Điện Biên: Nậm Pồ đưa văn hóa, thông tin về cơ sở
Nậm Pồ là huyện biên giới vùng sâu, vùng xa, địa hình chia cắt, khó khăn cho giao thông liên lạc của tỉnh Điện Biên; đặc biệt là công tác tuyên truyền văn hóa, đưa thông tin về cơ sở.
Để bảo đảm cung cấp thông tin thời sự, phản ánh kịp thời tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương, trong nước và quốc tế; những năm qua, Nậm Pồ đã khắc phục phó khăn, tận dụng mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật truyền thanh – truyền hình, nhằm đưa thông tin tới người dân. Nhờ đó, tỷ lệ dân số nghe Đài Tiếng nói Việt Nam và đài địa phương đạt 86% (tăng 56% so với năm 2015).
Kỹ thuật viên Trạm truyền hình xã Chà Cang chỉnh máy phát truyền thanh không dây.
Hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chức năng huyện rà soát chất lượng và cử đội ngũ viên chức làm công tác phát thanh – truyền hình, văn hóa – thông tin tham gia tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ báo chí, kỹ thuật, công nghệ thông tin do Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí tỉnh tổ chức. Phối hợp với UBND các xã hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, công tác quản lý hoạt động truyền thanh xã cho đội ngũ công chức văn hóa xã để nâng cao chất lượng hoạt động của đài truyền thanh cơ sở.
Video đang HOT
UBND huyện ban hành Kế hoạch số 653/KH-UBND ngày 27/6/2018 về phát triển các lĩnh vực ngành Thông tin và Truyền thông trên địa bàn huyện. Đầu tư thiết bị máy phát truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh công cộng cho 40 bản thuộc 5 xã (Chà Cang, Chà Tở, Nậm Khăn, Nậm Tin, Pa Tần), cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật các trạm phát lại truyền thanh – truyền hình xã Si Pa Phìn, Chà Cang, Nà Hỳ, duy tu bảo dưỡng hệ thống 10 đài truyền thanh xã đã được đầu tư. Tính riêng giai đoạn 2018 – 2020 huyện đã đầu tư thiết bị truyền thanh công cộng cho 11 bản thuộc 2 xã (Pa Tần, Nậm Tin) với tổng kinh phí 250 triệu đồng; duy tu, sửa chữa trang thiết bị truyền thanh, truyền hình huyện và các đài truyền thanh xã với tổng kinh phí 500 triệu đồng… Đến nay, toàn huyện có 3 trạm phát lại truyền thanh – truyền hình; 10/15 xã được trang bị hệ thống truyền thanh không dây; 92/121 bản có hệ thống loa truyền thanh công cộng.
Chị Lò Thị Mai, người dân bản Mới 1, xã Chà Cang chia sẻ: Từ khi có hệ thống loa truyền thanh không dây, ngày 2 lần (sáng 5 giờ – 5 giờ 30 phút; chiều từ 17 giờ – 19 giờ) chúng tôi được nghe thông tin thời sự của địa phương, tỉnh; các chương trình khuyến nông, xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo… giúp người dân có kiến thức áp dụng vào thực tế. Đặc biệt từ đầu năm đến nay, nhờ hệ thống loa truyền thanh mà tôi biết thêm thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước và quốc tế; cách phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ bản thân, gia đình và những người xung quanh…
Trao đổi về công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn huyện, ông Vũ Hữu Mạnh, Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Truyền thanh – Truyền hình huyện Nậm Pồ cho biết: Do tình hình dịch bệnh nên từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện chưa triển khai được những đợt tuyên truyền tập trung tại các thôn, bản (theo hình thức sân khấu hóa, chiếu phim lưu động…). Tập trung đẩy mạnh việc tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh không dây tại các thôn bản. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền văn hóa, đưa thông tin về cơ sở trên địa bàn huyện gặp phải những khó khăn như: Toàn huyện còn 5 xã chưa có máy phát truyền thanh, 29 bản chưa có điện, chưa có hệ thống loa truyền thanh hoạt động; địa bàn rộng, chủ yếu là núi cao, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như phạm vi phủ sóng của đài truyền thanh xã; việc quy định công suất của máy phát truyền thanh từ 30 – 50w không phù hợp với địa hình miền núi. Đội ngũ cán bộ quản lý ở cơ sở trình độ chuyện môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa được đào tạo về nghiệp vụ phát thanh truyền hình, phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau khiến việc chuyên môn hóa chưa cao. Các đài truyền thanh xã và trạm phát lại truyền thanh – truyền hình chưa được đầu tư trang thiết bị sản xuất chương trình, lưu trữ số… Thời gian tới để nâng cao hiệu quả tuyên truyền văn hóa, thông tin về cơ sở, Trung tâm tiếp tục từng bước chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng từ công nghệ tương tự sang công nghệ số; đổi mới nội dung, chương trình phát thanh – truyền hình địa phương. Thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền góp phần triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của nhân dân…
Quảng Bình đến Phú Yên nắng nóng, tia cực tím gây hại ở mức rất cao
Người dân cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như uống đủ nước, hạn chế ở ngoài trời buổi trưa, nên ở dưới bóng mát, che chắn khi ra ngoài, bắt buộc bôi kem chống nắng, đeo kính râm và đội mũ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 8/9, do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp phía Tây, kết hợp với hiệu ứng phơn, các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 34-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến 55-65%.
Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 12-16 giờ. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng cấp 1.
Từ ngày 9/9, nắng nóng ở Trung Bộ có xu hướng dịu dần.
Ngày 8/9, chỉ số tia cực tím (UV) ở Đà Nẵng có giá trị mức 9. Tại Quy Nhơn, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Trường Sa chỉ số tia UV có giá trị mức 10, mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Tiềm năng cực đại chỉ số nhiệt ở Đà Nẵng, Quy Nhơn ở mức nguy hiểm, con người rất có khả năng bị say nắng, kiệt sức vì nóng. Sốc nhiệt có thể xảy ra nếu tiếp xúc hoặc hoạt động thể chất lâu dài.
Người dân cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như uống đủ nước, hạn chế ở ngoài trời buổi trưa, nên ở dưới bóng mát, che chắn khi ra ngoài, bắt buộc bôi kem chống nắng, đeo kính râm và đội mũ.
Trong khi đó, từ 2-8 giờ ngày 8/9, khu vực Bắc Bộ đã có mưa, có nơi mưa to như Linh Hồ (Hà Giang) 58mm, Phù Lưu (Tuyên Quang) 92,2mm, Gia Phú (Lào Cai) 50mm, Quất Đông (Quảng Ninh) 42mm, Cảm Nhân (Yên Bái) 44mm...
Dự báo đến 14 giờ ngày 8/9, các tỉnh, thành phố ở Bắc Bộ sẽ tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-30mm, có nơi trên 50mm.
Người dân đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Những nơi có nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở các huyện Móng Cái, Đầm Hà, Cẩm Phả (Quảng Ninh).
Những huyện nguy cơ cao như Nậm Pồ, Mường Chà, Mường Áng, Mường Lay, Tủa Chùa (Điện Biên); Đà Bắc, Tân Lạc (Hòa Bình); Vị Xuyên, Xín Mần, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Yên Minh, thành phố Hà Giang (Hà Giang); Chi Lăng, Lộc Bình (Lạng Sơn); Hà Quảng, Thạch An (Cao Bằng); Hàm Yên, Na Hang (Tuyên Quang); Ngân Sơn, Chợ Đồn, Bạch Thông (Bắc Kạn)./.
Nỗ lực khắc phục hậu quả lũ quét tại Nậm Pồ Ngay khi nhận tin lũ quét xảy ra trên địa bàn xã biên giới Nậm Nhừ, huyện Nậm Pồ (tỉnh iện Biên), UBND huyện đã khẩn trương chỉ đạo các lực lượng về Nậm Nhừ hỗ trợ nhân dân di chuyển tránh lũ. Tuy nhiên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn, vì trời mưa liên tục, nước trên suối Nậm Nhừ...