được gia hạn.
Bà cũng cảnh báo về những rủi ro hệ thống có thể xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng khi những ngân hàng chứng kiến sự sụt giảm lợi nhuận vào năm ngoái. Tuy nhiên, tác động của đợt trừng phạt mới nhất của phương Tây đối với lĩnh vực ngân hàng đã dịu bớt.
Bà nói: "Việc bổ sung các ngân hàng mới vào danh sách trừng phạt gần đây không còn được coi là một cú sốc và không tạo ra rủi ro hệ thống".
Mỹ và Anh tuần trước đã thêm một số ngân hàng Nga vào danh sách trừng phạt của họ, trong khi Liên minh châu Âu (EU) cắt thêm nhiều ngân hàng khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, trong số đó có tổ chức cho vay trực tuyến Tinkoff và ngân hàng tư nhân Alfa Bank.
Nga dự kiến bổ sung Quĩ đầu tư quốc gia bằng đồng Nhân dân tệ từ năm 2023 Hãng tin TASS ngày 27/12 dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Nga, Anton Siluanov cho biết Bộ Tài chính có ý định bổ sung Quĩ đầu tư quốc gia (NWF) bằng đồng Nhân dân tệ như một phần trong luật ngân sách. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov phát biểu tại Saint Petersburg. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Ông Siluanov nêu rõ: "Từ...