Diễn đàn giúp trẻ em Yên Bái bày tỏ ý kiến, nguyện vọng chính đáng

Theo dõi VGT trên

Diễn đàn trẻ em tỉnh Yên Bái năm 2022 với chủ đề ‘Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em’ sẽ diễn ra ngày 16.8, với sự tham gia của 130 em có độ tuổi từ 9 đến dưới 16 tuổi đại diện cho trẻ em các vùng miền, dân tộc thiểu số Yên Bái.

Diễn đàn nhằm tạo cơ hội cho trẻ em được thực hiện quyền tham gia, phát biểu, trình bày ý kiến, bày tỏ quan điểm, nhu cầu cần được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục; được chia sẻ ước mơ, suy nghĩ của mình với lãnh đạo, cơ quan, tổ chức liên quan.

Diễn đàn giúp trẻ em Yên Bái bày tỏ ý kiến, nguyện vọng chính đáng - Hình 1

Diễn đàn tạo cơ hội cho trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề có liên quan tới trẻ em. Ảnh minh họa: Phạm Thu

Tham dự Diễn đàn là 130 em có độ tuổi từ 9 đến dưới 16 tuổi đại diện cho trẻ em các vùng miền, dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái, tự nguyện tham gia với sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp. Có ý thức kỷ luật và nhiệt tình tham gia các hoạt động tại Diễn đàn, với sự hiểu biết về các quyền cơ bản của trẻ em, mạnh dạn, tự tin, khả năng tham gia hoạt động xã hội, có kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm.

Đây là hoạt động thường nên, có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của Đoàn thanh niên đối với trẻ em, tạo môi trường, cơ hội cho trẻ em được bày tỏ ý kiến, nhu cầu cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được chia sẻ ước mơ, suy nghĩ của mình đến các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các cấp, ngành; đoàn thể, nhà trường và cộng đồng tạo điều kiện tốt nhất cho các em được tham gia, học tập, vui chơi, giải trí, phát triển toàn diện.

Qua đó, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề của trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề có liên quan tới trẻ em. Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành động của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình và cả cộng đồng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần thúc đẩy việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em một cách hiệu quả để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, được phát triển toàn diện, đồng thời nâng cao nhận thức của trẻ em về vai trò của bản thân trong việc đại diện tiếng nói, nguyện vọng của thiếu nhi trên địa bàn nơi cư trú.

Việc tổ chức Diễn đàn, là thể hiện sự quan tâm của các cấp, ngành, đoàn thể tỉnh Yên Bái đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nỗ lực bảo đảm thực hiện quyền trẻ em theo đúng quy định, trong đó có thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em bằng nhiều hoạt động thiết thực, góp phần tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện.

Giấc mơ... học 2 buổi/ngày

Áp lực trường lớp năm học 2022 - 2023 là bài toán lớn với TPHCM và các địa phương lân cận khi sĩ số học sinh ngày một tăng, cơ sở vật chất không theo kịp.

Từ thực tế đó, chính quyền địa phương cùng với ngành Giáo dục đang nỗ lực đưa ra giải pháp để tất cả học sinh có đủ chỗ học.

Giấc mơ... học 2 buổi/ngày - Hình 1

Video đang HOT

Số lượng học sinh tại Trường Tiểu học Tân Tạo tăng theo từng năm, nhà trường đang nỗ lực tìm các giải pháp bảo đảm đủ chỗ học trong năm học mới.

Thầy cô "toát mồ hôi"

"Không chỉ phụ huynh vất vả trong việc đưa đón và chăm sóc con cái khi học một buổi mà chính các giáo viên trong trường cũng khó khăn. Năm học 2021 - 2022 vừa qua, Trường Tiểu học Tân Tạo có 6 giáo viên trong trường có con học lớp 1. Khối 1 mỗi tuần chỉ có 2 ngày học bán trú. Vì vậy, những ngày lớp các con học 1 buổi, giáo viên buộc phải gửi con vào những lớp học bán trú khác", cô Phạm Thị Đoan Trang cho hay.

Năm học 2022 - 2023, Trường Tiểu học Tân Tạo (quận Bình Tân, TPHCM) dự kiến có 75 lớp. Vì thiếu chỗ học nên ban giám hiệu nhà trường đã tận dụng hết các phòng chức năng chuyển đổi thành lớp học. Tuy vậy, toàn trường cũng chỉ có 55 phòng học. Theo chia sẻ của cô Phạm Thị Đoan Trang, Hiệu trưởng nhà trường, với số lượng học sinh ngày một đông nên ban giám hiệu dự kiến phương án sẽ dồn các lớp khối lớn lại. Tuy nhiên, theo tính toán sĩ số học sinh các lớp đã rất cao, bình quân 46 - 47 em/lớp nên việc này cũng phải cân nhắc, nhằm bảo đảm sĩ số lớp không vượt quá 50 em.

"Các năm trước, nhà trường nhận học sinh vào lớp 1 bằng với số học sinh lớp 5 ra trường. Thế nhưng, kết thúc năm học 2021 - 2022 trường có 11 lớp 5 với 495 học sinh, nhưng số học sinh lớp 1 được phân tuyến về trường năm nay đã lên hơn 700 em. Khi sĩ số cao từ 48 - 50 học sinh/lớp, cô giáo giảng dạy vất vả vô cùng, đặc biệt là học sinh lớp 1. Bên cạnh đó, học sinh lên lớp 2 và 3 số tiết học cũng tăng hơn nên nhà trường đang tính toán các phương án cho phù hợp nhất để bảo đảm công tác giảng dạy theo Chương trình GDPT 2018", cô Trang nói thêm.

Tại Trường Tiểu học Bình Long (quận Bình Tân, TPHCM), năm học 2021 - 2022 có 36 lớp với 1.522 học sinh. Tuy nhiên, trường chỉ có 24 phòng học nên không bảo đảm học 2 buổi/ngày ở các khối. Giải pháp tình thế, nhà trường đã dùng phòng đọc sách và phòng giáo viên để làm 2 phòng học. Nhờ đó mà khối 1 và 2 có 16 lớp được học 2 buổi/ngày, còn 20 lớp khối 3, 4 và 5 chỉ học 6 đến 7 buổi/tuần.

Giấc mơ... học 2 buổi/ngày - Hình 2

Tiết hoạt động trải nghiệm ở lớp 2 của Trường Tiểu học Bình Long.

Cô Phan Thị Tiên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Long, cho biết: "Do khu vực phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân) dân nhập cư rất đông, phần lớn phụ huynh tạm trú, ở nhà trọ nên điều kiện chăm lo cho học sinh hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Năm học vừa qua, chỉ tiêu về việc học sinh tham gia bơi lội không thực hiện được vì nhiều phụ huynh không có điều kiện để đóng học phí. Nhà trường mong muốn chính quyền địa phương xây thêm trường để có phòng học tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày".

Tại tỉnh Đồng Nai, từ năm học 2017 - 2018 đến nay, học sinh ở thành phố Biên Hòa không còn phải học lớp ca 3, tuy nhiên áp lực trường lớp vẫn rất lớn. Nguyên nhân chính là dân số cơ học tăng quá nhanh, còn cơ sở vật chất cho giáo dục lại vẫn chưa theo kịp.

"Vì phòng học không có, nhà trường không tổ chức học bán trú, mặc dù nhu cầu của phụ huynh rất lớn. Bởi khi con học 1 buổi cha mẹ phải gửi đến các trung tâm giữ hộ hay thuê người trông, rất tốn kém. Cũng do không đủ phòng học nên đối với các khối học theo Chương trình GDPT 2018, nhà trường tổ chức dạy từ thứ 2 đến thứ 7 để bảo đảm các em học 6 buổi/tuần. Nếu không dạy vào thứ 7 sẽ không đáp ứng yêu cầu chương trình", thầy Thuấn chia sẻ.

Thầy Nguyễn Văn Thuấn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Giáp (thành phố Biên Hòa), một trong những đơn vị có số học sinh tăng nhiều hàng năm, cho hay: Dự kiến năm học 2022 - 2023 tổng số học sinh của trường là hơn 4.100 em. Như vậy, bình quân mỗi lớp có sĩ số khoảng 50 học sinh. Mặc dù, bước vào năm học mới, nhà trường được đầu tư xây mới thêm 12 phòng học, nâng tổng số lên 50 phòng, thế nhưng vẫn chỉ đáp ứng đủ cho mỗi lớp học 1 buổi/ngày.

Loay hoay tìm chỗ gửi con

Năm học 2021 - 2022 con chị Trần Thị Mai Hoa (quận Bình Tân, TPHCM) vào lớp 1, Trường Tiểu học Tân Tạo. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ có 2 ngày học bán trú, vì vậy, gia đình gặp không ít khó khăn trong việc đưa đón, trông nom vào những ngày trẻ học 1 buổi.

Giấc mơ... học 2 buổi/ngày - Hình 3

Tại thành phố Biên Hòa, tỷ lệ học bán trú chỉ đạt 21%.

Chị Hoa cho biết: "Bản thân làm Nhà nước nếu từ chỗ làm đến đón được cũng phải 12 giờ hơn. Trong khi đó, chồng làm nghề điện lạnh nên rất bận rộn. Mỗi lần đến đón thấy con đứng ngoài cổng chờ, rất thương, nhưng không còn cách nào khác. Vả lại khi đón được con rồi lại phải vất vả đi nhờ người trông. Không ít lần tôi buộc phải đưa cháu đến chỗ làm vì không nhờ được ai. Bản thân mong muốn cháu sang lớp 2 sẽ được học bán trú và cháu út năm nay vào lớp 1 cũng được học 2 buổi/ngày".

Tương tự, chị Nguyễn Hoàng Thu Phương (quận Bình Tân, TPHCM), cũng có con năm nay lên lớp 2. Chị chia sẻ, năm học qua do một tuần chỉ được học 2 buổi bán trú, trong khi gia đình ít người, nên chị và chồng buộc phải đi tìm chỗ gửi con trong 3 ngày còn lại. Trước đây, chị Thu Phương cũng là giáo viên nhưng đã quyết định nghỉ để chuyển sang công việc kinh doanh, nhằm tiện đưa đón, trông nom khi con lớn vào tiểu học và chăm lo cho đứa con út. Nhưng cũng có những ngày chị phải đi nhận hàng hóa, trong khi người chồng công việc rất bận rộn, chị buộc phải thuê người trông và đưa đón.

"Tôi chỉ mong con lên lớp 2 được học bán trú. Không phải một mình tôi mà phụ huynh cả lớp đều ý kiến với cô chủ nhiệm về việc này. Tôi mong các cấp chính quyền, ngành Giáo dục đưa ra những giải pháp để tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày. Trẻ học 1 buổi, phụ huynh chúng tôi rất cực", chị Thu Phương bộc bạch.

Chị Nguyễn Thị Thanh Phương (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai), có con năm nay lên lớp 4 Trường Tiểu học Hà Huy Giáp cho biết, cả 2 vợ chồng đều làm công nhân nên không thể đưa đón con khi tan học. Thời gian qua, việc đưa đón trông nom con chị đều phải nhờ bố mẹ chồng.

"Con tôi học một buổi, nhưng may mắn còn có bố mẹ chồng hỗ trợ đưa đón, trông nom. Trong khi nhiều phụ huynh buổi còn lại phải gửi vào các trung tâm giữ trẻ gần trường nên rất vất vả và tốn kém. Tôi và rất nhiều ba mẹ vẫn mong muốn trường học có tổ chức bán trú. Tuy nhiên tìm hiểu thực tế tại Trường Tiểu học Hà Huy Giáp rất khó thực hiện, vì do số lượng học sinh ngày một tăng, cơ sở vật chất thiếu, nên phòng học chỉ đáp ứng đủ mỗi lớp học một ngày 1 buổi", chị Phương chia sẻ.

Giấc mơ... học 2 buổi/ngày - Hình 4

12 phòng học được xây thêm tại Trường Tiểu học Hà Huy Giáp góp phần giảm áp lực trước việc học sinh đầu cấp tăng hàng năm.

Linh hoạt các giải pháp

Giải bài toán quá tải về sĩ số học sinh đã và đang được các địa phương và ngành Giáo dục tích cực quan tâm triển khai. Cùng với việc xây dựng thêm trường, lớp hay tận dụng phòng chức năng làm phòng học, nhiều địa phương cũng linh hoạt giải pháp để đảm bảo chỗ học và nâng cao chất lượng dạy học.

Theo ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Tân (TPHCM), năm học 2022 - 2023, địa phương dự kiến có khoảng 122 nghìn học sinh mầm non, tiểu học và THCS, tăng hơn 4.000 em so với năm trước. Trước áp lực học sinh tăng cao, phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường xây dựng thời khóa biểu giảng dạy phù hợp điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sĩ số học sinh. Theo thống kê của phòng GD&ĐT quận, hiện có 48% trẻ khối 1, 2, 3 và 28% học sinh cấp THCS học 2 buổi/ngày, còn lại học 6, 7, 8 buổi/tuần.

"Đối với học sinh đủ tuổi vào lớp 1, quận luôn bảo đảm 100% vào học nếu có đăng ký tạm trú trước tháng 3/2022. Những em tạm trú sau thời điểm trên, tùy điều kiện từng phường có đủ chỗ sẽ tiếp nhận. Nếu học sinh phường này đông, không đủ chỗ học sẽ được phân qua phường khác, sao cho khoảng cách từ nhà đến trường gần nhất. Khó khăn hiện nay là sĩ số học sinh/lớp ở nhiều trường, khối lớp vượt chuẩn. Thực tế này đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của các trường trên địa bàn quận", ông Tuyên nhìn nhận.

Còn ông Võ Văn Minh, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Biên Hòa, cho biết, do đặc thù là thành phố trung tâm của tỉnh, có nhiều khu công nghiệp, dân cư tập trung đông, nhất là con em công nhân lao động số lượng lớn, việc giải quyết quá tải về trường lớp rất khó khăn. Tại thành phố Biên Hòa, trừ một số trường chuẩn quốc gia bảo đảm số lượng 35 học sinh/lớp, phần lớn các trường công lập bậc tiểu học trên địa bàn có sĩ số bình quân 42 học sinh/lớp, tập trung tại các phường: Trảng Dài, Tân Hiệp, Tam Phước, Long Bình.

"Năm học 2022 - 2023, tổng số học sinh trên địa bàn thành phố Biên Hòa là hơn 242.000 em, tăng khoảng 11.000 học sinh so với năm học trước. Số lượng học sinh tăng chủ yếu tập trung ở bậc tiểu học và THCS. Trong khi đó, học sinh học bán trú chỉ chiếm khoảng 21%, còn lại học theo chương trình 6 buổi/tuần. Các trường đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh, không phải tổ chức học ca 3", ông Minh cho hay.

Cũng theo chia sẻ của ông Minh, năm 2022 thành phố Biên Hòa đang triển khai thực hiện 55 dự án trường học, trong đó 17 trường đã và đang thi công. Năm học mới này, có 8 công trình trường tiểu học hoàn thiện với 149 phòng học và 16 phòng bộ môn đưa vào sử dụng. Qua đó đã góp phần giảm thiểu được áp lực về số lượng học sinh tăng theo từng năm.

"Với số lượng học sinh tăng hàng năm như hiện nay, giải pháp trước mắt và lâu dài cho vấn đề quá tải trường lớp của thành phố là phải xây dựng thêm nhiều trường học mới. Trong đó những trường xây dựng mới phải linh hoạt trong thiết kế xây dựng, nâng số tầng. Những tầng cao hơn có thể phục vụ cho giáo viên và ban giám hiệu. Với những trường còn đất trống sẽ xây thêm phòng học. Cùng với đó là việc huy động nguồn lực xã hội để phát triển thêm mạng lưới các trường tư thục trên địa bàn, ưu tiên kêu gọi đầu tư ở những phường đông dân cư, công nhân lao động", ông Minh cho biết.

"Dạy học ở lớp có sĩ số quá đông rất vất vả, nhất là các em học sinh mới vào lớp 1. Vì đây là giai đoạn đầu các em đến trường, bắt đầu làm quen với con chữ, nét viết, phát âm, đánh vần... nên giáo viên phải sâu sát từng học sinh. Sau mỗi nội dung, giáo viên lại phải đến chỗ ngồi từng em để kịp thời uốn nắn từng nét chữ, luyện phát âm cho thật chuẩn. Nhiều buổi dạy vì phải nói quá nhiều nên giáo viên khàn cả tiếng...", cô Lê Thị Hoa, giáo viên Trường Tiểu học Bình Long, chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng nhất Weibo: Huỳnh Hiểu Minh bị bạn gái hot girl "chia tay đòi quà" 980 tỷ
22:03:55 07/11/2024
Gửi mẹ ở viện dưỡng lão, con gái xem camera phát hiện nam điều dưỡng làm 1 việc ngoài sức tưởng tượng
22:00:32 07/11/2024
Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI
22:51:26 07/11/2024
Bức ảnh bóng lưng nam thần cao hơn 2m gây sốt, lời kể của người chụp cũng siêu kịch tính
21:51:38 07/11/2024
Chồng đưa vợ xem bức ảnh 20 năm trước, zoom kỹ thì run rẩy khi phát hiện sự thật về bé gái ngồi phía sau
21:55:20 07/11/2024
Nghệ sĩ bình luận sau chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump
23:14:23 07/11/2024
Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay
23:03:47 07/11/2024
Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Quần đảo Cát Bà được phát sóng trên kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ

Du lịch

07:52:12 08/11/2024
Những hình ảnh đẹp, độc đáo, ấn tượng, mô tả khái quát nhất những giá trị nổi bật toàn cầu của Quần đảo Cát Bà sẽ chính thức được phát sóng trên CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ.

Bạn thân khác giới thường xuyên rủ chồng tôi đi nhậu tới khuya

Góc tâm tình

07:51:28 08/11/2024
Bạn thân của chồng tôi đã 40 tuổi nhưng vẫn chưa kết hôn. Tôi thấy khó chịu khi cứ cuối tuần được ngày nghỉ bên vợ con, thì cô bạn thân lại rủ chồng tôi đi nhậu nhẹt hết hội ngày hội kia.

Sao nam hạng A ế vợ vì keo kiệt bủn xỉn, có 1,4 triệu đồng cũng không chịu chi?

Sao châu á

07:50:23 08/11/2024
Thói quen chi tiêu của sao nam này đã khiến cư dân mạng khẩu chiến dữ dội. 1 số người cho rằng Kim Jong Kook keo kiệt với bản thân dù có khối tài sản khủng.

Hai ông Biden, Obama nói gì khi chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ?

Thế giới

07:48:19 08/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 6.11 đã gọi điện cho ông Donald Trump để chúc mừng chiến thắng của vị cựu tổng thống này trong cuộc bầu cử Mỹ 2024.

Đi về phía lửa - Tập 1: Lính mới gây chuyện, lính cũ đầy những "vết sẹo"

Phim việt

07:42:49 08/11/2024
Những thành viên trong đội phòng cháy chữa cháy đều mang theo mình những vấn đề riêng, trong đó có cả nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Vụ Trương Mỹ Lan: SCB đề nghị được xử lý hàng loạt bất động sản

Pháp luật

07:36:07 08/11/2024
Trong vụ án Trương Mỹ Lan, phía bị hại là Ngân hàng TMCP Sài Gòn đề nghị tòa phúc thẩm cho ngân hàng này được xử lý dự án 6A, căn nhà số 24 Lê Lợi Q.1...

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

Tin nổi bật

06:53:56 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.

Dũng "kính" của phim Độc đạo khoe ảnh bên vợ đẹp, con xinh

Hậu trường phim

06:41:28 08/11/2024
Trước khi kết thúc vai Dũng kính trong phim Độc đạo Nguyễn Mạnh Cường đã thực hiện bộ ảnh đặc biệt cùng vợ con để làm kỷ niệm.

Cô bạn thân "như hình với bóng" của con gái Donald Trump: Mỹ nhân gợi cảm đình đám với khối tài sản gần 40.000 tỷ

Sao âu mỹ

06:38:30 08/11/2024
Ngay sau khi Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, nhưng thông tin bên lề liên quan tới cuộc sống cũng như gia đình ông được truyền thông khai thác triệt để.

Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"

Tv show

06:29:37 08/11/2024
Thời gian đó, cả TP.HCM dậy sóng vì tôi, vì nhân vật tôi đóng. Họ nói tôi đóng vai phản diện nhưng người ta thích quá , NSND Kim Xuân nói.

Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"

Sao việt

06:19:15 08/11/2024
Con trai 5 tuổi mới biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói, biết tự mang giày khi mẹ nhắc... đã là điều vô cùng hạnh phúc đối với nữ nghệ sĩ nổi tiếng này.