Diễn biến khó lường trên sân chơi công nghệ TV những năm gần đây
Không được nhắc đến nhiều như thị trường smartphone thế nhưng thị trường TV cũng có những cuộc đua thú vị cả về công nghệ và chiến lược.
LG Display đưa ra những hứa hẹn lớn lao trong năm nay. Công ty này theo đó lên kế hoạch bán ra 4 triệu tấm nền màn hình TV OLED trong năm 2019, tăng lên từ con số 2,9 triệu tấm nền trong năm ngoái. Thế nhưng, đằng sau những hứa hẹn này là một sự sợ hãi. LG Display hiện tại vẫn là nhà sản xuất tấm nền màn hình LCD lớn nhất thế giới. Thế nhưng, giá thành của màn hình LCD đang hạ thấp đến mức làm tổn thương chính công ty này.
Thực tế nói trên dẫn tới lợi nhuận kinh doanh thảm họa với lợi nhuận hoạt động năm trong năm 2018 giảm tới 96,2% so với cùng kì năm trước. Tình hình cũng không khá hơn trong quý một năm nay. Và mặc dù mảng kinh doanh OLED TV của LG đạt lợi nhuận lần đầu tiên trong năm nay, nó cũng chỉ là một điểm sáng nhỏ nhoi. Doanh số của OLED TV thực tế chậm hơn kì vọng và nhiều trang công nghệ đánh giá LG đang tự dồn mình vào phía chân tường.
Cùng lúc, đối thủ Samsung Electronics tận dụng thời cơ đến từ việc giá thành màn hình LCD đang giảm. Công nghệ màn hình LCD quantum dot (QD, điểm lượng tử) TV, còn được Samsung gọi bằng cái tên QLED, có kết quả kinh doanh tốt hơn kì vọng của thị trường. Đây là kết quả của việc Samsung trong năm 2018 đã giới thiệu MicroLED TV, sản phẩm hoàn toàn có thể so sánh được với màn hình OLED ở mức độ hiển thị màu đen. Samsung Display sau đó cũng xác nhận vào đầu năm rằng hãng này đang phát triển những tấm nền đi-ốt phát sáng hữu cơ điểm chấm lượng tử (QD-LED). Khi thông tin về QD-LED xuất hiện, sự sợ hãi và mất niềm tin bên trong LG đã nhen nhóm, theo chính nguồn tin bên trong LG.
OLED TV của LG đã được phát triển trong một thập niên và thực tế đã có mặt trên thị trường lần đầu từ 7 năm trước. Kể từ thời điểm đó, mối lo ngắn hạn lớn nhất của LG là việc đối thủ Samsung sẽ tiếp quản một cách hiệu quả thị trường LCD từ sản phẩm đầu cuối với QLED. Trong dài hạn, LG sẽ gặp khó nếu Samsung thành công trong việc ra mắt sản phẩm QD-OLED trên hệ sinh thái OLED mà LG đã dày công xây dựng. Như người ta vẫn nói, một người gieo một người gặt.
Đánh cược của LG vào màn hình OLED
LG Display và LG Electronics đã đánh cược lớn vào màn hình OLED cỡ lớn kể từ năm 2012. LG rõ ràng cần một điểm mạnh để vượt qua được đổi thủ Samsung Electronics, cái tên dẫn đầu doanh số TV kể từ khi đánh bại Sony vào năm 2007. Vì thế, khi Samsung dừng sử dụng màn hình OLED trong năm 2014 và chuyển sang dùng màn hình QD-LCD cho các dòng TV cao cấp, LG đã rất nóng lòng để nhận được những lời tán dương vì vẫn giữa vững được vị thế và có nhiều sáng tạo trong đột phá công nghệ mà đối thủ không thể làm được.
Lý do Samsung dừng dùng OLED TV lúc đó đến từ kết quả của công nghệ và lợi nhuận. Công ty này theo đó viện dẫn vấn đề “điểm ảnh xanh” – các điểm ảnh OLED vẫn có chu trình ánh sáng ngắn hơn các màn hình khác và điều này gây ra hiện tượng lưu ảnh không thể giải quyết được trong thời gian ngắn. Samsung tin rằng OLED phù hợp hơn với màn hình nhỏ của smartphone với chu kì sử dụng ngắn hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn.
LG trong khi đó chọn lối đi khác. Trong khi không giải quyết được cấn đề “điểm ảnh xanh,” LG giới thiệu màn hình OLED trắng. Bằng cách sử dụng lưới ảnh bao gồm OLED trắng, LG có thể phủ một loạt các bộ lọc mà để tạo ra bốn điểm ảnh phụ: đỏ, xanh dương, xanh lá và trắng. Mục tiêu cho việc dùng OLED trắng là để bảo vệ tuổi thọ của các điểm ảnh xanh. Samsung lúc đó đã thách thức đối thủ của mình và nói rằng tấm nền với điểm ảnh trắng không thực sự là màn hình OLED vì nó phá vỡ hệ màu RGB truyền thống: đỏ, xanh dương và xanh lá. Thế nhưng động thái của LG Display lúc đó được rất nhiều sự ủng hộ từ đội ngũ lãnh đạo công ty này.
LG đã tụt lại phía sau trên sân chơi smartphone và rất cần một chiến thắng. Quyết định gắn bó với màn hình OLED là vấn đề của lòng tự tôn mà hãng này vẫn giữ trong một thời gian dài. Với LG, OLED là màn hình TV tương lai.
Video đang HOT
Thời thế của Samsung
Những dấu hiệu cho thấy may mắn quay đầu lại với Samsung xuất hiện vào năm 2016 khi Apple kí một hợp tác lớn để cung cấp 100 triệu tấm nền màn hình OLED từ Samsung cho những chiếc điện thoại của mình. Thương vụ này là một chiến thắng mang tính biểu tượng của Samsung so với LG bởi nó cho thấy dự đoán trước đó cho rằng thị trường smartphone sẽ mở cửa cho màn hình OLED trước cả TV là hoàn toàn chính xác. Hiện nay, Samsung, Apple và Huawei đều dùng màn hình OLED cho những thiết bị cao cấp nhất của mình.
Ở mảng TV, mặc dù chưa thực sự giành được thắng lợi nhưng việc chuyển sang sử dụng màn hình QD-LCD (được đổi tên từ SUHD thành QLED) cũng bắt đầu mang đến cho Samsung trái ngọt. Năm 2007, màn hình LCD có giá giảm mạnh nhờ năng lực sản xuất tăng lên đáng kể của các nhà sản xuất Trung Quốc, đặc biệt là BOE. Nhờ mức giá rẻ, dây chuyền sản xuất màn hình LCD vẫn đang được duy trì của Samsung có thể mua màn hình LCD giá thấp và bán nó với giá cao hơn nhờ thêm vào QD (điểm lượng tử). Trong khi đó, LG chịu tổn thấy nặng nề vì giá màn hình LCD giảm trong khi đó lại không có yếu tố bù trừ do OLED TV chưa đạt được quy mô đủ lớn.
Về mặt công nghệ, Samsung cũng tận dụng được sức mạnh của màn hình LCD: độ sáng. Một trong những thế mạnh truyền thống của OLED so với LCD là tỷ lệ khẩu độ hoặc lượng ánh sáng thực tế đến từ một diện tích màn hình. Vì màn hình OLED có thể tự phát sáng, nó có thể duy trì độ sáng dễ dàng hơn so với màn hình LCD. Thế nhưng điểm trừ là, để tận dụng được tỷ lệ khẩu độ lớn hơn và tăng độ sáng, bạn sẽ cần lượng điện cao hơn và lượng tượng tiêu thị tăng lên sẽ khiến vòng đời của các đi-ốt giảm xuống – một nguyên nhân khác cho hiện tượng lưu ảnh. Điều này sẽ còn trầm trong hơn nữa khi bạn muốn tăng chất lượng hình ảnh từ FHD lên UHD và sau đó là 8K và TV cần nhiều điện năng hơn.
Vì thế, Samsung đã tăng độ sáng lên tối đa cho QLED TV của mình, với màn hình LCD có thể xử lý lượng điện năng tăng lên mà không gây ra vấn đề. Điều này có thể cũng là lý do tại sao Samsung có thể ra mắt TV 8K sớm hơn LG. TV 8K của Samsung lúc này đã được thương mại hóa trong khi đó LG thì mới chỉ lên kế hoạch ra mắt TV 8K OLED 88 inch của mình trong nửa sau năm nay.
Những quyết định của LG và Samsung thể hiện những thay đổi về thị phần trong ba năm qua. Cho đến năm 2017, LG đã gần như xóa nhòa được khoảng cách với Samsung trên thị trường TV. Năm 2016, Samsung nắm trong tay 28% thị phần về doanh thu, trong khi đó LG và Sony có lần lượt 13,6% và 8,5%, theo IHS Market. Năm 2017, khi Samsung giới thiệu thương hiệu QLED, thị phần của hãng này có giảm nhẹ xuống mức 26,5% trong khi con số của LG và Sony là 14,6% và 10,2%. Đến năm 2018, Samsung có cú trở lại ngoạn mục cùng 29% thị phần trong khi đó LG có 16,4% thị phần và Sony là 10,1%.
Khi tương lai bất định, hãy phòng vệ rủi ro, đó là cách Samsung đang làm khi đầu tư cho cả màn hình QLED, microLED và QD-OLED. Đây là một truyền thống mà Samsung vẫn thực hiện trong nhiều thập niên trở lại đây. Trở lại những năm 2000, khi chưa rõ màn hình LCD hay PDP sẽ thống trị thế hệ màn hình TV tiếp theo, Samsung đã phát triển cả hai. Lúc đó, Samsung Electronics đã sản xuất màn hình LCD còn Samsung SDI tập trung vào PDP và sau đó tự sản xuất và bán TV ra thị trường,.
Lưu ảnh – đây là lúc mọi thứ xấu đi
Samsung Display được kì vọng sẽ bắt đầu sản xuất màn hình QD-LED vào năm 2020 với Samsung Electronics có thể sẽ ra mắt sản phẩm thương mại đầu tiên vào năm 2021 thuộc phân khúc cao cấp. Vậy ngay cả khi LG tăng trưởng được doanh số OLED TV bán ra, Samsung cũng sẽ sớm nhập cuộc và cạnh tranh.
Một trong những điểm đau đớn khác của LG là việc màn hình QD-OLED của Samsung sẽ sử dụng chính điểm ảnh xanh “rắc rối’” như một nguồn sáng và dùng điểm lượng tử xanh lá và đỏ để lọc nó theo lý thuyết và giảm hiện tượng lưu ảnh. Nếu thành công, tấm nền của Samsung sẽ có thể hiển thị được màu sắc thực sự vì không dùng điểm ảnh trắng.
Một trong những lý do vấn đề lưu ảnh trên màn hình OLED của LG rõ rệt hơn là bởi việc sử dụng nhiều nguồn sáng khác nhau cho điểm ảnh đỏ, xanh lá và xanh dương. Điểm ảnh xanh tắt nhanh khiến mọi thứ rõ rệt hơn. Samsung dù vậy thực tế dường như cũng không vội vàng, theo nhiều nguồn tin nội bộ, và việc rót vốn đầu tư cho màn hình QD-OLED vẫn chưa được chốt.
Đã bảy năm kể từ khi LG thương mại hóa OLED TV nhưng những điểm ảnh xanh tiếp tục chết. Điều này cho thấy hai thứ: Đầu tiên, LG không thể giải quyết được vấn đề điểm ảnh xanh và thứ hai là mặc dù có thể LG có những cách giải quyết trong ngắn hạn, những phát triển mới tính năng yêu cầu lượng điện năng tiêu thụ tăng vẫn khiến mọi thứ không hề được cải thiện.
Theo Sao Star
Fujifilm ra mắt máy ảnh X-T30 tại Việt Nam, giá bán từ 21,99 triệu đồng
Máy ảnh X-T30 sử dụng cảm biến X-Trans CMOS 4, có thể lấy nét gương mặt và mắt người, được mở bán với giá từ 21,99 triệu đồng.
Fujifilm hôm 20/3 ra mắt máy ảnh không gương lật X-T30 tại thị trường Việt Nam. Chiếc máy là sản phẩm mới nhất của dòng máy ảnh X Series, là thế hệ tiếp theo của X-T20 nhưng lại có nhiều tính năng giống với mẫu X-T3 cao cấp.
X-T30 có thân máy gọn nhẹ 383g, được thiết kế cải thiện cảm giác cầm chắc tay hơn. Máy có cần điều hướng (joystick) đa chiều được ra đời thay thế cho 4 nút bấm điều hướng như trên dòng X-T20 trước, giúp tăng thêm diện tích tiếp xúc phần sau máy cho cảm giác thoải mái sử dụng.
Màn hình LCD phía sau máy mỏng hơn 1,3mm so với thế hệ trước, với độ nhạy cảm ứng tốt hơn. Máy có ba màu đen, bạc, xám chì; riêng phiên bản xám chì sẽ là phiên bản đặc biệt được ra mắt trên toàn thế giới trong thời gian sắp tới.
Mặc dù có thân máy gọn nhẹ nhưng máy ảnh X-T30 được trang bị cảm biến độ phân giải 26,1MP, một trong những cảm biến có độ phân giải cao nhất trong số cảm biến APS-C của máy ảnh kĩ thuật số, hạn chế độ nhiễu ở mức thấp nhất và sự tái tạo màu sắc tốt hơn.
Mức nhạy sáng ISO tiêu chuẩn thấp nhất của máy là ISO 160, trước đây chỉ có ở ISO mở rộng, nay có sẵn ở chế độ chụp RAW.
X-T30 được trang bị thêm Giả lập phim độc quyền của Fujifilm là Giả lập ETERNA - vốn chỉ trang bị trên các dòng máy cao cấp. X-T30 cũng được tích hợp nhiều chức năng chụp, giúp mở rộng khả năng tùy chỉnh hình ảnh như "Điều chỉnh ảnh đơn sắc" (Monochrome Adjustments) có sẵn trong chế độ "Monochrome" và chế độ "ACROS", hay "Hiệu ứng Color Chrome" (Color Chrome effect) giúp tạo độ chuyển màu cho ra màu sắc sâu hơn.
Số lượng điểm ảnh lấy nét theo pha trên cảm biến X-Trans CMOS 4 trên X-T30 đã được nâng lên 2,16 triệu điểm ảnh, nhiều gấp 4 lần so với các dòng sử dụng cảm biến X-Trans CMOS 3. Vùng lấy nét theo pha hiện nay đã được bao phủ 100% cảm biến giúp việc lấy nét chủ thể trở nên nhanh chóng và chính xác ở bất kì vị trí nào trên khung ảnh.
Bên cạnh đó, giới hạn ánh sáng yếu của hệ thống lấy nét theo pha đã được mở rộng từ 0.5EV đến -3EV, giúp dễ lấy nét trong điều kiện ánh sáng rất thấp như ánh sáng ban đêm hoặc ánh sáng lờ mờ như ánh sáng nến.
Cũng như X-T3, X-T30 là sản phẩm có chức năng và hiệu suất AF tốt nhất trong dòng máy ảnh X Series. Cùng với việc xử lí hình ảnh nhanh nhờ vào bộ xử lí X-Processor 4 và nâng cấp thuật toán AF giúp nâng cao mức độ chính xác nhận diện gương mặt/ mắt. Chức năng chọn gương mặt chính sẽ ưu tiên cho người được chọn khi có nhiều gương mặt được máy ảnh nhận diện trong một khung ảnh.
Hiệu suất hoạt động của chế độ tự động chọn bối cảnh nâng cao "Advanced SR Auto" cũng được cải thiện đồng bộ với nâng cấp hiệu suất hoạt động lấy nét AF của máy ảnh.
X-T30 được cải tiến tính năng quay video 4K/30P, với khả năng ghi lại âm thanh độ phân giải cao và chức năng lấy nét mắt trong suốt quá trình quay video.
X-T30 có thể quay ở độ phân giải 6K (6240 3510) để tạo ra chất lượng 4K (3810 2160). X-T30 cũng hỗ trợ định dạng DCI (17:9), cho video có chất lượng như phim điện ảnh.
Một ảnh chụp thử từ X-30: Dù tốc độ chụp thấp (1/52) khiến cánh tay bị mờ nhưng phần mắt phải của nhân vật rất nét do tính năng lấy nét mắt và gương mặt.
Theo itcnews
Chi tiết Sony A6400 vừa ra mắt - lấy nét nhanh nhất, giá 23 triệu đồng Sony A6400 là chiếc máy ảnh mirrorless có tốc độ lấy nét tự động nhanh nhất thế giới chỉ 0.02s. Thiết bị được bán tại Việt Nam với giá 23 triệu đồng. Thiết kế của Sony Alpha A6400 không có quá nhiều thay đổi so với phiên bản tiền nhiệm với hệ thống nút bấm hay vòng xoay vẫn được giữ nguyên. Tuy...