Diễn đàn Davos 2019 sẽ bàn thảo về các mô hình mới và tương lai của nền kinh tế
Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2019 dự kiến sẽ diễn ra trong các ngày 22-25/1 tại Davos-Klosters, Thụy Sỹ.
Người sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab phát biểu trong cuộc họp báo tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 15/1/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Diễn đàn Davos năm nay sẽ tập trung xác định một chương trình nghị sự toàn cầu, nhằm hoàn thiện hơn toàn cầu hóa, đồng thời hướng đến những đối tượng bị bỏ lại bên lề, những con người dễ bị thiệt thòi, tổn thương trong quá trình toàn cầu hóa này.
Phát biểu tại buổi họp báo, diễn ra tại Geneva (Thụy Sỹ) ngày 15/1, một tuần trước thời điểm khai mạc Diễn đàn Davos, người sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab nói “làn sóng toàn cầu hóa thứ tư này cần phải tập trung hơn vào con người, toàn diện và bền vững.
Toàn cầu hóa cần quan tâm hơn đến những đối tượng dễ bị tổn thương, thiệt thòi, và quan tâm đến tiếng nói của giới trẻ”. Ông Schwab nhấn mạnh: “Chúng ta đang bước vào thời kỳ bất ổn toàn cầu sâu sắc do sự sắp xếp lại địa kinh tế và các lực lượng địa chính trị… Những người đứng đầu các bên liên quan tại Davos cần suy nghĩ và cam kết để giải quyết vấn đề này”.
Hội nghị thường niên WEF 2019 sẽ quy tụ hơn 3.000 nhà lãnh đạo các doanh nghiệp, xã hội dân sự, giới học giả, các đại diện của lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và truyền thông, hơn 65 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ và đại diện các tổ chức quốc tế và các nhà lãnh đạo trẻ từ khắp nơi trên thế giới.
Video đang HOT
Với chủ đề “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình một kiến trúc toàn cầu trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Diễn đàn Davos 2019 có mục tiêu xác định các mô hình hòa bình mới, bền vững và toàn diện, nhằm thích nghi với một thế giới mà hội nhập toàn cầu mạnh mẽ là tiến trình không thể tránh khỏi, nơi các mô hình quản trị toàn cầu cho thấy khó khăn trong việc thúc đẩy hành động hài hòa giữa các cường quốc trên thế giới.
Chương trình Hội nghị thường niên WEF 2019 sẽ đi sâu vào vấn đề nêu trên với hơn 350 phiên họp, thảo luận và đối thoại. Trong số này, có thể kể đến một loạt đối thoại như đối thoại về địa chính trị, đối thoại toàn cầu về hòa bình và phát triển, đối thoại về tương lai của nền kinh tế, về quản lý các hệ sinh thái môi trường quan trọng, và đảm bảo an ninh mạng, đối thoại về việc làm và cải cách các thể chế./.
Hoàng Hoa (P/v TTXVN tại Geneva)
Theo BNEWS.VN
Chủ tịch diễn đàn WEF: "Cách mạng 4.0 sẽ thay đổi chính nhân loại"
Trong suốt quá trình làm việc trên khắp thế giới, Schwab đã nhận được rất nhiều giải thưởng và vinh danh. Ông nắm giữ 17 vị trí tiến sĩ danh dự và huy chương danh dự quốc gia.
Giáo sư người Đức Klaus Schwab cầm trên tay cuốn sách "Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư" do chính ông viết. Ảnh: WEF.
Theo trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), giáo sư Klaus Schwab sinh ra ở Ravensburg (Đức) năm 1938. Ở tuổi 27, Klaus Schwab có năm bằng kỹ sư cơ khí và kinh tế. Ở tuổi 31, ông trở thành giáo sư trẻ nhất ở Thụy Sĩ. Năm 2009, ông đứng thứ 66 trong danh sách "Những người quyền lực nhất thế giới" theo bảng xếp hạng của Forbes.
Trong suốt quá trình làm việc trên khắp thế giới, Schwab đã nhận được rất nhiều giải thưởng và vinh danh. Ông nắm giữ 17 vị trí tiến sĩ danh dự và huy chương danh dự quốc gia.
Song có lẽ đóng góp lớn lao nhất của vị giáo sư người Đức này với thế giới là Diễn đàn Kinh tế Thế giới (được thành lập vào năm1971 khi ông Shwab 33 tuổi). Trong suốt 4 thập kỷ nắm giữ vị trí Chủ tịch, vị giáo sư người Đức đã biến WEF thành nơi điểm hẹn hằng năm của các chính khác cấp cao, các nhà kinh tế và doanh nhân thành đạt trên khắp thế giới.
Một thương gia vốn là khách quen của Diễn đàn này từng cao hứng tuyên bố: "Nếu ai chưa từng đến Diễn đàn Davos, có nghĩa là người đó không là gì cả". Còn theo GS. kinh tế Pháp Jean-Pierre Lehmann, "giá trị của Diễn đàn Davos là ở chỗ nó là cuộc hẹn dường như mang tính phi chính trị đến mức tối đa, để tất cả các nước có thể cùng nhau bàn thảo về các vấn đề kinh tế nóng hổi. Thế mạnh của Davos là một hệ thống rộng và mở".
Dưới sự dẫn dắt của giáo sư Klaus Schwab, WEF đã trở thành một diễn đàn kinh tế hằng năm đầy ảnh hưởng, thu hút nhiều chính khách, học giả và doanh nhân. Ảnh: Getty.
Vai trò cá nhân của ông Klaus Schwab tại WEF lớn tới mức có nhiều người không hình dung nổi diễn đàn này sẽ hoạt động thế nào nếu một ngày nào đó ông Schwab rời bỏ công việc. Năm nay, dù đã cao tuổi, ông Schwab tiếp tục chỉ trì và chứng kiến lần tổ chức thứ 40 của WEF tại Hà Nội.
Trả lời báo giới về tình hình sức khỏe của mình, ông đã hóm hỉnh đáp: "Về phương diện thể lực, tôi vẫn rất khỏe. Tôi vẫn đi bơi hàng sáng. Tôi chưa thấy ai dừng lại vì lý do tuổi tác cả". Được biết, khi đã 70 tuổi, Schwab vẫn leo núi và tham gia vào cuộc chạy đua trượt tuyết xuyên quốc gia. Ông cũng được biết đến với khả năng nhảy rất cừ.
Chia sẻ về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà chính mình là người khởi xướng, đưa ra khái niệm với thế giới, giáo sư Schwab khẳng định rằng cuộc cách mạng 4.0 như một cơn sóng thần sẽ nhanh chóng thay đổi hoàn toàn cuộc sống của thế giới.
"Nó sẽ không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp, cách chúng ta sản xuất, cách chúng ta tiêu dùng. Nó sẽ thay đổi chính chúng ta, cung cấp một cuộc sống hiện đại và phát triển như giao thông thông minh, chính phủ thông minh, thành phố thông minh. Mọi thứ sẽ được tích hợp vào một hệ sinh thái được vận hành bởi Big Data và bởi sự hợp tác của chính phủ với: xã hội và doanh nghiệp".
Theo Danviet
Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Hà Nội: ASEAN 4.0, cơ hội có dành cho tất cả? Diễn đàn Kinh tế Thế giới phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn mở (Open Forum) vào ngày 11.9, từ 10h sáng đến 11h30 tại Đại sảnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội. Diễn đàn mở với chủ đề "ASEAN 4.0 có dành cho tất cả?" (ASEAN 4.0 for all?) tổ chức...