Điện Biên: Học sinh đi học trở lại từ ngày 22/2
UBND tỉnh Điện Biên vừa có công văn cho phép học sinh các cấp đi học trở lại từ ngày 22/2. Học viên, sinh viên các trường: Chính trị, Cao đẳng nghề, Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Điện Biên đi học từ ngày 1/3.
Học sinh Trường Tiểu học Hà Nội – Điện Biên Phủ xếp hàng vào lớp theo quy định
Theo nội dung công văn, học sinh từ bậc mầm non đến THPT; học viên các trung tâm thuộc Sở GD&ĐT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên cấp huyện, các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập và sinh viên trường: Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, Cao đẳng Y tế Điện Biên sẽ đi học trở lại từ ngày 22/2. Học viên, sinh viên trường: Chính trị, Cao đẳng nghề, Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Điện Biên đi học từ ngày 1/3.
Công văn trên cũng nêu rõ: Chỉ thực hiện nấu ăn tập trung cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú THPT, trường có học sinh ở nội trú và các trường có lưu học sinh Lào đang theo học.
Quá trình nấu, tổ chức cho học sinh ăn tập trung phải bảo đảm các yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu theo quy định và vệ sinh an toàn thực phẩm.
UBND tỉnh Điện Biên giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế theo dõi diễn biến tình hình dịch Covid-19 để chỉ đạo, cho phép các cơ sở giáo dục khác tổ chức lại việc nấu ăn tập trung cho học sinh khi có đủ điều kiện theo quy định.
"Người trong cuộc" nói gì về dạy văn hoá trong các trường cao đẳng nghề
"Qua 2 năm học tập, em thấy quyết định của mình hoàn toàn đúng đắn, bởi chỉ còn ít thời gian nữa sau khi hoàn thành chương trình học em có thể xin đi làm..."
Sau 2 năm đã có trong tay 2 tấm bằng
Việc dạy văn hóa Trung học phổ thông trong các trường cao đẳng nghề được nhận định là sẽ rút ngắn con đường gia nhập thị trường lao động, giúp các em sớm có thu nhập.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau từ các bậc phụ huynh xung quanh vấn đề này. Để có góc nhìn đa chiều, ngoài ghi nhận dưới góc độ của các nhà quản lý, chúng tôi đã có sự ghi nhận từ chính những học sinh đang theo học hệ song bằng để biết thêm tâm tư của các em về vấn đề này.
Video đang HOT
Xuất thân trong một gia đình có nền tảng làm nghệ thuật, bố mẹ cũng đang có một công ty gia đình làm về truyền thông, điều kiện học tập không mấy khó khăn, nhưng với niềm đam mê từ nhỏ với lĩnh vực báo chí, truyền thông nên Trần Hữu Tú (sinh năm 2004 ở Hà Nội) đã quyết tâm theo học hệ song bằng ở trường Cao đẳng Truyền hình (Thường Tín, Hà Nội) thay vì học tiếp ở một trường cấp 3 gần nhà để mong sớm thực hiện được ước mơ thành một diễn viên trong tương lai của mình.
Chia sẻ với chúng tôi, Hữu Tú - sinh viên năm thứ 2 hệ song bằng thể hiện sự cứng cáp tự tin hơn so với độ tuổi sau thời gian được trải nghiệm chương trình vừa học văn hoá vừa học nghề này.
Trần Hữu Tú là học sinh đang theo học hệ song bằng tại Trường Cao đẳng Truyền hình. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Giọng hồ hởi, Tú chia sẻ: "Trước khi chọn con đường học này thì em và gia đình cũng đã tìm hiểu rất kỹ và thấy rằng, việc học nghề cùng với việc học văn hoá cùng lúc nó sẽ rút ngắn được thời gian ngồi trên ghế nhà trường, giúp việc tiếp cận với nghề nghiệp sớm hơn thay vì cách học truyền thống như trước đây.
Cơ hội thì không bao giờ đợi mình cả, nhiều lúc nếu không biết nắm bắt đúng thời điểm rất có thể cả cuộc đời mình phải hối hận.
Hơn nữa, việc bổ túc những kiến thức về nghề nghiệp trong cùng thời điểm học văn hoá Trung học phổ thông cũng giúp em nhận thức về xã hội tốt hơn và có thể tự tin bước ra đời sớm hơn, định hướng về công việc trong tương lai cũng rõ ràng hơn.
Ngoài ra, qua thời gian học em cảm thấy khối lượng kiến thức của các môn học văn hoá ở học hệ song bằng này cũng có phần nhẹ nhàng hơn.
Dù gia đình em cũng đã có sẵn nền tảng làm nghệ thuật, từ lúc nhỏ em đã được tiếp cận với các loại hình về diễn xuất. Nhưng có đi học nghề em mới nhận thấy nhiều kỹ năng mình vẫn còn thiếu, cần được trau dồi.
Nếu không được đào tạo bài bản thì việc bước vào con đường làm nghệ thuật chuyên nghiệp với em vẫn còn rất xa vời".
Hiện tại, nhờ những kiến thức được học ở trường Tú đã có thể tự tìm và nhận "show" những dự án nhỏ trong vai trò làm diễn viên, khuôn mặt đại diện quảng cáo.v.v... và có thể kiếm tiền tự trang trải một phần cho cuộc sống.
Tú nhận định rằng: "Qua 2 năm học tập, em thấy quyết định của mình hoàn toàn đúng đắn, bởi chỉ còn ít thời gian nữa sau khi hoàn thành chương trình học tập em sẽ có trong tay tấm bằng nghề và bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. Như vậy, em có thể xin đi làm việc để giúp đỡ gia đình và trang trải cuộc sống, chi tiêu của bản thân.
Không những thế, việc được học các môn văn hóa đồng thời với các môn học nghề giúp em có nhận thức chín chắn hơn về xã hội, biết được rằng việc kiếm ra đồng tiền chính đáng từ đôi bàn tay của mình khó khăn đến như thế nào".
Được biết, cho dù là học hệ song bằng nhưng Tú cũng đã gặt hái không ít thành quả. Ngoài việc phát triển được tư duy bản thân để trưởng thành hơn thì trong hai học kỳ liên tiếp của năm học đầu tiên Tú đều đạt học bổng loại giỏi của nhà trường.
Khó khăn khi thay đổi tư duy của phụ huynh
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Phạm Thanh Huyền - Trưởng khoa Báo chí, Trường Cao đẳng Truyền hình cho biết:
"Xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh và giúp học sinh tiết kiệm thời gian, tăng cơ hội việc làm.
Học đồng thời với chương trình trung cấp nghề 2 năm, các em sẽ được học thêm các môn văn hóa và tham gia kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia để nhận Bằng tốt nghiệp cấp 3.
Với tấm bằng này, cơ hội để liên thông lên đại học của các em rộng mở hơn, định hướng tương lai của các em cũng rõ ràng hơn".
Cô Phạm Thanh Huyền - Trưởng khoa Báo chí, Trường Cao đẳng Truyền hình. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Cô Huyền cho biết thêm: "Từ lúc áp dụng mô hình đào tạo hệ song bằng thì chúng tôi tiếp nhận được các học sinh vừa tốt nghiệp Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) là chủ yếu.
Bởi với lứa tuổi của các em, việc học này nó phụ thuộc vào điều kiện đi lại của các học sinh và gia đình cũng muốn bám sát để theo dõi.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp ở xa, khi được biết được thông tin nhà trường có tuyển sinh loại hình này thì nhiều phụ huynh cũng mạnh dạn hưởng ứng.
Qua thời gian áp dụng chương trình này vào dạy học, chúng tôi nhận thấy nhiều học sinh sau khi theo học ở trường thể hiện được sự chững chạc hơn qua quá trình giáo dục một cách bài bản.
Đặc biệt, với một số bạn có niềm đam mê từ trước thì việc các bạn nhận thức được hình thức học này sẽ rút ngắn thời gian hiện thực hóa ước mơ khiến các bạn rất hồ hởi.
Nhiều bạn trong quá trình học tập còn đúc rút và vận dụng được các kỹ năng được học đi xin việc làm thêm theo đúng chuyên môn được học.
Những trường hợp như vậy mang đến cho chúng tôi nhiều khích lệ và có nhiều động lực để tiếp tục thực hiện một loại hình giáo dục mới.
Tuy nhiên, đa số phụ huynh vẫn chưa nhận thức hết được lợi ích của chương trình này, mà nặng về tâm lý cho các con vào đây theo học chỉ mong con có được tấm bằng cấp 3 sau đó mới tính đến việc theo học nghề gì thì học.
Các học sinh theo học chương trình này đa số độ tuổi còn quá nhỏ, nhận thức về xã hội và nghề nghiệp của các em đều nghe theo định hướng của các phụ huynh.
Những trường hợp như vậy, thông qua thời gian tiếp xúc chúng tôi phải vận động và định hướng cho họ hiểu khá vất vả và mất thời gian.
Với sự nỗ lực ấy, chúng tôi cũng đã giúp các bậc làm cha làm mẹ hiểu ra và đến hiện tại đa số phụ huynh cũng đồng tình, vui vẻ cho con học hệ song bằng ở trường".
Cần chấn chỉnh dạy thêm, học thêm Mặc dù ngành giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo và tổ chức các cuộc thanh tra, nhưng vẫn không giải quyết dứt điểm tình trạng dạy thêm, học thêm đang gây bức xúc trong dư luận. Học thêm là nhu cầu Dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật và thiết thực của các bậc phụ huynh, học sinh...