Điện Biên: Nỗ lực vượt khó thực hiện Chương trình GDPT mới

Theo dõi VGT trên

Tuy là tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn song tỉnh Điện Biên đã có nhiều nỗ lực để cùng cả nước thực hiện có hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Điện Biên: Nỗ lực vượt khó thực hiện Chương trình GDPT mới - Hình 1

Một buổi kiểm tra việc duy trì nền nếp tại Tp. Điện Biên Phủ.

Khó khăn chồng chất

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, nhất là các trường học vùng đặc biệt khó khăn, phòng học bán kiến cố, phòng học tạm còn 8,5%. Nhiều trường còn thiếu phòng chức năng, công vụ, phòng nội trú và các hạng mục phụ trợ khác để phục vụ công tác dạy và học.

Đơn cử, huyện Điện Biên Đông có 948 phòng học ở cả 3 cấp. Trong đó, 328 phòng bán kiên cố, 67 phòng học tạm và 5 phòng học mượn. So với quy mô phát triển số lớp, học sinh, số phòng học và phòng hỗ trợ học tập chưa đáp ứng được nhu cầu.

Toàn huyện còn 98/356 phòng công vụ giáo viên bán kiên cố và 145/356 phòng công vụ tạm. So với số lượng cán bộ giáo viên, nhân viên có nhu cầu nhà ở, số phòng công vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tương tự, thiết bị phục vụ dạy và học tuy được trang bị, mua sắm bổ sung, nhưng nhiều thiết bị mua sắm từ nhiều năm trước, đã cũ, hết hạn, hỏng, không đồng bộ, không sử dụng được.

Điện Biên: Nỗ lực vượt khó thực hiện Chương trình GDPT mới - Hình 2

Nhiều nơi vẫn thiếu giáo viên.

Một vấn đế đáng quan tâm với Điện Biên là tình trạng thiếu đội ngũ, nhất là giáo viên tiếng Anh, Tin học và giáo viên môn đặc thù như: Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Quốc phòng-an ninh.

“Chúng tôi còn thiếu hơn 200 giáo viên, trong đó chủ yếu là giáo viên mầm non, tiếng Anh và Tin học. Cho đến thời điểm này vẫn chưa được bổ sung biên chế nên chúng tôi tính đến các phương án bồi dưỡng tạm thời để đón đầu cho năm học mới. Nếu không có biên chế, việc triển khai Chương trình GDPT mới ở địa bàn vùng cao như chúng tôi hết sức khó khăn”, ông Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tủa Chùa trăn trở.

Ông Mai Trọng Thuyết – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng GD&ĐT huyện Mường Ảng cho biết: Công tác chuẩn bị thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (đối với khối lớp 1, 2) theo đúng tiến độ. Phòng đã chỉ đạo các trường kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, phòng lớp học… và đăng kí mua đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ năm học 2021-2022. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện phục vụ tập huấn sử dụng SGK lớp 2 trong thời gian tới theo kế hoạch của Sở GD&ĐT.

“Khó khăn lớn nhất với chúng tôi là tình trạng thiếu giáo viên dạy tiếng Anh. Hiện huyện có 13/29 giáo viên, vẫn còn thiếu 16 giáo viên để thực hiện dạy tiếng Anh tự chọn 2 tiết/ tuần cho khối 1 2 và bắt buộc 4 tiết/tuần cho khối 3 4 5. Ở một số đơn vị như tTường PTDTBT Tiểu học Bản Bua, phòng học môn Tin học chưa có thiết bị và nhiều trường chưa có phòng học môn tiếng Anh. Trong khi theo lộ trình đến năm học 2022-2023: 100% học sinh lớp 3 bắt buộc học 2 môn Tin học và Tiếng Anh. Ngoài ra, nhiều đơn vị có học sinh lớp 3, 4, 5 đang học tại điểm trường lẻ, rất khó khăn trong việc tổ chức dạy học môn Tin học trong thời gian tới”, ông Thuyết bộc bạch.

Điện Biên: Nỗ lực vượt khó thực hiện Chương trình GDPT mới - Hình 3

Ở các điểm bản lẻ, tình trạng học sinh phải học lớp ghép vẫn diễn ra do thiếu giáo viên.

Video đang HOT

Chủ động vượt khó

Ông Nguyễn Văn Kiên – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên cho biết: Để hỗ trợ các địa phương khắc phục tình trạng thiếu cơ sở vật chất (CSVC), ngành GD-ĐT đã chỉ đạo rà soát, sắp xếp, sửa chữa để sử dụng hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học hiện có. Đồng thời chủ động tham mưu với UBND các cấp xây dựng kế hoạch đầu tư CSVC đủ theo quy định của từng cấp học. Bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu đảm bảo thực hiện đổi mới của từng khối lớp, cấp học. Ngành cũng huy động lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa nâng cấp CSVC, thiết bị trường học. Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác chế độ chính sách với cán bộ, giáo viên và học sinh.

“Từ giữa năm 2020, 100% UBND huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, ban hành kế hoạch của địa phương thực hiện Chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới. Toàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông về về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và Chương trình, SGK giáo dục phổ thông 2018″, ông Nguyễn Văn Kiên cho hay.

Điện Biên: Nỗ lực vượt khó thực hiện Chương trình GDPT mới - Hình 4

Huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục còn gặp nhiều khó khăn do Điện Biên có xuất phát điểm thấp.

Ông Kiên cho biết thêm: Trên cơ sở thống kê, rà soát, đ.ánh giá thực trạng, xác định nhu cầu bảo đảm các điều kiện cần thiết về CSVC, kỹ thuật, nhân lực… chính quyền địa phương các cấp cũng đã và đang hoàn thành việc lập kế hoạch đầu tư CSVC cho các cơ sở GDPT giai đoạn 2021-2015, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Theo ông Kiên, khó khăn còn nhiều, song ngành GD-ĐT Điện Biên xác định sẽ tập trung làm tốt những giải pháp căn bản. Trong đó, địa phương tiếp tục tăng cường truyền thông về GD&ĐT; đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đổi mới Chương trình, SGK trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Kiên thông tin: Sở sẽ tổ chức rà soát, đ.ánh giá thực trạng, đội ngũ giáo viên để tham mưu UBND tỉnh tuyển dụng bổ sung từng bước đảm bảo số lượng và chất lượng đáp ứng triển khai thực hiện chương trình GDPT mới. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học để phục vụ tốt nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt các chủ đề, chuyên đề triển khai chương trình, SGK mới.

“Đề nghị ngành quan tâm, hỗ trợ chúng tôi bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tin học. Dự kiến mỗi trường sẽ cử 2 giáo viên đi học để đón đầu cho năm học sau nữa. Giải pháp này để đề phòng trường hợp không có biên chế tin học, hoặc có nhưng nguồn tuyển chưa đáp ứng thì mình đã có giải pháp đón đầu”, ông Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ.

Điện Biên: Nỗ lực vượt khó thực hiện Chương trình GDPT mới - Hình 5

Ở một số nơi, giáo viên tiếng Anh phải dạy 2 trường.

Theo kế hoạch, Sở GD&ĐT Điện Biên sẽ tổ chức các đợt tập huấn đại trà giáo viên cấp tiểu học, THCS, THPT về triển khai Chương trình GDPT 2018 và SGK lớp 2, lớp 6. Hoàn thành nội dung tập huấn sử dụng SGK lớp 2, lớp 6 trước khi khai giảng năm học mới.

Điện Biên sẽ đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán có chất lượng các môn học từ các trường học đến cấp tỉnh. Tăng cường vai trò nòng cốt của đội ngũ giáo viên cốt cán cấp tỉnh, cấp cụm trường, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Các địa phương khắc phục khó khăn, sẵn sàng bước vào năm học mới 2020 - 2021

Năm học mới 2020-2021 sẽ diễn ra trong bối cảnh diễn biến của dịch COVID-19 còn phức tạp, ngành giáo dục thực hiện chương trình phổ thông mới từ khối 1.

Tại trường Tiểu học Nậm Nhừ (Nà Khoa, Nậm Pồ, Điện Biên), ngôi trường vừa bị cơn lũ quét tàn phá sát thềm năm học mới nên việc chuẩn bị tại ngôi trường này đang đặt ra nhiều thử thách đối với các thầy cô giáo.

Cô Nguyễn Thị Thúy Hiệu trưởng nhà trường cho biết, cơn lũ dữ xảy ra đối với nhà trường, các thầy cô giáo bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề, cuộc sống của các thầy cô giáo bị ảnh hưởng rất nhiều.

Nhưng nhờ vào sự kết nối của các cơ quan báo chí, các cơ quan ban ngành khác đã hỗ trợ nhà trường, thầy cô.

Bởi thế việc chuẩn bị khai giảng, chuẩn bị cơ sở vật chất dạy học của nhà trường cũng đã ổn định.

Địa bàn miền núi nên công tác vận động học sinh đến trường mang tính đặc thù.

Các địa phương khắc phục khó khăn, sẵn sàng bước vào năm học mới 2020 - 2021 - Hình 1

Công tác khắc phục hậu quả do cơn lũ tại Nậm Nhừ đã diễn ra khẩn trương. Ảnh: cô Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng trường Nậm Nhừ.

Đến thời điểm này, các thầy cô của Trường Nậm Nhừ 1 đã được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các lực lượng vũ trang như Bộ đội Biên phòng phối kết hợp nên cơ bản phụ huynh đồng tình, ủng hộ.

Nói về sách giáo khoa mới cho học sinh lớp 1, cô Thúy cho biết, sách giáo khoa mới cũng đã ổn định nhờ vào sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành.

Trước thềm năm học mới, cô Thúy mong các con đến trường được an toàn, được chăm sóc sức khỏe, được tiếp thu những kiến thức mới.

Năm học qua, thời gian nghỉ học dài, nghỉ dịch COVID -19 nên kiến thức sẽ quên, do vậy các cháu phải cố gắng, nhà trường sẽ lên kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh.

Với ngành giáo dục huyện Nậm Pồ, công tác triển khai cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Ông Nguyễn Xuân Thuận, trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ cũng cho biết, hiện các đơn vị tại huyện cùng chung tay chia sẻ khó khăn với Nậm Nhừ. Việc khắc phục khó khăn đã đạt được những bước đầu, sẵn sàng cho năm học mới.

Tại các trường khác, ông Thuận cũng cho biết, các trường học do phòng quản lý trên địa bàn huyện Nậm Pồ đã sẵn sàng cho năm học mới.

Tại huyện vùng cao Đồng Văn (Hà Giang), bà Mua Thị Hồng Minh, trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: "Hiện công tác chuẩn bị cho năm học mới tại huyện cũng đã sẵn sàng.

Đối với sách giáo khoa mới, các em học sinh tại huyện Đồng Văn được hưởng theo nghị định 86 nên hiện sách cũng được chuyển lên các trường, đảm bảo cho các em học sinh đủ sách để học tập.

Công tác sửa chữa, vệ sinh trường lớp cũng đã đảm bảo. Việc vận động học sinh ra lớp sẽ được thực hiện từ ngày 1/9.

Đối với công tác khai giảng, Phòng cũng đã tham mưu đối với Ủy ban nhân dân huyện, tùy đặc thù từng trường, từng địa bàn để tổ chức khai giảng đảm bảo an toàn, vui khỏe cho các em học sinh.

Đến thời điểm này, có thể nói ngành giáo dục huyện Đồng Văn cũng đã sẵn sàng cho năm học mới.

Các địa phương khắc phục khó khăn, sẵn sàng bước vào năm học mới 2020 - 2021 - Hình 2

Các trường tại Đồng Văn sẵn sàng cho năm học mới. Ảnh Trường Tiểu học Lũng Cú.

Tại Quảng Trị, là một tỉnh chịu ảnh hưởng của dịch COVID -19 vì thế công tác tổ chức năm học mới cũng được lên phương án kỹ lưỡng tránh tình trạng thụ động đối phó khi dịch bệnh xảy ra.

Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh đã có phương án chuẩn bị cho năm học mới:

Nếu dịch bệnh được kiểm soát, ngành Giáo dục và Đào tạo chủ động triển khai nhiệm vụ năm học theo kế hoạch đảm bảo quy trình khung thời gian năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong tình hình dịch bệnh COVID - 19 còn diễn biến phức tạp thì tỉnh sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-CP của Chính phủ, ngành giáo dục thực hiện biện pháp vừa thực hiện việc tổ chức dạy học vừa phải nghiêm túc, tích cực phòng chống dịch theo yêu cầu của ngành y tế, việc thực hiện dạy học sẽ theo hình thức trực tuyến.

Đến thời điểm hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cũng đã quán triệt, chỉ đạo tất cả các cơ sở giáo dục tổ chức thuốc khử trùng, vệ sinh sát khuẩn khuôn viên trường lớp để đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch COVID - 19, các nhà trường bổ sung trang thiết bị y tế và triển khai thực hiện các quy trình phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo an toàn đón học sinh trở lại trường vào dịp khai giảng.

Ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cũng đã thực hiện công tác mua sắm tối thiểu cho học sinh lớp 1, bố trí kinh phí để duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất các trường học.

Các địa phương khắc phục khó khăn, sẵn sàng bước vào năm học mới 2020 - 2021 - Hình 3

Ngành giáo dục Quảng Trị đang khắc phục khó khăn vì những ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh: trường Trung học phổ thông Bùi Dục Tài (Hải Lăng, Quảng Trị).

Các địa phương đã lồng ghép các nguồn vốn của chương trình nông thôn mới, ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa để đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng trường lớp, và mua sắm bổ sung thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục.

Với điều kiện hiện nay, tới đây Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, chỉ đạo các nhà trường tổ chức Lễ khai giảng theo tinh thần trang trọng nhưng ngắn gọn, vì học sinh thân yêu.

Nếu khai giảng tập trung phải đảm bảo giãn cách hoặc sân trường rộng thì có thể ưu tiên khai giảng tập trung cho các em học sinh đầu cấp, để các em có niềm vui ngày khai giảng đầu tiên ở ngôi trường mới. Nếu khó khăn hơn thì tổ chức khai giảng trong từng lớp học.

Nói về khó khăn trong năm học mới, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cho rằng, vì dịch bệnh nên công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chính trị cho cán bộ, giáo viên gặp khó khăn.

Nếu phải dạy trực tuyến thì lo nhất là lớp 1 vì thực hiện chương trình cải cách nên chất lượng và hiệu quả sẽ là thách thức. Các phương tiện, thiết bị nhiều nơi chưa đảm bảo để thực hiện dạy học trực tuyến.

Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID - 19 ngành giáo dục đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện không thu học phí đối với những tháng nghỉ học, chỉ thu theo thời gian thực học và tối đa không quá 9 tháng/năm học nên nguồn thu các đơn vị có phần bị sụt giảm nhất là các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Bên cạnh đó thực hiện chủ trương tiết kiệm 10% chi thường xuyên do ảnh hưởng của dịch COVID -19 cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ngân sách hoạt động của các cơ sở giáo dục.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Choáng váng chiều cao 1m82 của quý tử nhà Jang Dong Gun ở t.uổi 14
07:46:54 13/07/2024
'Bà mối quốc dân' Cát Tường: Thủ khoa đại học, từng yêu 3 người kém cả chục t.uổi
06:38:37 13/07/2024
Hoàng Thùy đá xéo "kẻ bất nhân" giữa drama với Hương Giang, mượn lời bộ phim siêu hot khiến dân tình xôn xao?
07:25:58 13/07/2024
Sang nhà ngoại chơi, vừa nhìn thấy bố cầm ra đôi tất tôi liền nghĩ đến việc bỏ chồng
08:50:56 13/07/2024
Jisoo biết "giữ mình" nhất Blackpink, Jennie và Lisa nên học hỏi?
07:04:51 13/07/2024
Mẹ chồng không trách tội tôi "nặng lời" nhưng bà lại làm việc kinh khủng này trong bữa cơm với thông gia
07:48:10 13/07/2024
Cứ 9h tối, cô giúp việc lại mang đồ ăn thừa lén lút đi ra ngoài đưa cho người đàn ông lạ mặt: Bí mật khiến tôi ấm lòng
07:31:16 13/07/2024
Thực hư thông tin Sam sở hữu căn hộ 90 tỷ đồng
07:37:50 13/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoàng Thuỳ từng khóc nức nở trên livestream

Sao việt

09:31:01 13/07/2024
Giữa lúc ồn ào đang diễn ra, một đoạn video từ người mẫu sinh năm 1992 bật khóc trên livestream khoảng gần 3 năm trước bất ngờ được quan tâm trở lại.

"Hung thần showbiz" khiến Dương Mịch ly hôn trong ê chề, đến Triệu Lệ Dĩnh cũng phải khóc lóc xin buông tha

Sao châu á

09:23:36 13/07/2024
Công chúng cũng phải thừa nhận rằng không có người này giới giải trí Hoa ngữ cũng không còn những scandal kinh thiên động địa thực sự.

Hằng Du Mục livestream đá xéo chồng Trung Quốc, cà khịa cực thâm sau drama

Netizen

09:20:54 13/07/2024
Nữ tiktoker Hằng Du Mục sau ồn ào bị chồng Tô Bằng người Trung Quốc tác động vật lý , bầm tím người, thì mới đây cô đã có màn cà khịa cực tâm, đá xéo ồn ào này ngay trên livestream. Nhiều người tinh ý phát hiện, chia sẻ rầm rộ.

Ai phải bồi thường trong vụ tai nạn liên hoàn tại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng?

Tin nổi bật

09:03:17 13/07/2024
Liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn xảy ra trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng gây hậu quả rất nghiêm trọng, nhiều người đặt câu hỏi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai?

Các nhà khoa học đặt tên một loài mới theo tên của Teemo

Mọt game

09:00:42 13/07/2024
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài cua mới trong các rạn san hô ở Biển Đông và đặt tên nó theo tên của vị tướng bị ghét nhất trong Liên Minh Huyền Thoại: Teemo.

Nhóm đối tượng cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ trái phép nữ nhân viên quán karaoke

Pháp luật

08:46:42 13/07/2024
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Hoài Đức, Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng trong vụ cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ nhân viên quán karaoke trái phép.

Chồng lén gửi nửa tỷ về cho em trai trả nợ, tôi lên tiếng đòi thì mẹ chồng nói sẽ cầm cố nhà cửa để lấy t.iền trả tôi

Góc tâm tình

08:46:24 13/07/2024
Cả tối hôm đó hai vợ chồng tôi tranh cãi gay gắt. Quá tuyệt vọng, tôi liền bỏ về nhà ngoại ngay trong đêm. Vợ chồng tôi kết hôn đến nay đã được 6 năm, có một con gái 3 t.uổi.

Khó khăn bủa vây Boeing

Thế giới

08:29:00 13/07/2024
Boeing cho biết, họ chỉ bán được 14 máy bay phản lực mới trong tháng Sáu vừa qua, phần lớn là bán máy bay chở hàng. Và một trong số đó là thay thế chiếc đã bị bung cánh cửa giữa lúc bay chỉ hơn sáu tháng trước.

Trên đường về nhà, nữ điều dưỡng kịp cứu sống trẻ sơ sinh đã ngưng thở

Sức khỏe

08:25:11 13/07/2024
Ngày 12/7, thông tin từ Bệnh viện t.rẻ e.m Hải Phòng cho biết, nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo (SN 1990, đang làm việc tại Khoa Hô hấp Bệnh viện t.rẻ e.m Hải Phòng) vừa cứu sống trẻ 7 ngày t.uổi đã ngừng thở do tình cờ gặp trên đường.

Anh Đào - "đệ nhất đanh đá" của phim truyền hình Việt

Hậu trường phim

08:12:04 13/07/2024
Vui lên nào anh em ơi lần này, Anh Đào tiếp tục đảm nhận vai Thu - một người phụ nữ đanh đá, chua ngoa, ghê gớm. Lúc nào, chồng cũng sợ Thu như sợ cọp.

Hà Kino: Mỹ nhân tóc tém "phi giới tính" bất ngờ thi Miss Universe Vietnam

Phong cách sao

08:07:07 13/07/2024
Năm 2023, Hà Kino gây chú ý khi tham gia chương trình truyền hình thực tế Chị đẹp đạp gió rẽ sóng . Tuy nhiên, sự góp mặt của cô lại vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.