Điện Elysee bị chỉ trích vì chi 700.000 USD mua hoa trang trí trong dịch COVID-19
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội từ người dân khi dinh Tổng thống của ông, Điện Elysee, đã chi hơn 700.000 USD để mua hoa trang trí, trong bối cảnh vaccine được triển khai chậm chạp tại quốc gia có số người chết cao thứ 7 thế giới.
Tổng thống Emmanuel Macron chụp ảnh tại Điện Elysee hôm 1/5/2020. Ảnh: Shutterstock
Theo đài Sputnik (Nga), thông tin này được đưa ra vào thời điểm nhà lãnh đạo Pháp và Chính phủ của ông phải đối mặt với những lời chỉ trích vì tốc độ tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 chậm chạp. Theo các phương tiện truyền thông địa phương, mới chỉ có vài trăm người được tiêm chủng ngừa bệnh COVID-19 ở một quốc gia có số người chết đứng thứ 7 thế giới.
Tổng thống Pháp Macron đã khiến người dân phẫn nỗ sau khi chính quyền của ông đã chi 729.000 USD để mua hoa trang trí Điện Elysee hồi năm 2020. Theo trang Politis, trang đầu tiên đăng tải thông tin này, cho biết chính quyền của ông Macron đã chi số tiền lớn gấp 4,5 lần so với những người tiền nhiệm. Trước đây, cựu Tổng thống Francois Hollande chỉ chi 162.000 USD vào năm 2015 và cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy chi 174.000 USD vào năm 2011.
Video đang HOT
Hoa được trưng bày tại Điện Elysee hồi tháng 9/2020. Ảnh: Instagram
Thông tin trên đã gây xôn xao mạng xã hội. Nhiều người dân Pháp giận dữ khi Tổng thống đã chi tiêu quá lãng phí vào thời điểm đất nước đang bị đại dịch COVID-19 tấn công và suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Gần đây Chính phủ Pháp cũng đã phân bổ 121 tỉ USD để kích thích phát triển kinh tế.
Trên mạng xã hội Twitter, nhiều tài khoản cho rằng trong khi người dân Pháp phải “thắt lưng buộc bụng”, thì Tổng thống đã chi tiền thuế mà họ đóng góp lên tới 729.000 USD chỉ để mua hoa trang trí.
“Trong thời điểm hiện nay, toàn bộ các lĩnh vực đang chịu thiệt hại, nhưng chúng ta đã cứu những người bán hoa cho Điện Elysee”, một tài khoản Twitter viết.
Nhiều người vô cùng bức xúc khi năm 2020, Điện Elysee đã từng phải đóng cửa do đại dịch COVID-19 và các cuộc gặp với khách nước ngoài chỉ được tổ chức qua video. Họ giận dữ vì quá nhiều tiền được chi cho hoa, một đồ trang trí rất dễ hỏng, nhưng lại ít người được vào Điện Elysee để ngắm.
Đây không phải là lần đầu tiên nội các của ông Macron bị chỉ trích vì chi tiêu lãng phí. Hồi năm 2018, Chính phủ Pháp cũng đã bị lên án khi tuần báo Le Canard Enchainé tuyên bố rằng Điện Elysee đã chi 607.000 USD để mua đồ sứ. Tuy nhiên, chính phủ khẳng định rằng số tiền này đã bị phóng đại lên rất nhều và tổng chi phí cho 1.200 đồ dùng bằng sứ được sử dụng trong các bữa tiệc của quốc gia chỉ là 60.000 USD.
Một buổi triển lãm hoa tại cung điện vào tháng 12/2020. Ảnh: Instagram
Tin tức về cáo buộc chi tiêu lãng phí lan rộng vào thời điểm nước Pháp đang đối mặt với nhiều khó khăn. Quốc gia này có thể phải đối mặt với đợt phong tỏa lần thứ 3 vì các nhiễm virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh chóng. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến ngày 12/1, Pháp đã ghi nhận gần 2,8 triệu trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 và trên 68.000 ca tử vong vì COVID-19.
Tắm băng cầu nguyện đại dịch kết thúc
12 người gồm đàn ông và phụ nữ tham gia nghi lễ tắm nước lạnh đầu năm, cầu nguyên cho dịch bệnh qua đi.
Lễ tắm diễn ra tại đền Teppouzu Inari ở Tokyo ngày 10/1, với số lượng người tham gia hạn chế.
Tham gia nghi thức Thần đạo này, 9 người đàn ông mặc khố truyền thống còn 3 người phụ nữ mặc áo choàng. Sau khi tập bài khởi động và hát dưới tiết trời 5 độ C, họ ngâm mình trong bể nước đá để thanh lọc tâm hồn và cầu nguyện đại dịch Covid-19 nhanh kết thúc.
Naoaki Yamaguchi, người tham gia nghi lễ, cho biết: "Hàng năm, chúng tôi có nhiều người tham gia hơn và điều đó làm cho nhiệt độ nước ấm hơn một chút. Năm nay, chúng tôi chỉ có 12 người, khiến cái lạnh càng trở nên buốt giá".
Nghi lễ truyền thống có lịch sử 66 năm này được tổ chức thường niên vào ngày Chủ nhật thứ hai của năm mới.
Người tham gia tắm băng đeo khẩu trang khi cầu nguyện, một cảnh tượng rất khác so với những năm trước. Ảnh: New York Post .
Tình hình dịch bệnh ở Nhật Bản hiện khá căng thẳng, với 1.494 ca nhiễm mới ở Tokyo được ghi nhận vào ngày 10/1. Hôm 7/1, Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo và ba quận lân cận - khu vực chiếm khoảng 30% dân số cả nước.
Nhật cũng phát hiện biến thể nCoV mới, ở 4 người nhập cảnh từ bang Amazonas của Brazil. Biến thể này có 12 đột biến, mang một số khác biệt với biến thể có khả năng lây nhiễm mạnh được tìm thấy ở Anh và Nam Phi.
Một quan chức của Bộ Y tế cho biết các nghiên cứu đang được tiến hành về tính hiệu quả của vaccine đối với biến thể mới.
Bắt giam 2 tài xế chở người Trung Quốc nhập cảnh trái phép Sau 14 ngày được cách ly để phòng ngừa dịch COVID-19 theo quy định, chiều tối 11/1, các tài xế liên quan đến vụ vận chuyển 4 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép ngang qua địa phận TP Đà Nẵng đã bị khởi tố, bắt giam. Chiều nay (11/1), Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP Đà Nẵng đã...