Diễn đàn “Học thật, thi thật, nhân tài thật”: Bệnh thành tích không chỉ lỗi của ngành giáo dục
Là một giáo viên đã giảng dạy hơn 30 năm, tôi hiểu kỳ vọng của xã hội. Và tôi cũng hiểu được những kỳ vọng bao nhiêu năm nay đa phần trở thành thất vọng. “Thủ phạm” không ai khác chính là bệnh thành tích.
Học sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 – Ảnh: NHƯ HÙNG
Hậu quả của bệnh thành tích nguy hiểm với xã hội và đất nước là điều ai cũng thấy. Nhưng việc đổ lỗi cho ngành giáo dục, cho lãnh đạo ngành, cho thầy cô trực tiếp giảng dạy là chưa thỏa đáng.
Tôi còn nhớ năm học 2006 – 2007, lúc đó Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã kêu gọi “Nói không với tiêu cực trong thi cử” và “Nói không với việc chạy theo thành tích”. Kết quả thi tốt nghiệp THPT giảm đi. Thậm chí có trường không có học sinh nào tốt nghiệp.
Rồi sau đó mọi việc đều trở lại như cũ. Hai, ba năm trở lại đây, tỉ lệ tốt nghiệp THPT tiệm cận mức 100%. Đến nỗi nhiều người đã đề xuất bỏ kỳ thi này (nhưng không thể vì Luật giáo dục đã quy định). Số lượng học sinh giỏi ở mọi cấp học cao đến nỗi số học sinh khá, trung bình trở nên hàng hiếm.
Nguyên nhân gốc rễ chính là bệnh thành tích. Nhưng đó không chỉ xuất phát từ ngành giáo dục. Nếu dạy thật, học thật, thi cử thật, kết quả sẽ thấp hơn những con số đẹp kia. Và sẽ có những buổi họp dài để rút kinh nghiệm, sẽ có những chỉ đạo quyết liệt từ các cấp chính quyền hoặc những cú điện thoại liên tục từ phụ huynh. Có ai chấp nhận thực tế đâu.
Khi giám đốc sở GD-ĐT bị phê bình, các trưởng phòng GD-ĐT sẽ bị phê bình tiếp theo, kế đó là các hiệu trưởng, rồi đến giáo viên. Phải làm sao cho con cháu chúng ta giỏi. Đúng thôi. Nhưng phải rất giỏi và giỏi rất nhanh.
Thế là giáo viên phải làm đẹp các con số để làm vừa lòng tất cả. Thầy cô nào làm khác sẽ trở nên lập dị, sẽ trở thành “khuyết tật” trong mắt đa số, kể cả học sinh.
Video đang HOT
Chắc chắn không thể trị được bệnh thành tích nếu chỉ xem đó là trách nhiệm duy nhất của ngành giáo dục.
Học trò nhắn tin, gọi điện xin điểm, thầy cô phải làm sao?
Tình trạng xin điểm, nâng điểm ở nhiều trường học vẫn xảy ra. Điều này đã làm sai lệch kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, đã làm mất công bằng trong giáo dục.
Chúng ta đang tranh luận khá sôi nổi về đề tài "Dạy thật- Học thật" trong giáo dục để tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục triệt để tình trạng trên nhằm trả lại sự trong sạch cần phải có cho ngành giáo dục.
Mùa thi cũng là mùa nhiều người xin điểm (Ảnh minh họa VTV)
Góp phần làm cho tình trạng "học chưa thật" sinh sôi nảy nở trong giáo dục đầu tiên phải kể đến căn bệnh ngụy thành tích. Một căn bệnh được ví như ung nhọt, căn bệnh nan y trầm kha khó chữa mà điều đáng buồn, đáng lo ngại nhất là căn bệnh này đã ăn sâu, bén rễ vào một bộ phận con trẻ của chúng ta.
Cũng cần nói thêm rằng, chúng tôi chỉ nêu một vài trường hợp làm ví dụ, còn trong thực tế hiện có khá nhiều.
Cũng vì một số lý do nên xin được đổi tên nhân vật và không nêu tên trường học cụ thể.
Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ cho bạn đọc biết thêm một góc nhìn khác về "Học thật" của một số học sinh hiện nay.
Xưa, cha mẹ xin điểm
Chuyện xin điểm cho học sinh đã có từ rất lâu trong giáo dục. Có vô vàn lý do để người ta muốn thay đổi kết quả học tập.
Xin điểm để được lên lớp, xin điểm để đạt được học sinh khá, giỏi, xin để lấy cơ sở xét tuyển vào các trường mong muốn, xin điểm để có điểm cao lợi thế vào xét tuyển tốt nghiệp, xét tuyển vào các ngành nghề...
Hay chỉ đơn giản, xin điểm vì thấy tội con chỉ tiếu có 0.1 mà rớt học sinh giỏi.
Tuy nhiên, phần đông là chính phụ huynh làm việc này, cũng đã có một số thầy cô giáo vì những mối quan hệ đã đứng ra xin điểm cho học sinh.
Thế nhưng hiện nay, tình trạng xin điểm vẫn diễn ra nhưng người đi xin không còn là phụ huynh hay một số giáo viên mà chính những em học sinh tự đi xin điểm cho mình.
Hiện nay, học sinh trực tiếp đi xin điểm
Một đồng nghiệp của chúng tôi dạy tại một trường trung học cơ sở than rằng, mấy hôm nay đau đầu vì những tin nhắn, những cuộc gọi xin điểm của học sinh.
Chỉ trả lời, giải thích vì sao không thể cho điểm cũng khiến cho bản thân thấy bực mình và thất vọng.
Ai đời học trò thời nay mà dám công khai đặt vấn đề xin điểm thẳng với giáo viên, khi không được đáp ứng, còn trả treo với thầy cô giáo của mình.
Thầy giáo Mạnh cho biết: Có em xin điểm chỉ đơn giản là sợ điểm thấp bị ba, mẹ la nên sợ.
Khi hỏi rốt cuộc, có đáp ứng nguyện vọng của chúng nó không, thầy Mạnh cho biết mình cương quyết không cho điểm và nói rằng: giờ học của thầy, con toàn nằm ngủ hoặc đem sách vở môn khác ra học, giờ xin điểm làm gì nữa? Nó thật sự quan trọng với con thì con đã học rồi.
Cậu học sinh ấy sau hồi năn nỉ thầy không được, đã buông lời rằng môn học của thầy chỉ là môn phụ, làm gì mà kinh thế?
Khác với cậu học sinh lớp 8 tên Trung, cô bé Lan học sinh lớp 9 lại có cách xin điểm độc đáo hơn. Lan đã nhờ chị gái kết nối với con gái của cô giáo dạy Sử của mình nhờ xin điểm từ 6.4 lên 6.5 để đạt học sinh giỏi.
Lan nói, chỉ vì thiếu 0.1 mà tuột danh hiệu học sinh giỏi sẽ bị mẹ la mắng nên quyết định đi xin điểm.
Cho điểm có là nhân đạo với các em?
Một số giáo viên đã cương quyết nói không với tình trạng xin điểm. Tuy nhiên, vẫn có những thầy cô lại nói rằng, nếu thiếu điểm nhiều thì cương quyết không cho điểm, nhưng với những em chỉ thiếu 0.1 mà không cho các em thêm điểm sẽ rất tội.
Có người còn khẳng định, cho điểm trong những trường hợp này là nhân đạo với học sinh. Tuy nhiên lại không nghĩ rằng, vì cách nâng khống điểm dù chỉ 0.1 thì những em học hành làng nhàng nhờ xin điểmlại có kết quả tốt hơn những học sinh học bằng năng lực, bằng sự nỗ lực thật sự của bản thân.
Và, vì những suy nghĩ như thế này nên tình trạng xin điểm, nâng điểm vào cuối mỗi học kỳ hay cuối năm vẫn luôn xảy ra. Điều này đã làm sai lệch kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, đã làm mất công bằng trong giáo dục.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện câu chuyện, góc nhìn của tác giả.
6 giải pháp chấn hưng giáo dục cô giáo tiểu học gửi Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn Bộ trưởng cần khởi động cuộc vận động 2 không nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, thực hiện quyết liệt và xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm Kính gửi thầy Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo! Việc thầy được giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã làm cho...