Điện Biên: Công bố danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 vào đầu tháng 4
Sở GD&ĐT Điện Biên vừa khai mạc Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông , năm học 2021-2022 và tiến hành lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6.
Ông Nguyễn Văn Kiên (đứng giữa) – Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên chủ trì hội nghị
Theo Quyết định của UBND tỉnh Điện Biên, địa phương này thành lập 21 Hội đồng lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông năm học 2021-2022. Trong đó, cấp tiểu học có 9 Hội đồng với 153 thành viên sẽ chọn SGK ở 9 môn học; cấp Trung học cơ sở có 12 Hội đồng với 204 thành viên sẽ chọn SGK ở 12 môn học.
Thành viên Hội đồng chọn SGK tỉnh Điện Biên dự họp (Ảnh: Nguyễn Thảo)
Video đang HOT
Sau lễ khai mạc, Hội đồng lựa chọn SGK tổ chức họp, thảo luận, đánh giá trên cơ sở danh mục các trường đã lựa chọn, tiến hành bỏ phiếu lựa chọn 9 cuốn SGK lớp 2, 12 cuốn SGK lớp 6. Trên cơ sở kết quả lựa chọn SGK của 21 hội đồng, Sở GD&ĐT sẽ tổng hợp kết quả trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng cho năm học 2021-2022 và báo cáo Bộ GD&ĐT.
Dự kiến, trong đầu tháng 4, Điện Biên sẽ công bố danh mục SGK sử dụng cho năm học 2021-2022.
TPHCM gấp rút chọn sách giáo khoa
Các hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cấp thành phố ngày 17/3 đã có buổi làm việc đầu tiên. Đây là bước cuối cùng quyết định việc bộ SGK lớp 2 và lớp 6 nào sẽ đến tay học sinh năm học tới.
Phụ huynh trước "ma trận" SGK
5 bước độc lập
Trao đổi với phóng viên, ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, người đứng đầu 9 hội đồng lựa chọn SGK tiểu học, cho biết, các hội đồng đang làm việc gấp rút theo yêu cầu, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Việc lựa chọn SGK được tiến hành theo 5 bước độc lập với đầy đủ thành phần tham gia.
Bước 1 là lựa chọn SGK ở tổ chuyên môn. Ở bước này, các giáo viên đều phải tham gia thảo luận, đánh giá và bỏ phiếu chọn ít nhất 1 SGK. Tiếp đó, hiệu trưởng tổ chức cuộc họp nhiều thành phần, bao gồm giáo viên, ban đại diện cha mẹ học sinh... để thảo luận, đánh giá, lựa chọn 1 SGK cho mỗi môn học.
Sau đó, các trường gửi kết quả về Phòng GD&ĐT quận, huyện để tổng hợp số liệu gửi về Sở GD&ĐT. Ở bước cuối cùng, Hội đồng lựa chọn SGK sẽ thẩm định lại và bỏ phiếu thông qua trước khi trình UBND thành phố phê duyệt. Theo ông Dũng, các bước chọn SGK được thực hiện độc lập.
Ở bước cuối cùng là tập hợp các giáo viên có chuyên môn giỏi của thành phố để thẩm định lại SGK, nhưng việc này không làm mất đi các quyền lựa chọn SGK trước đó của nhà trường, giáo viên.
Bà Phạm Thúy Hà, Phó phòng GD&ĐT quận 4, thư ký Hội đồng lựa chọn SGK tiểu học môn Tiếng Việt, cho biết, trong buổi làm việc đầu tiên, Chủ tịch hội đồng phân công nhiệm vụ đến các thành viên. Các công việc lựa chọn SGK được tiến hành theo đúng quy định, thẩm quyền được giao...
Theo quyết định của UBND TPHCM, thành phố có 20 hội đồng lựa chọn SGK năm 2021. Cụ thể, cấp tiểu học có 9 hội đồng, cấp THCS có 11 hội đồng. Mỗi hội đồng có 19 thành viên, đứng đầu là các phó giám đốc Sở GD&ĐT. Các ủy viên là hiệu trưởng và giáo viên các trường học trong thành phố.
Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT TPHCM, cuối tháng 3 sẽ công bố kết quả lựa chọn SGK năm học 2021-2022. Sở GD&ĐT sẽ thông báo đến các trường danh mục sách đã được UBND TPHCM phê duyệt trước thời điểm bắt đầu năm học mới ít nhất 5 tháng và hướng dẫn sử dụng SGK theo quy định của pháp luật.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Phong, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Phong (TPHCM), cho biết, năm học 2020-2021, trường chọn bộ SGK lớp 1 gồm 9 cuốn sách của 3 NXB khác nhau. "Chúng tôi chọn sách dựa trên chuyên môn của các thầy cô lẫn đóng góp ý kiến của phụ huynh, hoàn toàn không có sự can thiệp nào từ bên ngoài", ông Phong nói.
Tuy nhiên, năm nay, Trường Tiểu học An Phong chỉ còn chọn duy nhất bộ sách Chân trời sáng tạo cho cả lớp 1 lẫn lớp 2. "Chúng tôi tổ chức chọn SKG theo đúng quy trình, hiện đã gửi danh mục chọn SGK cho các cấp cao hơn để chờ phê duyệt" ông nói và cho biết, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới khá trơn tru, không gặp nhiều khó khăn dù có nhiều bộ SGK.
Ở bậc THCS, nhiều giáo viên tỏ ra khá băn khoăn với việc tích hợp SGK lớp 6. Một giáo viên dạy Vật lý ở một trường THCS quận 3 (xin không nêu tên) cho rằng, môn Khoa học tự nhiên được tích hợp từ Sinh học, Hóa học, Vật lý nên ít nhiều sẽ gặp khó khăn.
"Hơn 10 năm qua, mình chuyên dạy Lý nên nhiều kiến thức chuyên sâu về hai môn kia gần như không còn nhớ nhiều", giáo viên dạy Vật lý tâm sự. Tuy nhiên, theo giáo viên này, kiến thức trong SGK tích hợp tương đối nhẹ nhàng, bên cạnh đó, sắp tới sẽ được tập huấn cũng như bồi dưỡng kiến thức nên giáo viên cũng sẽ thích nghi dần với cách học tích hợp;học tích hợp là một xu thế.
Chia sẻ về việc tích hợp SGK tại buổi tọa đàm bàn về SGK lớp 2 và lớp 6 diễn ra mới đây, PGS. TS Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 (bộ Cánh Diều),nói: "Ở Việt Nam, đây là môn học đầu tiên tích hợp. Vì vậy, khi viết SGK môn học tích hợp để giáo viên trong điều kiện đang dạy riêng lẻ từng môn có thể dạy được và yên tâm để dạy là một thách thức rất lớn".
"Khi viết, chúng tôi đưa ra phương châm SGK mới kế thừa được điểm hay, điểm ưu việt của SGK hiện hành, nhưng phải tinh giản, đạt được yêu cầu của hiện đại và phải thiết thực. Học cái gì, không học cái gì và phải gắn liền với cuộc sống. Ví dụ, một bài học tải được cả kiến thức Hóa học và Sinh học nhưng ví dụ đó thực sự xa với cuộc sống thì nhận thức của các em lại khó. Chúng ta vẫn dạy kiến thức thế giới đang dạy nhưng kiến thức đó phải được lồng vào những hiện tượng của Việt Nam, lồng vào cuộc sống của học sinh để các em dễ học. Nhưng SGK mới khác với sách hiện hành là phải khơi nguồn sáng tạo", ông Tuấn nói.
"Khi viết, chúng tôi đưa ra phương châm SGK mới kế thừa được điểm hay, điểm ưu việt của SGK hiện hành, nhưng phải tinh giản, đạt được yêu cầu của hiện đại và phải thiết thực. Học cái gì, không học cái gì và phải gắn liền với cuộc sống. Chúng ta vẫn dạy kiến thức thế giới đang dạy nhưng kiến thức đó phải được lồng vào những hiện tượng của Việt Nam, lồng vào cuộc sống của học sinh để các em dễ học. Nhưng SGK mới khác với sách hiện hành là phải khơi nguồn sáng tạo". PGS.TS Mai Sỹ Tuấn
Phải quan tâm đến đặc thù cấp học Ở tiểu học, giáo viên dạy theo lớp, nên một giáo viên sử dụng cả bộ SGK của một lớp, do được phân công dạy. Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam (VIGEF), nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT), cho rằng: Lựa chọn sách giáo khoa (SGK) là công...